Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 8_văn bản 2_Giang

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 8_văn bản 2_Giang. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 8: ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI

VĂN BẢN 2: GIANG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Hình ảnh của Giang tại giếng nước công cộng, khi tình cờ gặp anh tân binh được mô tả qua điểm nhìn của ai?

A. Tôi

B. Bố Giang

C. Giang

D. Một người hàng xóm

Câu 2: Hình ảnh của Giang tại nhà cùng với anh tân binh và bố Giang được mô tả qua điểm nhìn của ai?

A. Tôi

B. Bố Giang

C. Giang

D. Cả A và B.

Câu 3: Hình ảnh của Giang lúc cùng anh tân binh đi đến đơn vị trên xe đạp được mô tả qua điểm nhìn của ai?

A. Tôi

B. Bố Giang

C. Giang

D. Cả A và B.

Câu 4: Hình ảnh của Giang qua lời kể của bố Giang tại chiến trường được mô tả qua điểm nhìn của ai?

A. Tôi

B. Bố Giang

C. Bạn bố Giang

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Hình ảnh của Giang tại giếng nước công cộng, khi tình cờ gặp anh tân binh hiện lên nét tính cách gì?

A. Tham lam, ích kỉ, độc ác

B. Mưu mô, xảo quyệt, có tình giúp đỡ người khác để lừa gạt tình cảm của họ.

C. Ngây thơ, dễ tin người, không biết quý trọng nhân cách.

D. Tin người, trong trẻo, hồn nhiên, sẵn lòng giúp đỡ người khác.

Câu 6: Hình ảnh của Giang tại nhà cùng với anh tân binh và bố Giang hiện lên nét tính cách gì?

A. Nhanh nhẹn, lo lắng, đảm đang.

B. Nghị lực, quật cường, không ngại gian khó.

C. Nũng nịu, không hề sợ bố.

D. Cả A và C.

Câu 7: Hình ảnh của Giang lúc cùng anh tân binh đi đến đơn vị trên xe đạp hiện lên nét tính cách gì?

A. Hay nói chuyện, có vẻ cô đơn, có tâm trạng

B. Rạo rực trong lòng

C. Có ý chí và quyết tâm cao

D. Cả B và C.

Câu 8: Hình ảnh của Giang qua lời kể của bố Giang tại chiến trường hiện lên nét tính cách gì?

A. Tự tin, ngoan cường.

B. Hay buồn rầu, ủ rũ, lo sợ.

C. Luôn nhớ và có tình cảm với anh.

D. Tất cả các đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây nói đúng về nhân vật Giang trong cuộc gặp gỡ với anh lính trẻ ở giếng nước?

A. Giang đem lòng yêu mến anh lính trẻ ngay từ cái nhìn đầu tiên và muốn dẫn anh về nhà để bảo bố làm lễ cưới.

B. Cô nữ sinh tin yêu và sẵn lòng giúp đỡ anh lính trẻ.

C. Cô nữ sinh không thèm để tâm đến anh lính trẻ.

D. Giang khinh thường sự bẩn thỉu của anh lính trẻ.

Câu 2: Câu nào sau đây nói đúng về nhân vật “tôi” trong cuộc gặp gỡ với Giang ở giếng nước?

A. Hóm hỉnh, nhanh nhẹn kiểu thanh niên.

B. Chất phác, nhà quê, không hiểu chuyện đời.

C. Lù đù, chậm chạp, không biết nắm bắt cơ hội.

D. Cả B và C.

Câu 3: Ta thấy gì ở bố Giang trong cuộc gặp gỡ với nhân vật “tôi” ở nhà của ông?

A. Tác phong, điều lệnh quân đội, nghiêm nghị, giữ khoảng cách, cảnh giác khi cần.

B. Sự phóng khoáng, thân tình, không ngại ngùng, dễ gần.

C. Sự hào hoa, trang nhã, luôn muốn thể hiện bản thân.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Ta thấy gì ở anh tân binh trong cuộc gặp gỡ với bố Giang khi ở nhà ông?

A. Thông minh, tinh tế, nhận ngay ra đó là bố của bạn gái mình.

B. Tâm hồn cao thượng, không vì vẻ bề ngoài mà đánh giá con người.

C. Nghiêm túc, có chút gì đó e ngại cấp trên.

D. Lên mặt, không sợ trời, không sợ đất.

Câu 5: Trong cuộc gặp gỡ giữa Giang, tôi và bố Giang (ở nhà bố Giang), tình cảm của các nhân vật trong chiến tranh được thể hiện như thế nào?

A. Khi đã làm quen, tin cậy, giữa người sĩ quan và anh lính trẻ cũng rất dễ cảm thông

B. Tình cha con của người lính rất ấm áp.

C. Sự xa cách giữa người xa lạ và người thân quen.

D. Cả A và B.

Câu 6: Trong cuộc gặp gỡ giữa “tôi” và bố Giang (ở chiến trường Tây Nguyên), tình cảm của các nhân vật trong chiến tranh được thể hiện như thế nào?

A. Tình thương yêu con và tình thương yêu chiến sĩ của người chỉ huy hoà làm một

B. Lòng kính trọng của chiến sĩ đối với người chỉ huy

C. Tình yêu, sự cách trở và niềm tin yêu

D. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Tác giả văn bản “Giang” là ai?

A. Đoàn Giỏi

B. Bảo Ninh

C. Tố Hữu

D. Tô Hoài.

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản là gì?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 3: Điểm nhìn quan trọng nhất trong văn bản là từ nhân vật nào?

A. Anh tân binh. Vì nhờ đó mà câu chuyện được kể lại một cách toàn vẹn, đầy đủ từ đầu đến cuối một cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại dư vị sâu sắc.

B. Giang. Vì thông qua cô mà những câu nói, suy nghĩ về tình yêu của một người con gái được bộc lộ sâu sắc.

C. Bố Giang. Vì thông qua ông mà người đọc thấy được không khí chiến trường đã tạo nên con người như thế nào.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Dựa vào câu trả lời ở câu 4 phần Vận dụng. Cách kể từ điểm nhìn này có tác dụng gì?

A. Tác giả muốn gieo vào lòng độc giả những suy nghĩ về tình người trong cuộc chiến, những dư vị về mất mát, về nỗi đau và cả những rung động lãng mạn thoáng qua mà nhớ mãi.

B. Tác giả muốn thể hiện cho người đọc thấy những suy nghĩ, trăn trở của người con gái khi yêu là đẹp đến thể nào.

C. Cho người đọc một cái nhìn mới lạ nhưng đầy tình cảm, đồng thời tác giả cũng nói lên được cái khắc nghiệt của chiến tranh.

D. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Chủ đề của văn bản này có thể là:

A. Một cuộc gặp gỡ.

B. Một cuộc gặp gỡ trong chiến tranh.

C. Cuộc gặp gỡ tình cờ để lại ấn tượng sâu sắc trong chiến tranh giữa anh tân binh và Giang

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Căn cứ để xác định chủ đề của văn bản là:

A. Nhan đề truyện (Giang) là tên của cô gái đã đưa “tôi” – anh tân binh về nhà mình

B. Các câu, từ ngữ quan trọng: “nhà em đang trọ ở ngay kia, anh vào nghỉ một lát”, “tôi không thấy mệt, tôi đạp mải miết”, “tôi chưa khi nào đèo con gái”, “thoáng nhanh nhưng không tắt lịm. Chỉ thế thôi nhưng để rồi sau này cứ nhớ mãi”, “một gặp gỡ vẩn vơ, lưu luyến mơ hồ gần như không có thực...”

C. Bối cảnh ra đời của văn bản

D. Cả A và B

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay