Trắc nghiệm sinh học 7 kết nối tri thức Bài 34: vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 34: vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm sinh học 7 kết nối tri thức Bài 34: vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn
Trắc nghiệm sinh học 7 kết nối tri thức Bài 34: vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn
Trắc nghiệm sinh học 7 kết nối tri thức Bài 34: vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn

CHƯƠNG VIII: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

BÀI 34: VẬN DỤNG HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG Ở SINH VẬT VÀO THỰC TIỄN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Đâu không phải ví dụ về việc ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào trồng trọt, chăn nuôi và đời sống.

A. Chế độ chiếu sáng trong trồng trọt.

B. Hình thành thói quen ăn, ngủ đúng giờ cho động vật nuôi.

C. Huấn luyện động vật.

D. Chiết cành cây.

Câu 2: Đọc sách là một thói quen tốt, đây là tập tính học được ở người. Em hãy vận dụng kiến thức về cảm ứng ở sinh vật cho biết đâu không phải là một trông các bước để hình thành thói quen này cho bản thân.

A. Chọn sách mình yêu thích

B. Đọc hàng ngày trong thời gian phù hợp

C. Đọc dồn dập thật nhiều sách

D. Tự đánh giá thói quen đọc sách của bản thân

Câu 3: Khi nuôi gà, vịt, người nông dân chỉ cần dùng tiếng gọi quen thuộc là gà, vịt từ xa đã chạy về để ăn. Tập tính này của vật nuôi có lợi cho sinh vật và cả người chăn nuôi. Đâu không phải cách thức hợp lý hình thành tập tính trên cho vật nuôi.

A. Gọi vật nuôi vào những thời điểm nhất định

B. Cho ăn mỗi lần vật nuôi là, đúng theo yêu cầu

C. Chỉ cho ăn vào thời gian cố định

D. Đánh đập khi vật không làm đúng theo yêu cầu.

Câu 4: Khi nuôi mèo để bắt chuột, để huấn luyện giúp mèo có thói quen bắt chuột thì thức ăn cho mèo cần có?

A. Thịt chuột non.

B. Thịt sống.
C. Cơm.

D. Cá rán

Câu 5: Đâu là một ứng dụng về tập tính học được của động vật trong chăn nuôi?

A. Nghe tiếng gọi “chích chích” gà chạy tới.

B. Trồng cỏ và ủ men cho bò ăn để tăng khả năng hấp thụ thức ăn cho bò.

C. Nuôi lợn theo đàn để tăng lượng thức ăn của các cá thể

D. Nhìn thấy con quạ bay trên trời, gà con nấp vào cánh gà mẹ.

Câu 6: Trong vườn trồng nhãn, người ta thường kết hợp thả thêm đối tượng nào sau đây?

A. Ong mật.

B. Vịt

C. Bướm

D. Chim sâu

Câu 7: Những cây trồng nào sau đây cần làm giàn?

A. Rau muống, bí, mồng tơi

B. Bí ngô, dưa lê, mướp đắng

C. Thiên lý, nho, bầu, xu xu

D. Dưa chuột, khoai lang, mướp

Câu 8: Cơ sở và đối tượng tác động của bẫy đèn

A. Tính hướng sáng của bọ cánh cứng.

B. Tính hướng sáng của sâu đục quả.

C. Tính giả chết khi đụng phải vật lạ của ruồi muỗi.

D. Tính hướng hóa của ong mắt đỏ.

Câu 9:  Trong nuôi gà, người ta thường chia máng ăn ra thành nhiều ổ nhỏ vì

A. Tránh hiện tượng con ăn quá nhiều con ăn quá ít

B. Gà thích sống và kiếm ăn đơn độc

C. Tránh hiện tượng tranh nhau dẫn tới đánh nhau trong đàn gà

D. Tránh hiện tượng gà nhảy vào và bới tung lên

Câu 10: Việc làm nào dưới đây ứng dụng hiện tượng cảm ứng trong trồng trọt?

A. Dùng thuốc trừ sâu để sạch bệnh.

B. Sử dụng giống cây sạch bệnh.

C. Trồng cây ở nơi ánh sáng từ mọi phía để cây phát triển đều.

D. Trồng cây không sử dụng phân bón hữu cơ.

Câu 11: Để nắm chắc kiến thức và ghi nhớ bài được lâu em không nên làm việc nào sau đây?

A. Xem hướng dẫn giải.

B. Làm bài tập nhiều lần.

C. Thường xuyên ôn bài.

D. Chép giải.

Câu 12: Thực vật không có kiểu cảm ứng nào dưới đây?​

A. Hướng sáng.

B. Hướng nước.

C. Hướng chất dinh dưỡng.

D. Đổ mồ hôi.

Câu 13: Tác nhân kích thích của hiện tượng cảm ứng hướng sáng của thực vật là gì?​

A. Ánh sáng.

B. Âm thanh.

C. Nhiệt độ.

D. Độ ẩm.

Câu 14: Khi đặt cây ở cửa sổ, cây thường phát triển hướng ra phía ngoài cửa sổ. Hiện tượng này là hình thức cảm ứng nào ở thực vật?​

A. Hướng nước.

B. Hướng sáng.

C. Hướng trọng lực.

D. Hướng tiếp xúc.

Câu 15: Hướng tiếp xúc không có ở loài thực vật nào dưới đây?​

A. Cây bầu.

B. Cây thiên lí.

C. Cây su su.

D. Cây bưởi.

2. THÔNG HIỂU (15 câu)

Câu 1: Lựa chọn từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống.

Các tập tính của động vật được con người huấn luyện thuộc loại tập tính …..

A. Cảm ứng

B. Bẩm sinh

C. Học được

D. Tiếp xúc

Câu 2: Hiện tượng lá cây bắt ruồi cụp lại khi có con mồi đậu vào là hình thức cảm ứng nào dưới đây?​

A. Hướng sáng.

B. Cảm ứng ánh sáng.

C. Hướng tiếp xúc.

D. Cảm ứng tiếp xúc.

Câu 3: Khi trồng khoai tây, tại sao cần chú ý xới xáo để che kín phần củ khoai?

A. Tránh hiện tượng nước mưa, sương rơi trực tiếp vào củ gây thối, hỏng

B. Tránh hiện tượng côn trùng cắn phá củ.

C. Tránh hiện tượng củ tiếp xúc với ánh sáng, bị xanh.

Câu 4: Con người đã vận dụng những hiểu biết về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật để có những ứng dụng cho hiện tượng “Rễ cây tránh xa hóa chất độc hại của nó” như thế nào

A. Nhận biết sự thay đổi của thời tiết.

B. Làm nhà nuôi có ánh sáng yếu để làm chim yến cư trú làm tổ.

C. Dùng đèn để thu hút cá trong đánh bát.

D. Phát hiện vùng đát nhiễm chất độc

Câu 5: Con người đã vận dụng những hiểu biết về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật để có những ứng dụng cho hiện tượng “Chim yến cư trú và làm tổ ở những nơi ánh sáng rất yếu” như thế nào

A. Nhận biết sự thay đổi của thời tiết.

B. Làm nhà nuôi có ánh sáng yếu để làm chim yến cư trú làm tổ.

C. Dùng đèn để thu hút cá trong đánh bát.

D. Dùng đèn để bẫy côn trùng.

Câu 6: Con người đã vận dụng những hiểu biết về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật để có những ứng dụng cho hiện tượng “Chim di cư về phương nam tránh rét” như thế nào

A. Nhận biết sự thay đổi của thời tiết.

B. Làm nhà nuôi có ánh sáng yếu để làm chim yến cư trú làm tổ.

C. Dùng đèn để thu hút cá trong đánh bát.

D. Dùng đèn để bẫy côn trùng.

Câu 7: Con người đã vận dụng những hiểu biết về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật để có những ứng dụng cho hiện tượng “Tính hướng sáng của cá” như thế nào

A. Nhận biết sự thay đổi của thời tiết.

B. Làm nhà nuôi có ánh sáng yếu để làm chim yến cư trú làm tổ.

C. Dùng đèn để thu hút cá trong đánh bát.

D. Dùng đèn để bẫy côn trùng.

Câu 8: Con người đã vận dụng những hiểu biết về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật để có những ứng dụng cho hiện tượng “Tính hướng sáng của côn trùng gây hại” như thế nào

A. Nhận biết sự thay đổi của thời tiết.

B. Làm nhà nuôi có ánh sáng yếu để làm chim yến cư trú làm tổ.

C. Dùng đèn để thu hút cá trong đánh bát.

D. Dùng đèn để bẫy côn trùng.

Câu 9: Đâu không phải ứng dụng hiện tượng cảm ứng hướng tiếp xúc của thực vật

A. Làm giàn leo cho cây gấc.

B. Trồng cây trầu không gần những cây thân gỗ cao thẳng.

C. Trồng hoa tigon gần hàng rào.

D. Dùng cọc gỗ chống đỡ thân cây bàng non.

Câu 10: Ứng dụng hiện tượng cảm ứng hướng sáng của cây, nơi nào dưới đây không thích hợp để trồng cây?​

A. Dưới gầm bàn.

B. Cửa sổ.

C. Ban công.

D. Sân thượng.

Câu 11: Nối các hiện tượng cảm ứng của vật nuôi với lợi ích của con người cho phù hợp

1. Ăn, ngủ đúng giờ

a. Hạn chế sự mất vệ sinh và giảm công sức vệ sinh chuồng trại.

2. Đi vệ sinh đúng chỗ

b. Giảm công sức kêu gọi, tránh lãng phí và quản lí được nguồn thức ăn.

3. Nghe hiệu lệnh là về chuồng

c. Giúp vật nuôi hình thành thói quen tốt, nhờ đó chúng sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

4. Nghe hiệu lệnh là đến ăn

d. Giúp người chăn nuôi giảm công sức lùa vật nuôi về chuồng.

A. 1 - c, 2 – a, 3 – d, 4 – b.

B. 1 - a, 2 – c, 3 – d, 4 – b.

C. 1 - c, 2 – a, 3 – b, 4 – d.

D. 1 - a, 2 – a, 3 – c, 4 – b.

Câu 12: Tập tính nào dưới đây của động vật không là tập tính được con người huấn luyện?​

A. Chó làm toán.

B. Vẹt biết nói tiếng người. 

C. Trâu, bò kéo xe.

D. Chim di cư tránh rét. 

Câu 13: Tập tính nào dưới đây không được ứng dụng trong học tập?​

A. Thường xuyên ôn tập. 

B. Làm bài tập nhiều lần. 

C. Đặt báo thức và ngủ dậy đúng giờ. 

D. Chơi game hàng ngày. 

Câu 14: Tại sao dùng đèn có thể bẫy được côn trùng?​

A. Côn trùng có cảm ứng hướng sáng.

B. Côn trùng di chuyển nhờ âm thanh. 

C. Đèn có chất hoá học thu hút côn trùng. 

D. Côn trùng bị thu hút bởi các vật có hình dạng như bóng đèn. 

Câu 15: Chọn những phương án đúng.

Tại sao người nông dân thường nuôi ong mắt đỏ trong vườn?​

A. Ong mắt đỏ có tập tính đẻ trứng vào các loài sâu gây hại, giúp nông dân tiêu diệt côn trùng có hại cho cây trồng. 

B. Ong mắt đỏ giúp thụ phấn cho cây trồng, tăng năng suất cho cây. 

C. Thức ăn của ong mắt đỏ là các loài côn trùng gây hại cho cây trồng.

D. Ong mắt đỏ có tập tính bảo vệ lãnh thổ cao, giúp xua đuổi các loài côn trùng khác trong vườn, giúp bảo vệ cây trồng. 

3. VẬN DỤNG (15 câu)

Câu 1: Đâu không phải là mong muốn khi sử dụng mô hình nuôi vịt kết hợp với trồng lúa?

A. Tránh hiện tượng gà nhảy vào và bới tung lên

B. Cung cấp phân cho lúa.

C. Giúp ăn sâu rầy hại lúa.

D. Giúp sục bùn và làm sạch cỏ cho bộ rễ lúa phát triển.

Câu 2: Dấu hiệu sau: “cây mọc vống lên và lá có màu úa vàng” chứng tỏ cần điều chỉnh yếu tố nào sau đây trong môi trường sống của cây?

A. Điều chỉnh tăng lượng nước tưới cho cây

B. Điều chỉnh giảm lượng nước tưới cho cây

C. Điều chỉnh tăng lượng ánh sáng chiếu tới cây

D. Điều chỉnh giảm lượng ánh sáng chiếu tới cây

Câu 3: Tại sao khi côn trùng đậu trên cây gọng vó thì cây gập lông lại giữ con mồi?

A. Côn trùng chạm vào cây gọng vó gây ra tác động cơ học, cây phản ứng bằng cách uốn cong các sợi lông.

B. Côn trùng chạm vào gây mất nước tại các vị trí tiếp xúc với cây gọng vó, làm cây co lại.

C. Côn trùng tiết chất hoá học làm sợi lông của cây sinh trưởng bất thường, làm cong sợi lông.

D. Nhiệt độ làm thay đổi sinh trưởng của cây.

Câu 4: Để hoa đào nở nhanh để kịp ngày Tết, người nông dân thường dùng nước ấm 40 - 50 oC tưới quanh gốc với tần suất 5 - 6 lần mỗi ngày. Tác nhân nào kích thích hiện tượng nở hoa ở cây đào?

​A. Nhiệt độ.

B. Ánh sáng.

C. Độ ẩm.

D. Chất dinh dưỡng.

Câu 5: Huấn luyện chó nghiệp vụ bắt kẻ gian, tìm kiếm chất cấm,... được ứng dụng trong lĩnh vực nào của xã hội?​

A. Giáo dục.

B. An ninh quốc phòng.

C. Nông nghiệp.

D. Giải trí.

Câu 6: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống (1)

 Hiện tượng cảm ứng ở sinh vật được con người  …(1)…  rộng rãi trong thực tiễn nhằm  …(2)…  cho cây trồng và vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt;  …(3)…  các thói quen tốt và …(4)… hiệu quả học tập cho con người. 

A. xây dựng

B. ứng dụng

C. cảm ứng

D. học được

Câu 7: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống (2)

Hiện tượng cảm ứng ở sinh vật được con người  …(1)…  rộng rãi trong thực tiễn nhằm  …(2)…  cho cây trồng và vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt;  …(3)…  các thói quen tốt và …(4)… hiệu quả học tập cho con người. 

A. xây dựng

B. tạo điều kiện

C. cảm ứng

D. học được

Câu 8: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống (3)

 Hiện tượng cảm ứng ở sinh vật được con người  …(1)…  rộng rãi trong thực tiễn nhằm  …(2)…  cho cây trồng và vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt;  …(3)…  các thói quen tốt và …(4)… hiệu quả học tập cho con người. 

A. xây dựng

B. ứng dụng

C. cảm ứng

D. học được

Câu 9: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống (4)

 Hiện tượng cảm ứng ở sinh vật được con người  …(1)…  rộng rãi trong thực tiễn nhằm  …(2)…  cho cây trồng và vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt;  …(3)…  các thói quen tốt và …(4)… hiệu quả học tập cho con người. 

A. xây dựng

B. ứng dụng

C. cảm ứng

D. nâng cao

Câu 10: Ví dụ dưới đây ứng dụng hiện tượng cảm ứng nào của thực vật?

Cây bon sai

A. Tính hướng sáng

B. Tính hướng nước

C. Tính hướng dinh dưỡng

D. Tính hướng tiếp xúc.

Câu 11: Ví dụ dưới đây ứng dụng hiện tượng cảm ứng nào của thực vật?

Trồng rau thuỷ canh

A. Tính hướng sáng

B. Tính hướng nước

C. Tính hướng dinh dưỡng

D. Tính hướng tiếp xúc.

Câu 12: Ví dụ dưới đây ứng dụng hiện tượng cảm ứng nào của thực vật?

Làm giàn cho chanh leo

A. Tính hướng sáng

B. Tính hướng nước

C. Tính hướng dinh dưỡng

D. Tính hướng tiếp xúc.

Câu 13: Đâu là ví dụ ứng dụng hiện tượng cảm ứng hoặc tập tính của động vật trong chăn nuôi.

A. Dùng chuông gọi bò về chuồng đúng giờ.

B. Mèo đi vệ sinh đúng chỗ.

C. Dùng đèn thu hút hải sản.

D. Nuôi gà trên sân thượng. 

Câu 14: Tại sao nên nuôi kiến vàng trong vườn cây ăn trái?

A. Kiến vàng hiếu chiến.

B. Khả năng khống chế, tiêu diệt côn trùng gây hại.

C. Sống theo bầy đàn.

D. Có thể sử dụng làm nguyên liệu chế biến món ăn.

Câu 15: Đâu không phải đặc điểm của thiên địch

A. Đảm bảo cân bằng sinh thái

B. Đảm bảo an toàn đối với môi trường tự nhiên

C. Diệt trừ, khống chế được tất cả các sinh vật gây ảnh hưởng đến đời sống con người.

D. Diệt trừ các loại sinh vật có hại

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Để hình thành tập tính cho vật nuôi nghe hiệu lệnh về ăn, người nuôi thực hiện các bước dưới đây theo thứ tự nào?​

(a) Gọi vật nuôi vào thời điểm nhất định (mỗi lần gọi bằng tiếng gọi giống nhau), khi vật nuôi đến thì cho ăn. 

(b) Hàng ngày gọi vật nuôi, cho ăn vào thời điểm đó và chỉ cho ăn sau khi gọi. 

(c) Sau nhiều ngày được cho ăn chỉ khi được gọi (bằng một âm thanh quen thuộc), vật nuôi sẽ có tập tính nghe tiếng gọi là chạy về ăn.

A. (a), (b), (c)

B. (a), (c), (b)

C. (b), (c), (a)

D. (c), (a), (b)

Câu 2: Một số loài muỗi hút máu của người và động vật rất ưa thích khí cacbonic và nhiệt tỏa ra từ cơ thể. Dựa trên đặc tính này người ta có thể bắt muỗi nhờ một loại mồi có khả năng

A. Tạo ra nhiều chất hóa học.

B. Dẫn dụ khói và lửa.
C. Phát ra nhiều khói và nhiệt độ rất cao.

D. Phát ra mùi thơm như dầu nóng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay