Trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo Bài 21: công nghệ tế bào

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 21: công nghệ tế bào . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 4: CHU KÌ TẾ BÀO, PHÂN BÀO VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

BÀI 21: CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Cho biết: Phương pháp nào sau không tạo ra được nguồn biến dị di truyền?

A. Cấy truyền phôi.

B. Cho các cá thể cùng loài có kiểu gen khác nhau lai với nhau.

C. Dung hợp tế bào trần khác loài.

D. Chuyển gen từ loài này sang loài khác.

Câu 2: Chọn ý đúng: Trong quy trình nhân bản vô tính ở động vật, tế bào được sử dụng để cho nhân là?

A. tế bào động vật.

B. tế bào tuyến sinh dục.

C. tế bào tuyến vú.

D. tế bào xôma.

Câu 3: Cho biết: Khi nói về hoạt động nhân bản vô tính ở động vật, phát biểu nào đúng?

A. Người ta sử dụng tế bào chất của tế bào xôma.

B. Người ta sử dụng tế bào chất của tế bào trứng.

C. Người ta lai 2 tế bào xôma với nhau.

D. Người ta lai tế bào xôma và tế bào trứng.

Câu 4: Hãy xác định: Nội dung không đúng khi nói đến thành tựu nổi bật của phương pháp lai tế bào?

A. Dùng các hoocmôn phù hợp để kích thích tế bào lai phát triển thành cây lai

B. Tạo loài mới từ các loài khác xa nhau trong hệ thống phân loại, mà lai hữu tính không thực hiện được

C. Tìm được virut Xenđê tác động lên màng tế bào như một chất kết dính

D. Tìm được phương pháp này nhờ vào sự hiểu biết tế bào sinh dục.

Câu 5: Điền vào cho đúng: Trong lai tế bào, khi nuôi hai dòng tế bào ….. trong cùng một môi trường, chúng có thể kết hợp lại với nhau thành ….. chứa bộ nhiễm sắc thể của hai tế bào gốc.

A. sinh dưỡng khác loài - tế bào lai

B. sinh dục - tế bào thai

C. sinh dưỡng - hợp tử

D. sinh dục - hợp tử.

Câu 6: Hãy cho biết: Con cừu được tạo ra bằng phương pháp sinh sản vô tính có tên là gì?

A. A-my.

B. Lo-li-ta

C. Do-ly

D. Ma-ry

Câu 7: Đâu là phát biểu sai: Khi nói về phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào ở thực vật?

A. Một trong các công nghệ tế bào là lai các giống cây khác loài bằng kĩ thuật dung hợp tế bào trần.

B. Phương pháp nuôi cấy hạt phấn đơn bội (n) rồi gây lưỡng bội đã tạo ra các cây lưỡng bội (2n) hoàn chỉnh và đồng nhất về kiểu gen

C. Nhờ công nghệ tế bào đã tạo ra những giống cây trồng biến đổi gen cho năng suất rất cao.

D. Bằng công nghệ tế bào đã tạo ra các cây trồng đồng nhất về kiểu gen nhanh từ một cây có kiểu gen quý hiếm.

Câu 8: Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về

A. Quy trình ứng dụng di truyền học vào trong tế bào.

B. Quy trình sản xuất để tạo ra cơ quan hoàn chỉnh.

C. Quy trình nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

D. Duy trì sản xuất cây trồng hoàn chỉnh.

Câu 9: Trong công đoạn của công nghệ tế bào, người ta tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy trong môi trường nhân tạo để tạo

A. Cơ thể hoàn chỉnh.

B. Cơ quan hoàn chỉnh.

C. Mô sẹo.

D. Mô hoàn chỉnh.

Câu 10: Để có đủ cây trồng trong một thời gian ngắn đáp ứng yêu cầu sản xuất, người ta tách bộ phận nào của cây để nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng đặt trong ống nghiệm?

A. Mô.

B. Mô phân sinh.

C. Tế bào rễ.

D. Mô sẹo và tế bào rễ.

 

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Hãy cho biết: Hoocmôn insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người là thành tựu nhờ?

A. Công nghệ tạo động vật biến đổi gen.

B. Công nghệ tạo thực vật biến đổi gen.

C. Công nghệ tạo ra các chủng vi sinh vật mới

D. Công nghệ tế bào thực vật và động vật

Câu 2: Chọn ý đúng: Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về?

A. Quy trình nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

B. Duy trì sản xuất cây trồng hoàn chỉnh.

C. Quy trình ứng dụng di truyền học vào trong tế bào.

D. Quy trình sản xuất để tạo ra cơ quan hoàn chỉnh.

Câu 3: Hãy xác định: Đâu không phải là ý nghĩa của nhân bản vô tính là gì?

A. Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt diệt.

B. Tạo ra các cơ quan mới thay thế các cơ quan bị hư ở người.

C. Tạo ra các động vật biến đổi gen.

D. Tạo ra những cá thể mới có bộ gen của cá thể gốc.

Câu 4: Công nghệ tế bào là:

A. Kích thích sự sinh trưởng của tế bào trong cơ thể sống.

B. Dùng hoocmon điều khiển sự sinh sản của cơ thể.

C. Nuôi cấy tế bào và mô trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra những mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

D. Dùng hoá chất để kìm hãm sự nguyên phân của tế bào.

Câu 5: Tạo giống cây trồng bằng công nghệ tế bào không gồm phương pháp : 

A. nuôi cấy hạt phấn, lai xoma

B. cấy truyền phôi

C. chuyển gen từ vi khuẩn

D. nuôi cấy tế bào thực vật Invitro tạo mô sẹo

Câu 6: Kỹ thuật nào dưới đây là ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật?

A. Nuôi cấy hạt phấn.

B. Phối hợp hai hoặc nhiều phôi tạo thành thể khảm.

C. Phối hợp vật liệu di truyền của nhiều loài trong một phôi.

D. Tái tổ hợp thông tin di truyền của những loài khác xa nhau trong thang phân loại.

Câu 7: Đặc điểm không phải của cá thể tạo ra do nhân bản vô tính là: 

A. mang các đặc điểm giống hệt cá thể mẹ đã mang thai và sinh ra nó

B. thường có tuổi thọ ngắn hơn so với các cá thể cùng loài sinh ra bằng phương pháp tự nhiên

C. được sinh ra từ một tế bào xôma, không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục

D. có kiểu gen giống hệt cá thể cho nhân

Câu 8: Trong công nghệ tế bào, người ta dùng tác nhân nào để kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chính?

A. Tia tử ngoại.

B. Xung điện.

C. Tia X.

D. Hoocmôn sinh trưởng.

Câu 9: Hãy chọn câu sai trong các câu: Ý nghĩa của việc ứng dụng nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng là gì?

A. Giúp nhân nhanh giống cây trồng đáp ứng yêu cầu của sản xuất

B. Giúp tạo ra giống có nhiều ưu điểm như sạch nấm bệnh, đồng đều về đặc tính của giống gốc …

C. Giúp tạo ra nhiều biến dị tốt

D. Giúp bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng

Câu 10: Nhân bản vô tính ở động vật đã có những triển vọng như thế nào?

A. Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng và nhân nhanh giống vật nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất

B. Tạo ra giống vật nuôi mới có nhiều đặc tính quý

C. Tạo ra cơ quan nội tạng từ các tế bào động vật đã được chuyển gen người

D. Tạo ra giống có năng suất cao, miễn dịch tốt

3. VẬN DỤNG (10 câu)

Câu 1: Cừu Đôly được tạo nên từ nhân bản vô tính mang đặc điểm giống với :

A. Cừu cho nhân                                                          

B. Cừu cho trứng

C. Cừu cho nhân và cho trứng                                    

D. Cừu mẹ

Câu 2: Kĩ thuật nào dưới đây là ứng dụng của công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật?

A. Nuôi cấy hạt phấn

B. Nuôi cấy mô tế bào

C. Cấy truyền phôi

D. Nhân bản vô tính

Câu 3: Các tế bào toàn năng có khả năng nào sau đây?

A. Biệt hóa và phản biệt hóa.

B. Nguyên phân liên tục.

C. Duy trì sự sống vĩnh viễn.

D. Giảm phân liên tục.

Câu 4: Trong công nghệ tế bào thực vật, phương pháp nào có sử dụng hóa chất consixin?

A. Nuối cấy mô tế bào và lai tế bào sinh dưỡng

B. Nuối cấy mô tế bào và nuôi cấy hạt phấn

C. Nuôi cấy hạt phấn và lai tế bào sinh dưỡng

D. Nuối cấy mô tế bào

Câu 5: Khi nói về tạo giống bằng công nghệ tế bào, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1). Để nhân các giống lan quý, các nhà nghiên cứu cây cảnh đã áp dụng phương pháp nuôi cấy tế bào, mô thực vật.

(2). Khi nuối cấy hạt phấn hay noãn chưa thụ tinh trong môi trường nhân tạo có thể mọc thành các dòng tế bào đơn bội.

(3). Consixin là hóa chất có hiệu quả rất cao trong việc gây đột biến đa bội.

(4). Trong lai tế bào, người ta nuôi cấy 2 dòng tế bào sinh dục khác loài.

A. 4       

B. 3

C. 2       

D. 1

Câu 6: Khi nói về công nghệ tế bào, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nuôi cấy và lưỡng bội hóa hạt phấn có thể tạo ra đời con có kiểu hình khác cây mẹ.

B. Lai 2 tế bào trần cùng loại tạo ra thể song nhị bộ.

C. Nuôi cấy mô tế bào để tạo ra quần thể cây trông có kiểu gen đa dạng.

D. Cây truyền phôi ở động vật chỉ cần sử dụng 1 cá thể cái để nuôi phôi.

Câu 7: Để tăng nhanh số lượng cá thể đáp ứng yêu cầu sản xuất, người ta áp dụng phương pháp nào?

A. Vi nhân giống

B. Gây đột biến dòng tế bào xôma

C. Sinh sản hữu tính

D. Gây đột biến gen

Câu 8: Trong ứng dụng di truyền học, cừu Đôli là sản phẩm của phương pháp

A. Gây đột biến gen

B. Nhân bản vô tính

C. Gây đột biến dòng tế bào xôma

D. Sinh sản hữu tính

Câu 9: Để nhận được mô non, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh hoàn toàn giống với cơ thể gốc, người ta phải thực hiện

A. Công nghệ tế bào

B. Công nghệ sinh học

C. Công nghệ gen

D. Kĩ thuật gen

Câu 10: Người ta tách mô phân sinh (từ đỉnh sinh trưởng hoặc từ tế bào lá non) nuôi cấy trong môi trường nào để tạo ra mô sẹo?

A. Môi trường tự nhiên

B. Môi trường dinh dưỡng đặc trong ống nghiệm

C. Kết hợp môi trường nhân tạo và tự nhiên

D. Môi trường dinh dưỡng trong vườn ươm

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Hoocmôn nào sau đây được dùng để trị bệnh đái tháo đường ở người?

A. Glucagôn

B. Ađrênalin

C. Tirôxin

D. Insulin

Câu 2: Trong các lĩnh vực sau đây:

I. Tạo các chủng vi sinh vật mới

II. Tạo giống cây trồng biến đổi gen

III. Tạo động vật biến đổi gen

Trong sản xuất và đời sống, công nghệ gen được ứng dụng ở các lĩnh vực nào?

A. I

B. II, III

C. I, III

D. I, II, III

Câu 3: Mục đích của việc sử dụng kĩ thuật gen là:

A. Là sử dụng những kiểu gen tốt, ổn định để làm giống

B. Để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa trên quy mô công nghiệp.

C. Là tập trung các gen trội có lợi vào những cơ thể dùng làm giống

D. Là tập trung những gen lạ vào một cơ thể để tạo giống mới

Câu 4: Tại sao công nghệ sinh học đang được ưu tiên phát triển?

A. Vì giá trị sản lượng của một số sản phẩm công nghệ sinh học đang có vị trí cao trên thị trường thế giới

B. Vì công nghệ sinh học dễ thực hiện hơn các công nghệ khác.

C. Vì thực hiện công nghệ sinh học ít tốn kém

D. Vì thực hiện công nghệ sinh học đơn giản, dễ làm.

Câu 5: Trong ứng dụng kĩ thuật gen. Sản phẩm nào sau đây tạo ra qua ứng dụng lĩnh vực “tạo ra các chủng vi sinh vật mới”:

A. Hoocmôn insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người

B. Tạo giống lúa giàu vitamin A

C. Sữa bò có mùi sữa người và dễ tiêu hóa, dùng để nuôi trẻ trong vòng 6 tháng tuổi

D. Cá trạch có trọng lượng cao

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay