Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 7_văn bản 1_Bình Ngô đại cáo

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 7_văn bản 1_Bình Ngô đại cáo. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 7: ANH HÙNG VÀ NGHỆ SĨ

VĂN BẢN 1: BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: Tư cách phát ngôn của Nguyễn Trãi khi viết bài cáo này là gì?

A. Bậc khai quốc công thần, nhà quân sự lỗi lạc, bậc trí thức có tài viết thư thảo hịch nổi tiếng nhất của thời đại.

B. Là tể tướng, đứng đầu quan văn.

C. Là một trọng thần của triều đình, dưới một người mà trên hàng vạn người.

D. Ông không có tư cách vì chỉ có vua mới được viết cáo và ban cáo.

Câu 2: Sự kiện lịch sử được tái hiện và bàn luận trong tác phẩm là gì?

A. Liệt kê các tội ác tày trời của quân xâm lược nhà Minh.

B. Sự khó khăn, vất vả ở thời điểm ban đầu của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh.

C. Sự thành công của cuộc kháng chiến vĩ đại chống giặc Minh ở đầu thế kỉ XV, do nghĩa quân Lam Sơn tiến hành, trải qua hơn mười năm gian khổ.

D. Bài cáo có giá trị như một bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta.

Câu 3: Đâu không thể là một mục đích của việc viết và ban bố bài cáo?

A. Để tuyên bố cho toàn dân biết về sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược.

B. Để trình bày / tóm tắt lại và thông báo về diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến.

C. Để thể hiện niềm tự hào về cuộc kháng chiến của nghĩa quân Lam Sơn.

D. Cổ vũ tinh thần cho nhân dân các nước đang bị nhà Minh chiếm đóng đứng lên đấu tranh.

Câu 4: Đối tượng tác động của bài cáo là ai?

A. Quan viên trong triều

B. Toàn thể nhân dân Đại Việt.

C. Toàn thể học sinh ngày nay.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Ý nào sau đây không nói đúng về bối cảnh đất nước ta đầu thế kỉ XV?

A. Nhà Trần suy vi, nhà Hồ dựng nghiệp nhưng thực thi nhiều chính sách không được lòng dân.

B. Giặc Minh mượn cớ “phù Trần diệt Hồ” để xâm lược nước ta. Sự nghiệp kháng Minh của nhà Hồ và nhà Hậu Trần nhanh chóng thất bại.

C. Quốc gia không có một chính thể có tính “chính danh” để lãnh đạo nhân dân kháng chiến nhằm giành lại nền độc lập dân tộc.

D. Tâm lí, tư tưởng của dân chúng cũng như nhân sĩ, trí thức thời trung đại không hướng về một triều đại / một lực lượng lãnh đạo đã được lịch sử công nhân. Nói cách khác, bất cứ lực lượng lãnh đạo nào muốn thực thi chính sách quản trị quốc gia đều được chấp nhận.

Câu 6: Trong cấu trúc của một bài cáo nói chung, phần đầu tiên thường trình bày / thể hiện điều gì?

A. Tính đúng đắn, cơ sở chân lí của sự nghiệp đã hoặc sắp tiến hành.

B. Bối cảnh xã hội của cuộc kháng chiến

C. Vấn đề cần bố cáo.

D. Những cơ sở, triết lí khoa học kết hợp với nhân tình, thế thái.

Câu 7: Luận đề của văn bản là gì?

A. Trời sinh ra vạn vật, muôn loài, định hình cách sống, cách tương tác. Vậy nên, thắng thua sẽ do ông trời quyết định, sức người là không thể.

B. Các anh hùng hào kiệt là nguồn cơn dẫn đến tất cả sự việc như vậy bởi họ là những người có tác động lớn đến quần chúng.

C. Việc nhân nghĩa, trừ bạo an dân, bảo vệ nền độc lập tự chủ là chính nghĩa còn việc xâm lược là phi nghĩa. Chính nghĩa tất sẽ thắng phi nghĩa.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Dựa vào câu trả lời ở câu 7 phần Nhận biết. Tại sao ta có thể xác định luận đề như vậy?

A. Vì luận đề như thế là một yếu tố, nội dung cố định trong thể cáo.

B. Vì “luận đề chính nghĩa” vừa là cơ sở chân lí, vừa trở thành cảm hứng xuyên suốt trong bài cáo.

C. Vì cách xây dựng cấu trúc, cốt truyện của tác giả trong bài cáo đều hướng tới yếu tố thiên định.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Trong đoạn 1, câu văn nào thể hiện rõ nhất mục đích của việc thực thi lí tưởng nhân nghĩa?

A. Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân / Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

B. Núi sông bờ cõi đã chia / Phong tục Bắc Nam cũng khác

C. Lưu Cung tham công … giết tươi Ô Mã.

D. Tất cả các đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (8 câu)

Câu 1: Nội dung của đoạn 2 là gì?

A. Vạch trần bản chất gian trá và tội ác tột cùng của kẻ thù phi nghĩa đối với nhân dân ta.

B. Nêu lên khả năng tra tấn, hành hung, cướp người, cướp của của quân giặc.

C. Tình hình chính sự trong nước đang rất rối ren.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Chức năng của đoạn 2 là gì?

A. Diễn tả cảnh đau thương, cực khổ của những người dân vô tội.

B. Lí giải nguyên nhân trực tiếp của sự nghiệp kháng chiến.

C. Có tác dụng bản lề kết nối đoạn 1 và đoạn 3.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Nội dung của đoạn 3a là gì?

A. Nêu bật những khó khăn gian khổ và ý chí quyết tâm của nghĩa quân Lam Sơn, từ phương diện vật chất đến tinh thần.

B. Sự đối lập giữa hoàn cảnh thực tế và ý chí kiên cường giữa tình thế bất lợi.

C. Sự tin tưởng về chiếc lược và sách lược đúng đắn của nghĩa quân Lam Sơn.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Chức năng của đoạn 3a là gì?

A. Lí giải nguyên nhân tại sao nhà Minh đem quân sang xâm lược nước ta.

B. Lí giải sự hoang vu của núi rừng nơi nghĩa quân Lam Sơn dựng cờ khởi nghĩa.

C. Tập trung lí giải cội nguồn sức mạnh tinh thần làm nên chiến công hiển hách.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Nội dung của đoạn 3b là gì?

A. Tình trạng đất nước của ta thì đang đi lên còn triều đình nhà Minh thì đang rối ren, hỗn loạn, khiến quân đi xâm lược nước ta không có gì để trông đợi.

B. Diễn biến chính của cuộc tổng tiến công giành thắng lợi cuối cùng trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược.

C. Tinh thần chiến đầu không bỏ cuộc đáng khâm phục của quân địch, khiến cho trận chiến giữa ta và địch càng trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Chức năng của đoạn 3b là gì?

A. Nêu bật những chiến công hiển hách của sự nghiệp, có ý nhĩa quyết định dẫn đến lời tuyên bố độc lập, mở ra một trang mới huy hoàng của tương lai dân tộc.

B. Nêu lên được ý nghĩa của cuộc kháng chiến với tinh thần chính nghĩa đánh đổ phi nghĩa.

C. Cho bạn đọc thấy được sự tàn khốc của chiến tranh và nêu ra cách giải quyết ổn thoả để không cần dùng bạo lực.

D. Giúp cho nhân dân ghi nhớ một cách dễ dàng tên các tướng sĩ của giặc bị tử trận, tên các địa điểm diễn ra những trận đánh lớn.

Câu 7: Nội dung của đoạn 4 là gì?

A. Khẳng định khát vọng về một thời đại mới tự chủ thái bình lâu dài.

B. Nói về cảnh đất nước hưng thịnh, xã tắc vững bền.

C. Bố cáo thiên hạ về thắng lợi của cuộc kháng chiến.

D. Cả A và C.

Câu 8: Chức năng của đoạn 4 là gì?

A. Tổng kết mạch lập luận của bài văn chính luận.

B. Mở ra một cách thức triển khai khác cho những thi sĩ, quan lại sau này nếu như muốn bổ sung ý kiến.

C. Khép lại hành trình đi qua những khung cảnh đẹp đẽ của cuộc kháng chiến.

D. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về đoạn 2?

A. Tác giả đã nêu những âm mưu, dã tâm xâm lược, hành động tội ác của giặc Minh: Mượn cớ “phù Trần diệt Hồ”, tàn sát dân chúng, gây binh kết oán, huỷ hoại điều nhân nghĩa,…

B. Tội ác của kẻ thù được thể hiện bằng nhiều từ ngữ, hình ảnh giàu sức biểu cảm: cuồng Minh, nướng, vùi, dối, lừa, máu mỡ bấy no nê,…

C. Ngôn từ giản dị, dân dã, thôn quê mang đặc trưng của Nguyễn Trãi: lòng dân oán hận, dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế, côn trùng cây cỏ, nghề canh cửi,…

D. Hai câu văn “Độc ác thay … / Dơ bẩn thay …” có ý nghĩa biện luận cao. Dùng điển cố “trúc Nam Sơn”, “nước Đông Hải” để đưa đến một hình dung bao quát về sự nhơ bẩn và tội ác của kẻ thù,…

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về đoạn 3a?

A. Những khó khăn gian khổ và ý chí quyết tâm của nghĩa quân Lam Sơn được tác giả tái hiện xác thực, vừa khái quát vừa cụ thể, được khái quát từ góc nhìn của người tổ chức lực lượng kháng chiến, mong muốn xác định được chiến lược và đề ra các sách lượng của cuộc kháng chiến.

B. Đối lập với những khó khăn gian khổ là ý chí quật cường, khát vọng mãnh liệt, nỗ lực hết mức, tự tin tuyệt đối của chủ tướng và binh sĩ: gắng chí khắc phục gian nan, đoàn kết một lòng, dựa vào mưu lược “lấy ít địch nhiều”,…

C. Đây là đoạn văn tập trung khắc hoạ hình ảnh bậc chủ tướng, đại diện cho lực lượng chính nghĩa.

D. Bức chân dung tinh thần về chủ tướng: xuất thân từ gia đình quan lại, được ăn học đàng hoàng; có ý thức về nỗi nhục nô lệ, có khát vọng tự chủ tự cường, luôn bày mưu tính kế để trừ khử những tên gian tà; mục đích chính trong việc khởi nghĩa là để làm vua.

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về đoạn 3b?

A. Đoạn này nêu lên diễn biến cuộc tổng tiến công qua một số sự kiện / trận đánh tiêu biểu: quy mô lớn, tác chiến dồn dập, khí thế hào hùng. Quân địch đã thất bại trên mọi mặt trận, từ mọi hướng chiến dịch.

B. Nhấn mạnh khí thế vũ bão quật cường, không sức mạnh nào địch nổi của nghĩa quân Lam Sơn và tinh thần không bỏ cuộc đáng khâm phục của quân địch. Điều đó khiến cho chiến thắng sau cùng của ta càng thêm vang dội.

C. Hình ảnh thất bại thảm hại và sự nhục nhã của kẻ thù được thể hiện, miêu tả một cách sinh động, giàu sức biểu cảm thông qua việc khắc hoạ hình ảnh tướng giặc (cùng kế, lê gối, trói tay, vỡ mật, vẫy đuôi,…), từ đó khái quát về tư thế và tính cách của kẻ bạo nghịch, phi nghĩa.

D. Cảm hứng nhân nghĩa được thể hiện khá rõ nét: Nhân nghĩa là hạt nhân của chính nghĩa, nhân nghĩa là thực thi chính nghĩa.

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về đoạn 4?

A. Đoạn có các từ biểu thị ý “hiện tại tiếp diễn” được lặp lại: “từ đây … từ đây …”, xã tắc vững bền, giang sơn đổi mới, bốn biển thanh bình, chiếu duy tân.

B. Ngoài việc tuyên bố chiến thắng, đoạn kết còn nhắc đến một nguồn sức mạnh quan trọng đã giúp làm nên thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến, đó là do khí thiêng trời đất hỗ trợ, do tổ tông linh ứng giúp đỡ.

C. Cả hồn thiêng sông núi và truyền thống hào hùng trượng nghĩa của dân tộc được mô tả chi tiết, rõ ràng, sâu sắc qua việc sử dụng hàng loạt các tính từ, động từ.

D. Lời văn không hề gợi ý niệm duy tâm mà ngược lai, đúc kết thành một bài học lịch sử và nhân văn đặc biệt trong truyền thống dựng nước và giữ nước với tinh thần chính nghĩa vô địch.

Câu 5: Nhận xét chung về nghệ thuật lập luận của tác giả trong toàn tác phẩm.

A. Mạch ý theo diễn tiến của cuộc kháng chiến, từ khó khăn buổi đầu đến chiến công dồn dập và thắng lợi cuối cùng; đan xen với diễn trình đó là việc khắc hoạ chân dung bậc chủ tưởng và hình tượng tướng sĩ – nhân dân đồng lòng cứu nước.

B. Giọng văn biện luận sâu sắc, khi phẫn uất khôn nguôi, lúc suy tư trầm lắng, đau xót trước nỗi nhục nô lệ; âm hưởng chung là hùng tráng, mạnh mẽ, dồn dập, cuốn hút; đúc kết hùng hồn về sức mạnh dân tộc và sang sảng vang vọng khi trịnh trọng bá cáo thiên hạ về một thời đại thái bình mới bắt đầu.

C. Mạch lập luận logic khúc chiết, rành mạch, chặt chẽ; chứng cứ và số liệu rõ ràng, biện luận kết hợp với biểu cảm,…

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Văn bản sử dụng nhiều yếu tố biểu cảm. Yếu tố nào sau đây là không đúng?

A. Từ ngữ mang sắc thái biểu cảm: các từ chỉ ý chí, tinh thần, khát vọng biểu thị ý biện luận được sử dụng với mật độ cao (từng nghe rằng, khốn đốn, rất, than ôi!,…)

B. Các thành ngữ, tục ngữ, điển cố (“thống tâm tật thủ”: đau lòng nhức óc, “thường đảm ngoạ tân”: nếm mật nằm gai,…)

C. Hình ảnh biểu cảm, có giá trị đặc tả (nướng dân đen, vùi con đỏ, hầm tai vạ,…)

D. Câu hỏi tu từ, câu phủ định mang ý nghi vấn, câu cảm thán, các kiểu câu lập luận được sử dụng hiệu quả (há đội trời chung,  trước đã … sau lại,…)

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Dưới đây là các căn cứ để có thể đánh giá tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” là một áng hùng văn. Ý nào là không đúng?

A. Tác phẩm thể hiện khí thế hùng tráng.

B. Tác phẩm thể hiện sức mạnh do ý chí quyết tâm của con người quyết định thay vì sức mạnh vô địch của chân lí.

C. Liên quan đến chiến thắng oanh liệt, ở đây là chiến thắng quân Minh xâm lược.

D. Có tác động đên vận mệnh dân tộc – quốc gia

Câu 2: Ý nghĩa của tác phẩm đặt trong bối cảnh lịch sử - văn hoá cụ thể của nước ta ở đầu thế kỉ XV là gì?

A. Tác phẩm là văn kiện lịch sử trọng đại, tuyên bố về sự độc lập, tự chủ của dân tộc, có giá trị như một bản tuyên ngôn độc lập, mở ra một thời kì mới cho lịch sử đất nước.

B. Là tác phẩm tổng kết đầy đủ và xác thực về diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân ta chống lại cuộc xâm lược của giặc Minh.

C. Là áng văn chính luận tiêu biểu, có giá trị nhiều mặt: chính trị, quân sự, văn hoá, văn học,…

D. Tất cả các đáp án trên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay