Trắc nghiệm sinh học 7 kết nối tri thức Bài 37: ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn
Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 37: ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 7 kết nối tri thức (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
CHƯƠNG IX: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬTBÀI 37: ỨNG DỤNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT VÀO THỰC TIỄN
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Nhiệt độ môi trường cực thuận đối với sinh vật là gì?
A. Mức nhiệt cao nhất mà sinh vật có thể chịu đựng.
B. Mức nhiệt thích hợp nhất đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
C. Mức nhiệt thấp nhất mà sinh vật có thể chịu đựng.
D. Mức nhiệt ngoài khoảng nhiệt độ mà sinh vật có thể sinh trưởng và phát triển.
Câu 2: Nước chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong cơ thể và đóng vai trò gì đối với con người.
A. 80%
B. 60%
C. 70%
D. 50%
Câu 3: Nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi là
A. từ 5,6oC đến 37oC.
B. từ 23oC đến 37oC.
C. từ 5,6oC đến 42oC.
D. từ 37oC đến 42o.
Câu 4: Đâu không phải đối tượng sử dụng hormone sinh trưởng
A. Cây quất cảnh
B. Tỏi
C. Hành
D. Khoai tây
Câu 5: Đâu là đối tượng sử dụng hormone ức chế
A. Cây lấy gỗ
B. Câu lấy sợi
C. Khoai tây
D. Cây quất cảnh
Câu 6: Khi sử dụng các chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi, chúng ra cần chú ý điều gì?
A. Không cần tuân thủ nguyên tắc về liều lượng, thời điểm.
B. Cho ăn kèm với thức ăn chứa nhiều tinh bột.
C. Xem xét kĩ đối tượng sử dụng chất kích thích sinh trưởng.
D. Chỉ cho ăn vào buổi sáng, không ăn vào buổi tối.
Câu 7: Đâu là nhân tố thuộc nhóm các yếu tố bên ngoài
A. Hormone
B. Di truyền
C. Chất dinh dưỡng
D. Giới tính
Câu 8: Đâu là không phải nhân tố thuộc nhóm yếu tố bên trong
A. Nhiệt độ
B. Hormone
C. Di truyền
D. Giới tính
Câu 9: Nhiệt độ không ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của loài sinh vật nào?
A. Thực vật.
B. Động vật biến nhiệt.
C. Động vật hằng nhiệt.
D. Tảo và các loại nấm.
Câu 10: Loài vật hoạt động vào ban ngày là
A. Chuột
B. Cú mèo
C. Thỏ
D. Trăn
Câu 11: Loài thực vật nào dưới đây chịu hạn kém?
A. Cây rêu.
B. Cây cam.
C. Cây xương rồng.
D. Cây rau muống.
Câu 12: Động vật nào dưới đây thuộc động vật ưa ẩm?
A. Thằn lằn.
B. Tắc kè.
C. Ếch nhái.
D. Chim bói cá.
Câu 13: Loài vật hoạt động về đêm là
A. Thỏ
B. Đại bang
C. Tắc kè
D. Báo hoa mai
Câu 14: Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta trồng xen các loại cây theo trình tự nào?
A. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau.
B. Trồng đồng thời cả hai loại cây.
C. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau.
D. Tuỳ theo mùa mà trồng cây ưa sáng hoặc cây ưa bóng trước.
Câu 15: Thực vật sinh trưởng nhờ có
A. mô phân sinh.
B. tế bào chuyên hoá.
C. chồi.
D. tế bào gốc.
2. THÔNG HIỂU (15 câu)
Câu 1: Nhân tố nào không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật?
A. Nhiệt độ.
B. Ánh sáng.
C. Nước.
D. Khí carbon dioxide.
Câu 2: Nước ảnh hướng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật như thế nào?
A. Thiếu nước cây sẽ thu hút sâu bệnh và tác nhân gây bệnh.
B. Nước chỉ ảnh hưởng ít hoặc thậm chí không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
C. Quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ bị chậm hoặc ngừng lại, thậm chí là chết nếu thiếu nước.
D. Sinh vật sẽ sinh trưởng nhanh đột biến, kích thước tăng lên nhiều lần.
Câu 3: Vì sao nên cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều muộn?
A. Giúp trẻ đều màu da và tốt cho mắt.
B. Thời điểm hoàng hôn và bình minh đẹp nên trẻ có thể ngắm nhìn quang cảnh bên ngoài.
C. Giúp trẻ cao lớn và khoẻ mạnh, tăng sức đề kháng.
D. Ánh sáng thời điểm này yếu, giúp trẻ hấp thụ được vitamin D đẩy mạnh quá trình hình thành xương ở trẻ.
Câu 4: Ở động vật, ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến bao nhiêu quá trình dưới đây?
a) Hấp thụ calcium.
b) Chuyển hoá protein.
c) Hình thành xương.
d) Ổn định thân nhiệt.
e) Hấp thụ nước.
g) Chuyển hoá năng lượng.
h) Bài tiết chất thải.
A.6.
B.4.
C.7.
D.5.
Câu 5: Ở thực vật, ánh sáng không ảnh hưởng đến quá trình nào?
A. Sinh trưởng.
B. Phát triển.
C. Thụ phấn.
D. Quang hợp.
Câu 6: Vì sao những cây ở bìa rừng thường mọc nghiêng và tán cây lệch về phía có nhiều ánh sáng?
A. Do tác động của gió từ một phía.
B. Do cây nhận ánh sáng không đều từ các phía.
C. Do cây nhận được nhiều ánh sáng.
D. Do số lượng cây trong rừng tăng, lấn át cây ở bìa rừng.
Câu 7: Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta trồng xen các loại cây theo trình tự nào?
A. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau.
B. Trồng đồng thời cả hai loại cây.
C. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau.
D. Tuỳ theo mùa mà trồng cây ưa sáng hoặc cây ưa bóng trước.
Câu 8: Khi chuyển những sinh vật đang sống trong bóng râm ra sống nơi có cường độ chiếu sáng cao hơn thì khả năng sống của chúng như thế nào?
A. Vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.
B. Khả năng sống bị giảm, sau đó không phát triển bình thường.
C. Khả năng sống bị giảm, có thể bị chết.
D. Không thể sống được.
Câu 9: Vào buổi trưa và đầu giờ chiều, tư thế nằm phơi nắng của thằn lằn bóng đuôi dài như thế nào?
A. Luân phiên thay đổi tư thế phơi nắng theo hướng nhất định.
B. Tư thế nằm phơi nắng không phụ thuộc vào cường độ ánh sáng của mặt trời.
C. Phơi nắng theo hướng tránh bớt ánh sáng chiếu vào cơ thể.
D. Phơi nắng theo hướng bề mặt cơ thể hấp thu nhiều ánh sáng nhất.
Câu 10: Điều nào dưới đây không đúng với vai trò của thức ăn đối với sự sinh trưởng của động vật?
A. Thức ăn làm tăng khả năng thích ứng với điều kiện sống bất lợi của môi trường.
B. Thức ăn cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cơ thể.
C. Thức ăn cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào.
D. Thức ăn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.
Câu 11: Giai đoạn nào của sâu bướm gây hại cho mùa màng?
A. Trứng.
B. Sâu.
C. Kén.
D. Bướm.
Câu 12: Để thúc đẩy quá trình chín của quả, người nông dân sử dụng chất kích thích nào?
A. Ethylene.
B. Auxin.
C. Acid abscisic.
D. Cytokinin.
Câu 13: Để phòng tránh bệnh sốt rét, chúng ta cần tiêu diệt tác nhân truyền bệnh là muỗi vằn. Bằng những hiểu biết về sự sinh trưởng và phát triển của muỗi, người ta thường làm những gì để diệt muỗi?
A. Loại bỏ các vũng nước đọng để tránh muỗi đẻ trứng vào đó.
B. Tiêu diệt ấu trùng muỗi, bọ gậy, loăng quăng.
C. Buông màn khi ngủ để tránh muỗi đốt.
D. Xịt thuốc chống muỗi quanh khu vực sinh sống.
Câu 14: Khi bị khô mắt, mỏi mắt, chúng ta cần bổ sung vitamin gì?
A. Vitamin A.
B. Vitamin D.
C. Vitamin K.
D. Vitamin B1.
Câu 15: Khi sử dụng chất kích thích sinh trưởng nhân tạo trong chăn nuôi, cần chú ý những gì?
A. Sử dụng đúng thời điểm, liều lượng và đối tượng.
B. Sử dụng trong thời gian dài, liều lượng nhiều.
C. Sử dụng ngay từ khi động vật còn nhỏ.
D. Sử dụng ít, chọn hormone chất lượng tốt.
3. VẬN DỤNG (15 câu)
Câu 1: Biện pháp canh tác: “làm nhà kính trồng cây nhằm ổn định nhiệt độ khi môi trường quá nóng hay quá lạnh; phủ rơm rạ trên mặt đất sau khi gieo hạt, giữ ấm giúp sự nảy mầm thuận lợi” là sự vận dụng kiến thức về yếu tố bên ngoài nào
A. Nhiệt độ
B. Ánh sáng
C. Chất dinh dưỡng
D. Độ ẩm
Câu 2: Biện pháp canh tác: “trồng xen cây có nhu cầu ánh sáng khác nhau trên một khu đất” là sự vận dụng kiến thức về yếu tố bên ngoài nào
A. Nhiệt độ
B. Ánh sáng
C. Chất dinh dưỡng
D. Độ ẩm
Câu 3: Biện pháp canh tác: “bón phân hợp lí theo nhu cầu của cây trồng, trồng luân phiên các loại cây khác nhau trên một khu đất” là sự vận dụng kiến thức về yếu tố bên ngoài nào
A. Nhiệt độ
B. Ánh sáng
C. Chất dinh dưỡng
D. Độ ẩm
Câu 4: Biện pháp canh tác: “tưới tiêu chủ động đảm bảo giữ độ ẩm thích hợp với mỗi loại cây trồng” là sự vận dụng kiến thức về yếu tố bên ngoài nào
A. Nhiệt độ
B. Ánh sáng
C. Chất dinh dưỡng
D. Độ ẩm
Câu 5: Ghép các thông tin trong cột A với cột B trong bảng sau sao cho phù hợp.
A. 1 - b, 2 – d, 3 – a, 4 – e, 5 – c.
B. 1 - b, 2 – d, 3 – a, 4 – c, 5 – e.
C. 1 - d, 2 – e, 3 – a, 4 – b, 5 – c.
D. 1 - b, 2 – a, 3 – d, 4 – e, 5 – c.
Câu 6: Biện pháp chăn nuôi: “Cho vật ăn uống đầy đủ cả lượng và chất, phù hợp với đặc điểm dinh dưỡng của mỗi loài vật nuôi” là sự áp dụng yếu tố tác động nào
A. Dinh dưỡng
B. Nhiệt độ
C. Ánh sáng
D. Chất kích thích sinh trưởng
Câu 7: Biện pháp chăn nuôi: “Xây chuồng, trại có khả năng chống nóng, chống lạnh, sử dụng các thiết bị sưởi ấm hay làm mát khi nhiệt độ quá thấp hay quá cao” là sự áp dụng yếu tố tác động nào
A. Dinh dưỡng
B. Nhiệt độ
C. Ánh sáng
D. Chất kích thích sinh trưởng
Câu 8: Biện pháp chăn nuôi: “Sử dụng chất kích thích sinh trưởng cho vật nuôi đúng liều lượng, đúng thời điểm giúp tăng năng suất mà không gây hại cho người sử dụng sản phẩm chăn nuôi” là sự áp dụng yếu tố tác động nào
A. Dinh dưỡng
B. Nhiệt độ
C. Ánh sáng
D. Chất kích thích sinh trưởng
Câu 9: Khi trồng cây trong nhà hoặc các phòng làm việc, tại sao người ta thường đặt chậu cây ở vị trì cần cửa sổ?
A. Giúp cây thu nhận ánh sáng tốt hơn, thuận lợi cho quá trình quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ đảm bảo quá trình sinh trưởng của thực vật.
B. Dễ vệ sinh hơn.
C. Giúp kích thích bộ rễ sinh trưởng tốt hơn.
D. Giúp quá trình tưới nước, cung cấp chất dinh dưỡng dễ dàng hơn, không làm mất vệ sinh nhà ở, văn phòng làm việc.
Câu 10: Hậu quả nào dưới đây có thể xảy ra đối với con người, thực vật và động vật nếu thiếu nước?
A. Sinh trưởng và phát triển chậm hoặc có thể ngừng lại.
B. Thực vật xanh tốt
C. Cơ thể sinh trưởng mạnh không kiểm soát.
D. Sinh vật vẫn phát triển bình thường.
Câu 11: Vì sao khi sử dụng chất tăng trưởng trong chăn nuôi cần chú ý thời điểm sử dụng, đúng quy trình và phù hợp với trọng lượng cơ thể vật nuôi?
A. Để đảm bảo cho chất tăng trưởng không dư thừa, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người nếu vật nuôi được sử dụng làm thực phẩm.
B. Để chất tăng trưởng bị đào thải ra khỏi cơ thể vật nuôi.
C. Để đảm bảo sức khoẻ của vật nuôi, càng ngày càng sinh trưởng tốt hơn.
D. Để chất tăng trưởng vẫn tồn tại trong cơ thể vật nuôi và tạo ra thế hệ mới có chất lượng tốt.
Câu 12: Vì sao người ta thường thắp đèn ban đêm ở các vườn cây thanh long?
A. Kéo dài thời gian chiếu sáng cho cây thanh long giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn, có thể thu hoạch trái vụ.
B. Đèn giúp cung cấp nhiệt độ cho cây thanh long vào ban đêm, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.
C. Thắp đèn giúp xua đuổi các loài động vật phá hoại như chuột, chim, dơi,...
D. Người nông dân thắp đèn để tiện trong việc chăm sóc cây trồng vào ban đêm.
Câu 13: Tại sao khi trời lạnh, sinh vật sinh trưởng kém nếu không được chống rét?
A. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá năng lượng giảm, sinh trưởng giảm.
B. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng để tạo ra năng lượng để chống rét.
C. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng, làm hạn chế tiêu tốn năng lượng.
D. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá năng lượng ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết.
Câu 14: Động vật hằng nhiệt khi đến mùa rét thì sự sinh trường và phát triển
A. không bị ảnh hưởng vì thân nhiệt chúng luôn được ổn định nhờ sự chuyển hoá tăng.
B. bị ảnh hưởng mạnh vì nhiệt độ thấp làm các hoạt động sống không thực hiện được.
C. bị ảnh hưởng mạnh vì sự chuyển hoá trong cơ thể giảm mạnh.
D. không bị ảnh hưởng vì tất cả động vật hằng nhiệt đều có tập tính ngủ đông.
Câu 15: Vì sao những cây ở bìa rừng thường mọc nghiêng và tán cây lệch về phía có nhiều ánh sáng?
A. Do tác động của gió từ một phía.
B. Do cây nhận ánh sáng không đều từ các phía.
C. Do cây nhận được nhiều ánh sáng.
D. Do số lượng cây trong rừng tăng, lấn át cây ở bìa rừng.
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Hiện tượng người khổng lồ và người tí hon là do ảnh hưởng của hormone nào gây ra?
A. Hormone tăng trưởng (GH).
B. Hormone estrogen.
C. Hormone testosterone.
D. Hormone thyroxine.
Câu 2: Sắp xếp các tầng thực vật của rừng mưa nhiệt đới dưới đây theo thứ tự tăng dần về nhu cầu ánh sáng.
· Tầng thảm xanh
· Tầng dưới tán
· Tầng tán rừng
· Tầng vượt tán
A. Tầng thảm xanh, tầng dưới tấn, tầng tán rừng, tầng vượt tán.
B. Tầng vượt tán, tầng tán rừng, tầng dưới tán, tầng thảm xanh.
C. Tầng dưới tấn, tầng tán rừng, tầng vượt tán, tầng thảm xanh.
D. Tầng thảm xanh, tầng tán rừng, tầng dưới tấn, tầng vượt tán.
Câu 3: Trên cùng 1 thửa ruộng, người ta trồng 2 giống lúa khác nhau ở 2 nửa của thửa ruộng. Ruộng lúa được chăm sóc kĩ lưỡng và thực hiện đúng quy định theo khuyến cáo của các chuyên gia nông nghiệp. Tuy nhiên, khi thu hoạch, có 1 giống lúa cho năng suất cao hơn. Theo em, yếu tố nào dưới đây là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả trên?
A. Giống lúa khác nhau.
B. Tỉ lệ nước được tưới khác nhau.
C. Ánh sáng nhận được hàng ngày khác nhau.
D. Dinh dưỡng từ phân bón bổ sung khác nhau.