Trắc nghiệm sinh học 7 kết nối tri thức Bài 33: cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 33: cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 7 kết nối tri thức (bản word)

CHƯƠNG VIII: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

Bài 33: cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15câu)

Câu 1: Cảm ứng ở sinh vật là phản ứng của sinh vật với các kích thích

A. từ môi trường.

B. từ môi trường ngoài cơ thể.

C. từ môi trường trong cơ thể.

D. từ các sinh vật khác.

Câu 2: Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là gì?

A. Các nhận biết.

B. Các kích thích.

C. Các cảm ứng.

D. Các phản ứng.

Câu 3: Đâu không phải tập tính ở động vật

A. Bảo vệ lãnh thổ

B. Săn mồi

C. Di cư

D. Tiếng kêu

Câu 4: Phản ứng “Nằm im theo dõi con mồi, lao đến khi con mồi lại gần” là phản ứng của hiện tượng nào

A. Gà mẹ nhìn thấy diều hâu

B. Chó giữ nhà nhìn thấy người lạ

C. lợn con mới sinh ra

D. Đàn sư tử đói nhìn thấy con mồi

 Câu 5: Thói quen nào sau đây là thói quen tốt

A. Ngủ dậy muộn

B. Chạy bộ buổi sáng

C. Vừa ăn cơm vừa xem ti vi

D. Hút thuốc lá

Câu 6: Thói quen nào sau đây là thói quen không tốt

A. Đọc sách

B. Ăn uống đúng giờ

C. Thức khuya

D. Làm việc có kế hoạch

Câu 7: Đâu không phải tập tính bẩm sinh

A. Tranh giành con cái ở sư tử.

B. Thỏ chạy trốn khi thấy kẻ thù

C. Gấu Bắc cực ngủ đông

D. Nhận biết chủ nhà của chó

Câu 8: Đâu không phải tập tính học được

A. Ăn uống theo giờ của thú nuôi

B. Dừng xe khi gặp đèn đỏ

C. Tập thể dụng buổi sáng

D. Một số loài chim di cư khi đến mùa đông

Câu 9: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là cảm ứng của thực vật?

A. Lá bàng rụng vào mùa hè

B. Hoa hướng dương hướng về mặt trời

C. Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh

D. Câu nắp ấm bắt mồi

Câu 10: Tập tính bẩm sinh là những tập tính

A. học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

B. học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó.

C. sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

D. sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó.

Câu 11: Tập tính động vật là

A. một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.

B. một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.

C. những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên trong cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.

D. một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.

Câu 12: Hiện tượng nào dưới đây là tập tính bẩm sinh của động vật

A. Nhện giăng tơ

B. Khỉ con tập đi xe đạp

C. Trẻ con học cách cầm đũa

D. Vẹt tập nói tiếng người

Câu 13: Đâu không phải tập tính của động vật

A. vẹt tập nói tiếng người

B. người bị giảm cân sau ốm

C. Khỉ con tập đi xe đạp

D. Trẻ nhỏ học cách cầm đũa

Câu 14: Các tác nhân của môi trường tác động đến cơ thể sinh vật được gọi là?

A. Các phản ứng

B. Các cảm ứng
C. Các kích thích

D. Các nhận biết

Câu 15: Đâu là tác nhân kích thích của hiện tượng tua cuốn của cây cuốn vào giá thể

A. Thân cây yếu

B. Do ánh sáng không đều

C. Do cây thiếu dinh dưỡng

D. Do giá thể (cọc, giàn)

2. THÔNG HIỂU (15 câu)

Câu 1: Phản ứng nào sau đây thuộc loại kích thích ánh sáng

A. Rễ cây hướng đến nguồn nước

B. Run rẩy/toát mồ hôi

C. Ngọn cây hướng về phía có ánh sáng

D. Cây bám vào giá thể

Câu 2: Hiện tượng cảm ứng “Rễ cây mọc dài về phía có nước” thuộc loại kích thích nào

A. Nước

B. Ánh sáng

C. Trụ bám

D. Âm thanh

Câu 3: Hiện tượng cảm ứng “Thân cây mọc cong về phía có ánh sáng” thuộc loại kích thích nào

A. Nước

B. Ánh sáng

C. Trụ bám

D. Âm thanh

Câu 4: Hiện tượng cảm ứng “Thân cây trầu không bám vào thân cây cau” thuộc loại kích thích nào

A. Nước

B. Ánh sáng

C. Trụ bám

D. Âm thanh

Câu 5: Hiện tượng cảm ứng “Chó vẫy đuôi khi nghe tiếng chân người quen” thuộc loại kích thích nào

A. Nước

B. Ánh sáng

C. Trụ bám

D. Âm thanh

Câu 6: Hiện tượng cảm ứng “Những con vịt bỏ chạy khi bị người xua đuổi” thuộc loại kích thích nào

A. Con người

B. Ánh sáng

C. Trụ bám

D. Âm thanh

Câu 7: So sánh hiện tượng cảm ứng của thực vật với động vật.

A. Ở thực vật diễn ra nhanh hơn động vật

B. Ở động vật diễn ra nhanh hơn thực vật

C. Bằng nhau

D. Thực vật không có hiện tượng cảm ứng.

Câu 8: Ví dụ nào dưới đây không phải là tập tính của động vật?

A. Sếu đầu đỏ và hạc di cư theo mùa.

B. Chó sói và sư tử sống theo bầy đàn.
C. Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khi vào vùng lãnh thổcủa nó.

D. Người giảm cân sau khi bị ốm.

Câu 9: Hiện tượng nào dưới đây là tập tính bẩm sinh ở động vật?

A. Sáo học nói tiếng người.

B. Ve sầu kêu vào ngày hè oi ả.

C. Khỉ tập đi xe đạp.

D. Trâu bò nuôi trở về chuồng khi nghe tiếng kẻng.

Câu 10: Xác định phản ứng của sinh vật ở hiện tượng cảm ứng: "Lá cây xấu hổ cụp lại khi chạm tay vào".

A. Lá cây xấu hổ cụp lại.

B. Tay chạm vào lá cây.

C. Toàn thân co lại.

D. Tay cảm thấy ngứa.

Câu 11: Bộ phận nào của cây luôn hướng về phía tác dụng của trọng lực? 

A. Rễ

B. Thân

C. Chồi ngọn

D. Lá

Câu 12: Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình

A. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền.

B. phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

C. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài.
D. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

Câu 13: Vì sao ở động vật không xương sống có rất ít tập tính học được?
1. Chúng sống trong môi trường sống đơn giản.
2. Chúng có tuổi thọ ngắn.
3. Chúng không thể hình thành mối liên kết giữa các nơron.
4. Chúng có hệ thần kinh kém phát triển.
Tổ hợp ý đúng là: 

A. 1,2,4

B. 2,4

C. 1,2,3,4

D. 2,3,4

Câu 14: Trong các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại sau, biện pháp nào ứng dụng tập tính động vật

A. Bắt côn trùng bằng tay

B. Làm bẫy đèn bẫy côn trùng

C. Sử dụng thuốc để diệt côn trùng gây hại

D. Làm vệ sinh đồng ruộng

Câu 15: Điều gì sẽ xảy ra nếu con người không phản ứng kịp thời với các kích thích từ môi trường?

A. Ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của cơ thể, cơ thể sẽ gặp nguy hiểm.

B, Xảy ra các tác nhân đột biến bên trong cơ thể.

C. Cơ thể phát triển không bình thường, kích thước cơ thể teo nhỏ lại. 

D. Cơ thể nhạy cảm với tất cả các tác nhân kích thích từ môi trường. 

3. VẬN DỤNG (10 câu)

Câu 1: Xác định phản ứng của sinh vật ở hiện tượng cảm ứng: "Chạm tay vào cốc nước nóng thì tay rụt lại ngay".

A. Cốc nước nóng.

B. Tay rụt lại.

C. Tay bị bỏng.

D. Hơi nước bay lên. 

Câu 2: Hình dưới chứng minh cho hiện tượng cảm ứng nào ở thực vật?A picture containing text

Description automatically generated

A. Tính hướng tiếp xúc.

B. Tính hướng đất âm của rễ, hướng sáng dương của thân.

C. Tính hướng hóa.

D. Tính hướng nước.

Câu 3: Khi nói về tính hướng động của ngọn cây thì phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Ngọn cây có tính hướng đất dương, hướng sáng dương.

B. Ngọn cây có tính hướng đất âm, hướng sáng âm.

C. Ngọn cây có tính hướng đất dương, hướng sáng âm.

D. Ngọn cây có tính hướng đất âm, hướng sáng dương.

Câu 4:Ve kêu vào mùa hè có ý nghĩa gì đối với ve sầu?

A. Gọi bạn tình để sinh sản.

B. Đánh dấu lãnh thổ.

C. Đe dọa kẻ thù. 

D. Hô hấp tốt hơn.

Câu 5: Chim công xòe đuôi trước con cái là loại tập tính gì?

A. Tập tính kiếm ăn.

B. Tập tính sinh sản. 

C. Tập tính bảo vệ lãnh thổ. 

D. Tập tính bầy đàn.

Câu 6: Tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ được gọi là gì?

A. Tập tính bẩm sinh.

B. Tập tính học được.

C. Tập tính của loài.

D. Tập tính cá thể. 

Câu 7:  Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là xảy ra

A. chậm, khó nhận thấy.

B. nhanh, khó nhận thấy.

C. chậm, dễ nhận thấy.

D. nhanh, dễ nhận thấy.

Câu 8: Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính

A. bẩm sinh.

B. vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp.
C. học được.      

D. hỗn hợp.      

Câu 9: Trong môi trường không có chất độc hại. Khi trồng cây bên bờ ao thì sau một thời gian, rễ cây sẽ phát triển theo chiều hướng nào sau đây?

A. Rễ cây mọc dài về phía bờ ao.

B. Rễ cây phát triển đều quanh gốc cây.

C. Rễ cây uốn cong về phía ngược bờ ao.

D. Rễ cây phát triển ăn sâu xuống dưới lòng đất.

Câu 10: Trong các nguyên nhân sau đây, có bao nhiêu nguyên nhân dẫn đến tập tính di cư của động vật?
1.thức ăn.
2.hoạt động sinh sản.
3.hướng nước chảy.
4.thời tiết không thuận lợi.

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Cho các tập tính sau ở động vật:(1) Sự di cư của cá hồi(2) Báo săn mồi(3) Nhện giăng tơ(4) Vẹt nói được tiếng người(5) Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn(6) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản(7) Xiếc chó làm toán(8) Ve kêu vào mùa hèNhững tập tính nào là bẩm sinh? Những tập tính nào là học được?

A. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (6), (8) ; Tập tính học được: (2), (4), (5), (7).

B. Tập tính bẩm sinh: (1), (2), (6), (8) ; Tập tính học được: (3), (4), (5), (7).

C. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (5), (8) ; Tập tính học được: (2), (4), (6), (7).

D. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (6), (7) ; Tập tính học được: (2), (4), (5), (8).

Câu 2: Sử dụng các từ gợi ý: bên trong (I), cơ thể (II), phản ứng (III) để hoàn thành đoạn thông tin sau khi nói về cảm ứng theo thứ tự:
Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và …(1)…lại các kích thích từ môi trường…(2)….và môi trường bên ngoài của …(3)…sinh vật

A. (II)-(III)-(I).

B. (III)-(I)-(II).

C. (I)-(III)-(II).

D. (I)-(II)-(III).

=> Giáo án KHTN 7 kết nối – Phần sinh học bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay