Trắc nghiệm sinh học 7 kết nối bài 22: Quang hợp ở thực vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 22: Quang hợp ở thực vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm sinh học 7 kết nối bài 22: Quang hợp ở thực vật
Trắc nghiệm sinh học 7 kết nối bài 22: Quang hợp ở thực vật

1. NHẬN BIẾT (24 câu)

Câu 1: Quang hợp là gì? 

A. Thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí oxygen, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí carbon dioxide. 

B. Thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như chất khoáng, khí oxygen, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí carbon dioxide.

C. Thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất vô cơ từ các chất hữu cơ như nước, khí carbon dioxide, diễn ra ở tế bảo có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí oxygen.

D. Là quá trình lá cây sử dụng nước và khí carbon dioxide nhờ năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng oxygen. 

Câu 2: Quá trình quang hợp chủ yếu diễn ra ở đâu?  

A. Diễn ra chủ yếu ở lá cây

B. Diễn ra chủ yếu ở thân cây

C. Diễn ra chủ yếu ở rễ cây

D. Diễn ra chủ yếu ở hoa và quả.

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây của phiến lá giúp cho việc vận chuyển nguyên liệu và sẩn phẩm của quang hợp tốt hơn?

A. Mỏng, diện tích bề mặt lớn. 

B. Trên phiến là có nhiều gân

C. Lớp biểu bì có nhiều khí khổng

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 4: Trong quá trình quang hợp, chất diệp lục có chức năng gì sau đây?

A. Diệp lục có khả năng hấp thụ và chuyển hoá năng lượng ánh sáng. 

B. Lưu giữ năng lượng đó trong các phân tử cao năng là ATP và NADPH

C. Giải phóng khí oxy từ nước.

D. Cả 3 phương án trên.

Câu 5: Trong quá trình quang hợp, trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng luôn diễn ra

A. Đồng thời

B. Mâu thuẫn với nhau

C. Trái ngược nhau

D. Liên tiếp nhau.

Câu 6: Thực vật lấy nước và carbon dioxide được lấy từ môi trường ngoài để 

A. Tổng hợp chất hữu cơ

B. Giải phóng khí oxygen và quá trình quang năng trở thành hóa năng.

C. Hô hấp.

D. Cả hai phương ánh A, B đều đúng.

Câu 7: Quá trình chuyển hóa năng lượng trong quang hợp thường diễn ra như thế nào?

A. Năng lượng từ ánh sáng mặt trời đến tất cả các bộ phận của cây, chuyển hóa thành năng lượng hóa học tích lũy trong chất hữu cơ ở lá cây.

B. Năng lượng từ ánh sáng mặt trời đến thân cây, chuyển hóa thành năng lượng hóa học tích lũy trong chất hữu cơ ở lá cây.

C. Năng lượng từ ánh sáng mặt trời đến cành cây, chuyển hóa thành năng lượng hóa học tích lũy trong chất hữu cơ ở lá cây.

D. Năng lượng từ ánh sáng mặt trời đến lục lạp, chuyển hóa thành năng lượng hóa học tích lũy trong chất hữu cơ ở lá cây.

Câu 9: Trong quá trình quang hợp, vật chất được biến đổi như thế nào?

A. Vật chất từ môi trường ngoài được vận chuyển đến lục lạp ở lá cây, biến đổi hóa học tạo ra chất vô cơ và oxygen.

B. Vật chất từ môi trường ngoài được vận chuyển đến lục lạp ở lá cây, biến đổi hóa học tạo ra chất hữu cơ và carbon dioxide.

C. Vật chất từ môi trường ngoài được vận chuyển đến lục lạp ở lá cây, biến đổi hóa học tạo ra chất hữu cơ và oxygen hoá năng.

D. Vật chất từ môi trường ngoài được vận chuyển đến lục lạp ở lá cây, biến đổi hóa học tạo ra chất vô cơ và carbon dioxide.

Câu 9: Pha sáng của quang hợp là gì?

A. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong NADPH

B. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được caroten hấp thụ chuyển thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.

C. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.

D. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP

Câu 10: Vai trò của khí khổng trong quá trình quang hợp là gì?

A. Khí khổng là nơi carbon dioxide từ bên ngoài vào trong lá để cung cấp cho quá trình quang hợp đồng thời cũng là nơi khí oxygen được tạo ra trong quang hợp đi từ trong lá ra ngoài môi trường.

B. Vận chuyển nước, muối khoáng đến các tế bào lá để thực hiện quá trình quang hợp đồng thời vận chuyển chất hữu cơ do quang hợp tổng hợp ra đến bộ phận khác của cây.

C. Hấp thu và chuyển hóa năng lượng ánh sáng.

D. Cả 3 phương án trên.

Câu 11: Gân lá có vai trò gì trong quá trình quang hợp? 

A. Vận chuyển nước, muối khoáng đến các tế bào lá để thực hiện quá trình quang hợp 

B. Vận chuyển chất hữu cơ do quang hợp tổng hợp ra đến bộ phận khác của cây.

C. Cung cấp cho quá trình quang hợp đồng thời cũng là nơi khí oxygen được tạo ra trong quang hợp đi từ trong lá ra ngoài môi trường.

D. Cả 2 phương án A, B đều đúng. 

Câu 12: Một số biện pháp chăm sóc và bảo vệ thực vật?

A. Trồng cây đúng thời vụ; bón phân và tưới nước để cung cấp chất dinh dưỡng và nước theo nhu cầu của cây; 

B. Cày xới đất để đất thoáng khí trước khi trồng cây;…

C. Sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh phá hoại an toàn, hiệu quả.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 13: Ý nghĩa của việc trồng cây xanh trong phòng khách là gì?

A. Cây xanh có khả năng hấp thụ một số khí độc và hấp thụ các bức xạ phát ra từ những thiết bị điện tử,…

B. Cây xanh tạo ra oxygen, giúp tạo ra không khí trong lành, bảo vệ sức khỏe hô hấp cho mọi người.

C. Trồng cây xanh trong nhà còn giúp con người giảm bớt căng thẳng.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14: Trong quá trình quang hợp, lục lạp đóng vai trò nào sau đây?

A. Hấp thu và chuyển hóa năng lượng ánh sáng.

B. Cung cấp cho quá trình quang hợp đồng thời cũng là nơi khí oxygen được tạo ra trong quang hợp đi từ trong lá ra ngoài môi trường.

C. Vận chuyển chất hữu cơ do quang hợp tổng hợp ra đến bộ phận khác của cây.

D. Vận chuyển nước, muối khoáng đến các tế bào lá để thực hiện quá trình quang hợp 

Câu 15: Sắc tố quang hợp có chức năng nào sau đây?

A. Tạo màu sắc của lá

B. Hấp thụ ánh sáng và chuyển thành hóa năng

C. Tổng hợp chất hữu cơ

D. Bảo vệ cơ thể thực vật

Câu 16: Vì sao hầu hết lá cây có mày xanh?

A. Vì lá có chứa sắc tố diệp lục nên màu xanh

B. Vì lá chứa diệp lục, diệp lục phản xạ tia xanh nên có màu xanh

C. Vì lá làm nhiệm vụ quang hợp nên phải có màu xanh

D. Vì đó là màu của lá khi còn non, về già thì lá chuyển thành màu vàng

Câu 17: Quang hợp không có vai trò nào sau đây?

A. Điều hòa tỷ lệ khí O2 / CO2 của khí quyển

B. Biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học

C. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng

D. Tổng hợp gluxit, các chất hữu cơ, oxi.

Câu 18: Bào quan thực hiện quang hợp là gì?

A. Ti thể. 

B. Là cây. 

C. Lục lạp. 

D. Ribôxôm.

Câu 19: Đặc điểm hình thái của lá giúp hấp thụ nhiều tia sáng là

A. Có khí khổng. 

B. Có hệ gân lá.

C. Có lục lạp. 

D. Diện tích bề mặt lớn.

Câu 20: Đặc điểm hình thái của lá giúp CO2 khuếch tán vào lá là trong lớp biểu bì lá

A. Diện tích bề mặt lớn.

C. Có lục lạp.

B. Có hệ gân lá.

D. Có khí khổng.

Câu 21: Cấu tạo ngoài nào của lá thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng?

A. Có cuống lá.

B. Có diện tích bề mặt lớn.

C. Phiến lá mỏng. 

D. Các khí khổng tập trung ở mặt dưới.

Câu 22: Vì sao lá có màu lục?

A. Do lá chứa diệp lục.

B. Do lá chứa sắc tố carôtennôit.

C. Do lá chứa sắc tố màu xanh tím.

D. Do lá chứa sắc tố màu xanh tím.

Câu 23: Quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở 

A. Thực vật và một số vi khuẩn.

B. Thực vật, tảo và một số vi khuẩn.

C. Tảo và một số vi khuẩn.

D. Thực vật, tảo.

Câu 24: Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp?

A. Tích luỹ năng lượng.

B. Điều hoà nhiệt độ của không khí.

C. Cân bằng nhiệt độ của môi trường.

D. Tạo chất hữu cơ.

2. THÔNG HIỂU (15 câu)

Câu 1: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về màu xanh lục của lá cây? 

A. Lá cây có màu xanh lục vì các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ.

B. Lá cây có màu xanh lục vì nhóm sắc tổ phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

C. Lá cây có màu xanh lục vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

D. Lá cây có màu xanh lục vì diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

Câu 2: Nhận định nào dưới đây là đúng khi bàn về đặc điểm của lá cây giúp là cây nhận được nhiều ánh sáng? 

A. Lá cây nhận được nhiều ánh sáng là vì lá có màu xanh.

B. Lá cây nhận được nhiều ánh sáng là vì lá có cuống lá.

C. Lá cây nhận được nhiều ánh sáng là vì phiến lá có dạng bản mỏng.

D. Lá cây nhận được nhiều ánh sáng là vì lá có tính đối xứng.

Câu 3: Hãy chọn ý kiến đúng khi nói về đặc điểm của lá cây phù hợp với chức năng quang hợp.

A. Lá cây dạng bản dẹt giúp thu nhận được nhiều ánh sáng.

B. Lục lạp chứa chất diệp lục thu nhận ánh sáng dùng cho tổng hợp chất hữu cơ của lá cây.

C. Khí khổng phân bố trên bề mặt của lá có vai trò chính trong quá trình trao đổi khí và thoát hơi nước.

D. Tất cả các ý kiến trên.

Câu 4: Ý nào sau đây không đúng với tính chất của diệp lục?

A. Hấp thụ ánh sáng ở phần đầu và cuối của ánh sáng nhìn thấy 

B. Màu lục liên quan trực tiếp đến quang hợp

C. Có thể nhận năng lượng từ các sắc tố khác

D. Khi được chiếu sáng có thể phát huỳnh quang

Câu 5: Cho biết nhận định nào sau đây là đúng?  

A. Trên phiến lá có nhiều gân lá các đặc điểm của lá cây phù hợp với chức năng quang hợp.

B. Tế bảo lá chứa nhiều lục lạp Tăng khả năng hấp thụ ánh sáng

C. Diện tích bề mặt lớn tăng khả năng hấp thụ ánh sáng

D. Tất cả các phương án còn lại.

Câu 6: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về các loại dịch cơ thể? 

A. cấu tạo quan trọng nhất của lá giúp lá thực hiện được quang hợp chính là bên trong lá có nhiều lục lạp chứa chất diệp lục, có khả năng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng.

B. Loại dịch cơ thể mà tại đó diễn ra sự trao đổi chất trực tiếp với tế bào là dịch bạch huyết

C. Loại dịch cơ thể mà tại đó diễn ra sự trao đổi chất trực tiếp với tế bào là máu

D. Loại dịch cơ thể mà tại đó diễn ra sự trao đổi chất trực tiếp với tế bào là nước bọt.

Câu 7: Khẳng định nào dưới đây là không đúng khi nói về quá trình quang hợp đối với cây?

A. Chỉ có lá mới có khả năng thực hiện quang hợp

B. Nước là nguyên liệu của quang hợp, được rễ cây hút từ môi trường bên ngoài vào và vận chuyển qua thân lên lá.

C. Trong quang hợp, năng lượng được biến đổi từ quang năng thành hoá năng

D. Trong lá cây, lục lạp tập trung nhiều ở tế bào lá.

Câu 8: Nhận định nào dưới đây là đúng với phương trình quang hợp của thực vật.?

A. Chất tham gia vào quá trình quang hợp là nước và khí carbon dioxide.

B. Chất tham gia vào quá trình quang hợp là nước và khí oxygen.

C. Chất tham gia vào quá trình quang hợp là chất hữu cơ và khí oxygen.

D. Chất tham gia vào quá trình quang hợp là chất hữu cơ và khí carbon dioxide.

Câu 9: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về diệp lục?

A. Diệp lục có màu lục vì sắc tố này hấp thụ các tia sáng màu xanh tím.

B. Diệp lục có màu lục vì sắc tố này không hấp thụ các tia sáng màu lục.

C. Diệp lục có màu lục vì sắc tố này hấp thụ các tia sáng màu lục.

D. Diệp lục có màu lục vì sắc tố này không hấp thụ các tia sáng màu xanh tím.

Câu 10: Khi nói về đặc điểm của diệp lục, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Hấp thụ ánh sáng ở phần đầu và phần cuối của ánh sáng nhìn thấy

B. Có thể nhận năng lượng từ các sắc tố khác

C. Màu lục liên quan trực tiếp đến quang hợp 

D. Khi được chiếu sáng có thể phát huỳnh quang

Câu 11: Khi nói về pha tối của quang hợp, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Diễn ra ở xoang thilacoit

B. Không sử dụng nguyên liệu của pha sáng

C. Sử dụng sản phẩm của pha sáng để đồng hóa CO.

D. Diễn ra ở những tế bào không được chiếu sáng

Câu 12: Nhận định không đúng khi nói về ý nghĩa của quang hợp đối với sự sống trên Trái Đất?

A. Cung cấp khí oxygen cho quá trình hô hấp của con người.

B. Cân bằng hàm lượng khí oxygen và khí carbon dioxide trong khí quyển.

C. Tạo ra các hợp chất hữu cơ, cung cấp thức ăn, thực phẩm cho con người.

D. Chống xói mòn và sạt lở đất.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là chính xác khi nói về các sắc tố tham gia chuyển hóa năng lượng thành ATP, NADPH trong quang hợp? 

A. Sắc tổ tham gia trực tiếp chuyên hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành ATP, NADPH trong quang hợp là diệp lục a.

B. Sắc tổ tham gia trực tiếp chuyên hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành ATP, NADPH trong quang hợp là diệp lục b.

C. Sắc tổ tham gia trực tiếp chuyên hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành ATP, NADPH trong quang hợp là diệp lục a, b.

D. Sắc tổ tham gia trực tiếp chuyên hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành ATP, NADPH trong quang hợp là diệp lục a, b và carôtenôit.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ O2, để tổng hợp chất hữu cơ.

B. Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu CO2.

C. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2.

D. Quang hợp là quá trình sinh lí quan trọng xảy ra trong cơ thể mọi sinh vật.

Câu 15:  Khi nói về diệp lục, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Diệp lục hấp thụ ánh sáng ở phần đầu và phần cuối của ánh sáng nhìn thấy.

B. Diệp lục có thể nhận năng lượng từ các sắc tố khác

C. Khi được chiếu sáng diệp lục có thể phát huỳnh quang

D. Màu của diệp lục liên quan trực tiếp đến quang hợp O2.

3. VẬN DỤNG (15 câu)

Câu 1: Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp. 

Thành phần còn thiếu trong phương trình tổng quát của quá trình quang hợp là

A. Chất vô cơ.

B. Carbon dioxide.

C. Glucose.

D. Oxygen.

Câu 2: Bộ phận chính của cây tham gia vào quá trình quang hợp là

A. Lá cây.

B. Thân cây.

C. Rễ cây.

D. Ngọn cây.

Câu 3: Nhóm sắc tố nào sau đây tham gia quá trình hấp thụ năng lượng ánh sáng ?

A. Diệp lục a và diệp lục b

B. Diệp lục b và caroten

C. Xanthophyl và diệp lục a

D. Diệp lục b và carotenoit

Câu 4: Các tilacôit không chứa

A. Các sắc tố.

B. Các trung tâm phản ứng.

C. Các chất truyền electron.

D. Enzim cacbôxi hóa.

Câu 5: Trên thực tế, để thích nghi với điều kiện sống tại môi trường sa mạc, lá của cây xương rồng đã biến đổi thành gai. Vậy cây xương rồng quang hợp chủ yếu bằng bộ phận nào sau đây?

A. Lá cây.

B. Thân cây.

C. Rễ cây.

D. Gai của cây.

Câu 6: Huệ quan sát cây xoài tại nhà mình, Huệ thấy có có bộ phận sau Rễ, Thân, Lá, Hoa, Quả, Hạt.

Huệ thắc mắc không biết có bao nhiêu bộ phận của cây có thể tham gia vào quá trình quang hợp. Em hãy giúp Huệ giải đáp xem trong các bộ phận trên, có tối đa bao nhiêu bộ phận có thể tham gia vào quá trình quang hợp?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 7: Quá trình quang hợp có hai pha sáng và tối. Pha tối sử dụng loại sản phẩm nào của pha sáng?

A. O₂, NADPH, ATP

B. NADPH, O₂

C. NADPH, ATP

D. O2, ATP

Câu 8: Hoàn thành phương trình quang hợp dạng chữ 

A. Oxygen/Nước.

B. Nước/Carbon dioxide.

C. Glucose/Oxygen.

D. Oxygen/Glucose.

Câu 9: Sản phẩm của quang hợp là

A. Nước, carbon dioxide.

B. Oxygen, glucose.

C. Glucose, nước.

D. Ánh sáng, diệp lục.

Câu 10: Kết quả nào sau đây không đúng khi đưa cây ra ngoài sáng, lục lạp trong tế bào khí khổng tiến hành quang hợp?

A  Làm tăng hàm lượng đường.

B. Làm cho hai tế bào khí khổng hút nước, trương nước và khí khổng mỡ.

C. Làm thay đổi nồng độ CO2 và pH.

D. Làm giảm áp suất thẩm thấu trong tế bào.

Câu 11: Trong phương trình tổng quát của quang hợp phân tử CO2 cây lấy từ

A. Đất qua tế bào lông hút của rễ.

C. Nước qua tế bào lông hút của rễ.

B. Không khí qua khí khổng của lá.

D. Chất hữu cơ bởi quá trình tổng hợp của cây.

Câu 12: Nguồn gốc của oxi thoát ra từ quang hợp là 

A. Từ phân tử nước H2O

B. Từ APG

C. Từ phân tử CO2

D. Từ phân tử ATP

Câu 13: Đặc điểm nào của lá cây phù hợp với chức năng quang hợp?

A. Phiến lá có dạng bản mỏng, diện tích bề mặt lớn giúp nhận được nhiều ánh sáng ; 

B. Phiến lá có nhiều gân lá giúp vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm của

quá trình quang hợp.

C. Biểu bì lá có nhiều khí khổng, cho phép CO2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá và O2 từ tế bào lá khuếch tán ra môi trường.

D. Tất cả các đáp án trên. 

Câu 14: Sắc tố tham gia trực tiếp chuyên hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành ATP, NADPH trong quang hợp là

A. Diệp lục A.

B. Diệp lục B.

C. Diệp lục A, B.

D. Diệp lục A, B và carôtenôit.

Câu 15: Cấu tạo ngoài nào của lá thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng?

A. Có cuống lá

B. Có diện tích bề mặt lớn

C. Phiến lá mỏng

D. Các khí khổng tập trung ở mặt dưới

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Vì sao nhiều loại cây trồng trong nhà vẫn có thể sống được bình thường dù không có ánh nắng mặt trời?

A. Vì chúng có cấu tạo thích nghi với khả năng quang hợp trong điều kiện ánh sáng yếu trong nhà hoặc ánh sáng đèn điện.

B. Vì chúng có cấu tạo không cần quang hợp trong điều kiện không có ánh nắng mặt trời. 

C. Vì chúng có cấu tạo không cần quang hợp mà vẫn có thể sinh sản và phát triển như điều kiện bình thường.

D. Vì chúng thích nghi với điều kiện môi trường tốt hơn so với những loài thực vật khác.

Câu 2: Khi quan sát lá trên các cây, Minh nhận thấy các lá trên cây luôn xếp lệch nhau. Minh vô cùng thắc mắc tại sao lại như vậy? Em hãy chọn đáp án đúng để giải thích giúp Minh câu hỏi trên

A. Để lá không che lấp nhau.

B. Để phân biệt các loại lá với nhau.

C. Để phân biệt lá non với lá già.

D. Để các lá đều lấy được ánh sáng.

Câu 3: Trong thực tế, có một số loại cây trồng như cây thải lài tía, cây phong

lá đỏ. Lá cây có màu sắc nổi trội là màu tím và màu đỏ mà không phải màu

xanh. Vậy những cây đó quang hợp như thế nào?

A. Không có khả năng quang hợp. Vì để thích nghi với điều kiện môi trường sống nên chất diệp lục bị thay thế hoàn toàn bằng các hợp chất khác đã tạo nên màu của lá.

B. Có khả năng quang hợp. Vì sắc tố quang hợp của cây thài lài tía và cây phong lá đỏ là màu tím và màu đỏ nên chúng vẫn có khả năng quang hợp như bình thường.

C. Không có khả năng quang hợp. Vì các lá cây này có các chất diệp lục dưới điều kiện môi trường, những chất diệp lục này sẽ biến đổi màu sắc cho phù hợp.

D. Có khả năng quang hợp. Vì ngoài chất diệp lục giữ chức năng chính là quang hợp thì các loại cây này còn có các chất khác tạo nên màu của các loại này

Câu 4: Giả sử môi trường có đủ CO2, cho quang hợp, khi cường độ ánh sáng tăng cao hơn điểm bù sáng nhưng chưa đạt tới điểm bão hòa ánh sáng thì

A. Cường độ quang hợp tăng dần tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng.

B. Cường độ quang hợp giảm dần tỉ lệ nghịch với cường độ ánh sáng.

C. Cường độ quang hợp không thay đổi.

D. Cường độ quang hợp đạt tối đa.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay