Trắc nghiệm sinh học 7 kết nối Bài 30: trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 30: trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG VII: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

BÀI 30: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Ở đa số thực vật, sự hấp thụ nước và chất khoáng của cây diễn ra ở

A. Các tế bào biểu bì.

B. Các tế bào nhu mô.

C. Các tế bào lông hút.

D. Các tế bào khí khổng.

Câu 2: Nước và chất khoáng hòa tan trong đất được hấp thụ vào rễ rồi tiếp tục được vận chuyển theo

A. Mạch khoáng.  

B. Mạch leo.

C. Mạch gỗ.

D. Mạch rây.  

Câu 3: Mạch gỗ hay còn gọi là

A. Dòng đi lên.  

B. Dòng đi xuống.  

C. Dòng vận chuyển nguyên liệu.

D. Dòng vận chuyển sản phẩm.  

Câu 4: Nước và muối khoảng ở mạch gỗ được vận chuyển đến

A. Thân và rễ cây.

B. Thân và lá cây.

C. Rễ và lá cây.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 5: Mạch rây vận chuyển

A. Chất hữu cơ.

B. Chất vô cơ.

C. Nước và muối khoáng.

D. Dịch cây. 

Câu 6: Hướng vận chuyển chủ yếu của mạch rây là

A. Đi lên.

B. Đi xuống.

C. Ngẫu nhiên.

D. Không xác định được.

Câu 7: Chất hữu cơ được vận chuyển trong mạch rây có nguồn gốc từ đâu

A. Được tổng hợp từ các muối khoáng hòa tan trong đất.

B. Trong phân bón.

C. Được tổng hợp ở lá.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.  

Câu 8: Ở thực vật, thoát hơi nước diễn ra chủ yếu qua

A. Lông hút ở rễ.

B. Lỗ chân lông ở thân cây.

C. Khí khổng ở thân.

D. Khí khổng ở lá.

Câu 9: Cơ chế điều chỉnh sự thoát hơi nước là

A. Chu kì vận động của khí khổng

B. Cơ chế điều chỉnh độ rộng, hẹp của khí khổng.

C. Cơ chế điều chỉnh độ đóng, mở của khí khổng.

D. Cơ chế điều chỉnh độ co, giãn của khí khổng.

Câu 10: Chất hữu cơ do lá tổng hợp được vận chuyển đến

A. Cả C và D đều sai.

B. Cả C và D đều đúng.

C. Nơi cần dùng.

D. Nơi dự trữ.

Câu 11: Ý nghĩa của sự thoát hơi nước là

A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.

B. Góp phần vận chuyển nước và chất khoáng trong cây.

C. Giúp khí CO2 đi vào trong lá và giải phóng khí O2 ra ngoài môi trường.

D. Điều hòa nhiệt độ cơ thể.

Câu 12: Đâu không phải yếu tố ảnh hưởng đến sự trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật

A. Ánh sáng.

B. Loại đất trồng.

C. Nhiệt độ.

D. Độ ẩm đất và không khí.

Câu 13: Ánh sáng chủ yếu ảnh hưởng đến sự trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật như thế nào

A. Sự vận chuyển chất trong thân cây.

B. Khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng.

C. Quá trình thoát hơi nước ở lá.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 14: Nhiệt độ ảnh hướng đến sự trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật như thế nào

A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.

B. Quá trình thoát hơi nước ở lá.

C. Sự hấp thụ nước ở rễ.

D. Sự vận chuyển nước trong thân.

Câu 15: Để cây trồng phát triển tốt, cho năng suất cao, cần bón phân và tưới nước cho cây một cách

A. Hợp lí.

B. Càng nhiều càng tốt.

C. Nhiều vào buổi sáng và ít vào buổi tối.

D. Như thế nào cũng đươc.

2. THÔNG HIỂU (15 câu)

Câu 1: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là

A. Các hợp chất hữu cơ tổng hợp ở rễ

B. Nước và các ion khoáng.

C. Các ion khoáng.

D. Nước.

Câu 2: Đối với các loài thực vật ở trên cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua

A. Toàn bộ bề mặt cơ thể.

B. Khí khổng ở lá.

C. Miền chóp rễ.

D. Lông hút của rễ.

Câu 3: Đối với các loài thực vật thủy sinh, nước được hấp thụ qua

A. Thân.

B. Lá.

C. Toàn bộ bề mặt cơ thể.

D. Lông hút của rễ.

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây giúp rễ cây tăng khả năng hút nước và muối khoáng

A. Rễ cây phân chia thành rễ cọc và rễ chùm.

B. Rễ cây tạo thành mạng lưới phân nhánh trong đất.

C. Rễ cây thường phình to ra để dự trữ chất dinh dưỡng.

D. Rễ cây thường phát triển mọc thêm các rễ phụ trên mặt đất.

Câu 5: Trong thân cây, mạch rây có vai trò

A. Vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ lên thân cây, đến là và các thành phần khác của cây.

B. Vận chuyển nước và muối khoáng được tổng hợp trong quang hợp ở lá đến các bộ phận của cây.

C. Vận chuyển chất hữu cơ từ rễ lên thân, đến lá và các bộ phận khác của cây.

D. Vận chuyển chất hữu cơ được tổng hợp trong quang hợp ở lá đến các bộ phận của cây.

Câu 6: Phần lớn nước do rễ hút vào cây được thoát ra môi trường qua

A. Thân cây.

B. Lá cây.

C. Rễ cây.

D. Ngọn cây.

Câu 7: Đâu không phải vai trò của quá trình thoát hơi nước

A. Giúp cho quá trình vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ theo mạch gễ lên thân đến lá và các thành phần khác của cây.

B. Điều hòa nhiệt độ cơ thể.

C. Tạo điều kiện để khí CO2 đi vào bên trong lá và giải phóng khí O2 ra ngoài môi trường.

D. Hơi nước nóng thoát ra đồng thời hơi nước trong không khí đi vào bên trong lá, cung cấp nước cho cây.

Câu 8: Cho các phát biểu sau

(1)  Khi tế bào khí khổng hút nhiều nước thì khí khổng mở rộng, làm tăng cường thoát hơi nước.

(2)  Khi tế bào khí khổng mất nước thì khí khổng mở rộng, làm tăng cường thoát hơi nước.

(3)  Khí khổng của thực vật thường mở rộng khi được chiếu sáng.

(4)  Khí khổng của thực vật thường mở rộng khi cường độ carbon dioxide tăng.

(5)  Thực vật không thể chủ động điều tiết đóng mở khí khổng.

Các phát biểu đúng là

A. (1), (3).

B. (1), (3), (5).

C. (2), (4).

D. (2), (3), (4).

Câu 9: Phát biểu đúng khi nói về về vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật

(1)  Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào sinh vật.

(2)  Cung cấp môi trường thuận lợi cho các phản ứng sinh hoá diễn ra.

(3)  Cung cấp năng lượng cho nhiều hoạt động sống của cơ thể.

(4)  Giúp tái tạo các tế bào và làm lành vết thương.

(5)  Giúp cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển.

(6)  Giúp điều hoà nhiệt độ cơ thể sinh vật.

A. (1), (2), (3), (5).  

B. (1), (3), (4), (5).

C. (1), (3), (5), (6).

D. (1), (3), (5).

Câu 10: Vì sao vào những ngày nóng của mùa hè cần tưới nhiều hơn cho cây trồng

A. Vì những ngày hè nóng nhiều ánh sáng, cây cần nhiều nước để tăng cường độ quan hợp.

B. Vì nước hòa tan các muối khoáng giúp cây hấp thụ được, mùa hè là mùa sinh trưởng của cây, tưới nhiều nước giúp cây hấp thụ được nhiều chất dinh duownnxg hơn.

C. Vì khi nhiệt độ cao, cây thoát hơi nước nhiều, cần bổ sung nước để cây phát triển bình thường.

D. Vì khi nhiệt độ cao, cần tưới nhiều nước để làm hẹ nhiệt độ của cây.

Câu 11: Nối cột A và cột B sao cho phù hợp

A

B

1. Cường độ ánh sáng tăng.

a. Quá trình hút nước và muối khoáng tăng.

2. Cường độ ánh sáng giảm.

b. Quá trình hút nước và muối khoáng giảm.

3. Nhiệt độ tăng.

4. Đất tơi xốp, thoáng khí.

5. Độ ẩm cao.

6. Nhiệt độ giảm.

A. a- 2, 5, 6; b- 1, 3, 4.

B. a- 1, 3, 4, 5; b- 2, 6.

C. a- 2, 3, 4, 5; b- 1, 6.

D.  a- 1, 3, 5; b- 2, 4, 6.

Câu 12: Cân bằng nước trong cây là

A. Sự cân bằng giữa hấp thụ, sử dụng và thoát hơi nước của cây.

B. Sự cân bằng giữa nước cho quá trình quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước của cây.

C. Sự cân bằng giữa nước lấy vào và nước dùng cho quá trình thoát hơi nước.

D. Sự cân bằng giữa nước sử dụng và nước lấy vào.

Câu 13: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“(1)……… là sử dụng lượng phân, loại phân và cách bón phân thích hợp bón cho cây đảm bảo tăng (2)………. với hiệu quả kinh tế cao, không để lại các hậu quả tiêu cực đối với nông sản và (30……..”

A. (1) Bón phận đúng cách; (2) sản lượng nông sản; (3) môi trường.

B. (1) Bón phận hợp lí; (2) năng suất cây trồng; (3) cây trồng.

C. (1) Bón phận hợp lí; (2) năng suất cây trồng; (3) môi trường.

D. (1) Bón phận đúng cách; (2) sản lượng nông sản; (3) cây trồng.

Câu 14: Phát biểu nào dưới đây không đúng

A. Chất hữu cơ được dự trữ ở củ chủ yếu được tổng hợp ở lá.

B. Sự thoát hơi nước ở lá là dộng lực đầu trên của dòng mạch gỗ.

C. Khi cây đủ nước, tế bào khí khổng trương nước, căng ra, làm khí khổng mở rộng khiến hơi nước thoát ra ngoài nhiều.

D. Dịch mạch gỗ được chuyển chủ yếu theo chiều từ lá xuống rễ.

Câu 15: Đối với các lá già, quá trình thoát hơi nước ở lá chủ yếu diễn ra qua bộ phận nào sau đây

A. Tế bào gân lá.

B. Tế bào biểu bì lá.

C. Khí khổng trên lá.

D. Tế bào mô giậu.

3. VẬN DỤNG (10 câu)

Câu 1:  Có một cây cảnh được trồng trong chậu và đang ở trạng thái bình thường.

Trường hợp nào sau đây tế bào thịt lá ở lá cây này có sức trương nước giảm

A. Đưa cây vào phòng lạnh.

B. Tưới nhiều nước cho cây.

C. Phun axit abxixíc lên lá của cây.

D. Đưa cây vào trong tối.

Câu 2: Lan tiến hành thí nghiệm như sau

Cắm hai cành cần tây vào hai cốc nước màu.

- Cốc A nước có pha màu đỏ.

- Cốc B nước có pha màu xanh

Đặt cả hai cốc ra chỗ thoáng gió. Quan sát sự chuyển màu Lan thấy lá của cành cần tây tại cốc A có là màu ngả sang đỏ, lá của cành cần tây ở cốc B có lá ngả sang màu xanh. Thí nghiệm của Lan nhằm chứng minh

A. Thân cây và cành cây đều có chức năng vận chuyển nước.

B. Thân cây và cành cây đều có chức năng vận chuyển các chất.

C. Mạch gỗ có chức năng vận chuyển nước từ dưới lên trên.

D. Nước và chất dinh dưỡng được vận chuyển từ trên xuống.

Câu 3: Trong dung dịch mạch rây có chứa một chất hoà tan chiếm 10-20% hàm lượng, đó là chất nào sau đây

A. Lipid.

B. Protein.

C. Sacarozo.

D. Vitamin và muối khoáng.

Câu 4: Khi vận chuyển trong mạch gỗ của thân cây, các phân tử nước liên kết với nhau thành một dòng liên tục là nhờ

A. Nước có tính phân cực.

B. Lực đẩy của rễ.

C. Lực hút do đóng, mở khí khổng.

D. Nước bám vào thành mạch rây.

Câu 5: Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, phát biểu nào dưới đây đúng

A. Vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, còn trong mạch rây là bị động.

B. Mạch rây chỉ vận chuyển các chất vô cơ, mạch gỗ chỉ vận chuyển các chất hữu cơ.

C. Mạch gỗ vận chuyển đường gluco, mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ khác

D. Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên lá và những phần khác của cây; mạch rây vận chuyển các chất từ lá dến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ.

Câu 6: Động lực đẩy dòng chất hữu cơ từ lá theo mạch rây xuống thân và xuống rễ là

A. Cơ quan nguồn (lá) có áp suất thẩm thấu thấp hơn cơ quan dự trữ.

B. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và các cơ quan dự trữ.

C. Lực liên kết giữa các phân tử chất hữu cơ và thành mạch rây.

D. Chất hữu cơ vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.

Câu 7: Sự trao đổi nước giữa cây xanh với môi trường gồm bao nhiêu quá trình sau đây

(1)  Thoát hơi nước.

(2)  Vận chuyển nước.

(3)  Hút nước.

(4)  Sử dụng nước cho các phản ứng của cơ thể.

(5)  Chia sẻ nước với những cây khác nhờ sự liên kết rễ phu.

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 8: Trong điều kiện nào sau đây, quá trình thoát hơi nước của cây sẽ bị ngừng

A. Tưới nhiều nước cho cây.

B. Bón phân đạm cho cây với nồng độ cao.

C. Đưa cây từ trong tối ra ngoài sáng.

D. Đưa cây từ ngoài sáng vào trong tối.

Câu 9:Cây sống ở vùng khô hạn, mặt trên của lá thường không có khí khổng.Hiện tượng không có khí khổng ở mặt trên của lá có tác dụng nào sau đây

A. Tránh nhiệt độ cao làm hư các tế bào trong lá. 

B. Tăng số lượng khí khổng dưới mặt lá.

C. Giảm sự thoát hơi nước ở của cây.

D. Giảm ánh nắng gay gắt của mặt trời.

Câu 10:Phát biểu nào sau đây không đúng

A. Lá non có lớp cutin dày và ít khí khổng hơn lá già.   

B. Ở mặt dưới của lá thường có nhiều khí khổng hơn mặt trên của lá.

C. Lá non thường có số khí khổng ít hơn lá già.

D. Lá già thường có lớp cutin giày hơn lá non.

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

 

Câu 1:Cho biết thế nước là thế năng hóa học của nước. Hiểu một cách đơn giản là nơi nào có nhiều nước, nồng độ chất tan thấp là thế nước cao và ngươc lại ít nước, nồng độ chất tan cao thì thế nước thấp. Trong các cơ quan sau đây của cây xanh, cơ quan nào có thế nước thấp nhất

A. Cành cây.

B. Lá cây.

C. Các lông hút ở rễ.

D. Các mạch gỗ ở thân.

Câu 2:Cho biết thế nước là thế năng hóa học của nước. Hiểu một cách đơn giản là nơi nào có nhiều nước, nồng độ chất tan thấp là thế nước cao và ngươc lại ít nước, nồng độ chất tan cao thì thế nước thấp. Ở thực vật trên cạn, trong 4 bộ phận sau đây, bộ phận nào thường có thế nước cao nhất

A. Các mạch gỗ ở thân.

B. Các mạch gỗ ở rễ.

C. Quả chín.

D. Lá cây.

 

Câu 3:Trong nghề trồng lúa nước, việc nhổ cây mạ đem cấy sẽ giúp cây mạ phát triển nhanh hơn so với việc gieo thẳng. Nguyên nhân là vì

A. Tận dụng đất khi chưa gieo cấy.

B. Kích thích ra rễ con, tăng cường hấp thu nước và muối khoáng.

C. Bố trí được thời gian thích hợp để cấy.

D. Tiết kiệm được cây giống vì không phải bỏ bớt cây con.

 

Câu 4:Ở một số loài cây ăn côn trùng như cây nắp ấm thì chúng hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu bằng cách

A. Lá của cây biến dạng có nhiệm vụ bắt mồi, sau đó enzyme tiêu hóa sẽ tiêu hóa con mồi, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

B. Thân của cây biến dạng có nhiệm vụ bắt mồi, sau đó enzyme tiêu hóa sẽ tiêu hóa con mồi, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

C. Rễ cây sẽ hấp thụ nước và chất dinh dưỡng trong đất.

D. Tất cả các bộ phận của cây đều có khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng trong đất và không khí.

 

Câu 5:Đâu là nguyên nhân chính làm cho những giống cây không chịu mặn mất khả năng sinh trưởng trên đất có nồng độ cao

A. Các ion khoáng gây độc đối với cây.

B. Thế nước của đất thấp (nồng độ chất tan trong đất cao hơn so với rễ cây).

C. Hàm lượng oxi trong đất thấp.

D. Các tinh thể muối trong đất gây khó khăn cho hệ rễ hút nước và sinh trưởngbình thường.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay