Trắc nghiệm sinh học 7 kết nối bài 24: Thực hành chứng minh quang hợp ở cây xanh

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 24: Thực hành chứng minh quang hợp ở cây xanh. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (23 câu)

Câu 1: Điền vào chỗ trống “Ánh sáng quá mạnh sẽ làm cho lá cây bị..... làm giảm hiệu quả quang hợp.”

A. Đốt nóng

B. Cháy nắng

C. Chết

D. Hô hấp

Câu 2: Điền vào chỗ trống “Quang hợp hấp thụ khí..... góp phần giảm hiệu ứng nhà kính, cung cấp...... cho hô hấp của các sinh vật và....”

A. Carbon dioxide/ oxygen/ điều hòa không khí

B. Oxygen/ carbon dioxide/ điều hòa không khí

C. Carbon dioxide/chất hữu cơ/ điều hòa không khí

D. Carbon dioxide/ nguyên liệu/ điều hòa không khí

Câu 3: Thông thường, khi cường độ ánh sáng tăng thì hiệu quả quang hợp sẽ

A. Tăng và ngược lại

B. Tăng sau đó giảm

C. Giảm và ngược lại

D. Giảm sau đó tăng

Câu 4: Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật là gì?

A. Ánh sáng, Nhiệt độ

B. Nước

C. Khí carbon dioxide 

D. Tất cả các phương án trên. 

Câu 5: Để trồng và bảo vệ cây xanh, học sinh cần làm những gì sau đây?

A. Thực hiện và tuyên truyền cho mọi người cùng trồng và bảo vệ cây xanh. 

B. Vận dụng được những hiểu biết về quang hợp vào việc trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.

C. Chặt phá rừng, lấy đất để canh tác.

D. Cả hai phương án A, B đều đúng.

Câu 6: Chúng ta có thể vận dụng những hiểu biết về quang hợp trong việc trồng và bảo vệ cây xanh nhằm

A. Giúp cây sinh trưởng nhanh,phát triển tốt, nâng cao năng suất cây trồng,

B. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống

C. Bảo vệ môi trường.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Điền vào chỗ trống “Quang hợp tạo......, là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng,....... cho cơ thể thực vật và các sinh vật dị dưỡng, đồng thời cung cấp...... cho ngành  công nghiệp và dược liệu cho con người.”

A. Năng lượng/ chất hữu cơ/ nguyên liệu.

B. Nguyên liệu/năng lượng/chất hữu cơ

C. Chất hữu cơ/ năng lượng/ nguyên liệu.

D. Chất hữu cơ/nguyên liệu/ năng lượng.

Câu 9: Khi thực hiện thí nghiệm nhằm chứng minh cây xanh thải CO2, trong quá trình hô hấp điều cần thiết bắt buộc là phải

A. Sử dụng một cây có nhiều lá.

B. Làm thí nghiệm trong buồng tối

C. Nhấn chìm cây trong nước

D. Sử dụng một cây con

Câu 9: Một số biện pháp chăm sóc và bảo vệ thực vật?

A. Trồng cây đúng thời vụ; bón phân và tưới nước để cung cấp chất dinh dưỡng và nước theo nhu cầu của cây; 

B. Cày xới đất để đất thoáng khí trước khi trồng cây;…

C. Sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh phá hoại an toàn, hiệu quả.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 10: Ý nghĩa của việc trồng cây xanh trong phòng khách là gì?

A. Cây xanh có khả năng hấp thụ một số khí độc và hấp thụ các bức xạ phát ra từ những thiết bị điện tử,…

B. cây xanh tạo ra oxygen, giúp tạo ra không khí trong lành, bảo vệ sức khỏe hô hấp cho mọi người.

C. Trồng cây xanh trong nhà còn giúp con người giảm bớt căng thẳng.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 11: Biện pháp nào sau đây nhằm bảo vệ cây xanh trong trường học? 

A. Tuyên truyền bảo vệ cây xanh.

B. Trồng và chăm sóc cây trong khuôn viên trường.

C. Trồng các giống cây đắt tiền.

D. Cả hai phương án A, B đều đúng.

Câu 12: Nhu cầu ánh sáng của cây ưa sáng và cây ưa bóng như

thế nào?

A. Cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh.

B. Cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng.

C. Cây ưa bóng cần nhiều ánh sáng mạnh.

D. Cả hai phương án A, B đều đúng.

Câu 13: Việc trồng cây với mật độ phù hợp đảm bảo

A. Cây tạo quả to.

B. Cây sạch bệnh.

C. Cây sinh trưởng phát triển nhanh.

D. Nguồn ánh sáng phù hợp cho mỗi cây trồng.

Câu 14: Khi cường độ ánh sáng tăng thì quá trình quang hợp sẽ như thế nào?

A. Quang hợp tăng 

B. Quang hợp giảm

C. Ngừng quang hợp

D. Quang hợp đạt mức cực đại

Câu 15: Bên cạnh việc bảo vệ cây xanh, chúng ta cần điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây thông qua các biện pháp nào sau đây?

A. Chế độ chiếu sáng

C. Tưới nước 

B. Bón phân

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 16: Quang hợp ở cây xanh mang lại rất những lợi ích nào sau đây?

A. Cung cấp chất hữu cơ cho mọi sinh vật.

B. Cân bằng, điều hoà khí trong không khí

C. Mang lại lợi ích kinh tế cho người trồng.

D. Cả 2 phương án A, B đều đúng.

Câu 17: Khi tế bào lá cây mất nước, khí khổng sẽ

A. Đóng lại

B. Mở ra

C. Co lại

D. Nở ra

Câu 18: Quang hợp của cây sẽ như thế nào khi tế bào lá cây mất nước?

A. Hàm lượng khí oxygen đi vào tế bào lá giảm, quang hợp của cây gặp khó khăn. 

B. Hàm lượng khí carbon dioxide đi vào tế bào lá giảm, quang hợp của cây gặp khó khăn. 

C. Hàm lượng khí carbon dioxide đi vào tế bào lá tăng, quang hợp của cây gặp khó khăn. 

D. Hàm lượng khí oxygen đi vào tế bào lá tăng, quang hợp của cây gặp khó khăn. 

Câu 19: Vai trò của quang hợp là gì?

A. Các chất khoáng và khí ôxi do quang hợp của cây xanh tạo ra cần cho sự sống của hầu hết

sinh vật trên Trái Đất kể cả con người

B. Các chất hữu cơ và khí oxi do quang hợp của cây xanh tạo ra cần cho sự sống của hầu hết sinh vật trên Trái Đất kể cả con người 

C. Các chất hữu cơ và khí oxi do quang hợp của cây xanh tạo ra không cần cho sự sống của

hầu hết sinh vật trên Trái Đất kể cả con người

D. Các chất khoáng và khí ôxi do quang hợp của cây xanh tạo ra không cần cho sự sống của hầu hết sinh vật trên Trái Đất kể cả con người

Câu 20: Nước có ảnh hưởng như thế nào tới quá trình quang hợp? 

A. Nước là nguyên liệu của quang hợp

B. Nước là yếu tố tham gia vào việc đóng, mở khí khổng liên quan đến sự trao đổi khí.

C. Nước có ảnh hưởng kép tới quá trình quang hợp vì nước vừa là nguyên liệu của quang hợp, vừa là yếu tố tham gia vào việc đóng, mở khí khổng, liên quan đến sự trao đổi khí.

D. Tất cả các phương án trên đều sai.

Câu 21: Nếu nồng độ khí CO2  tăng quá cao (khoảng 0,2 %) thì cây sẽ như thế nào?

A. Quang hợp sẽ không xảy ra

B. Quang hợp sẽ tăng

C. Cây sẽ chết vì ngộ độc

D. Cây sẽ sinh trưởng nhanh hơn

Câu 22: Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là

A. Nước, hàm lượng khí carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen.

B. Nước, hàm lượng khí carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ.

C. Nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng.

D. Nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ.

Câu 23: Cây ưa sáng là cây

A. Sống ở môi trường ánh sáng mạnh

B. Sống ở môi trường bóng râm

C. Sống ở trong rừng nguyên sinh

D. Sống ở trong rừng nhiệt đới

2. THÔNG HIỂU (11 câu)

Câu 1: Chọn đáp án đúng khi nói về nhu cầu ánh sáng của cây ưa sáng và cây ưa bóng.

A. Các cây ưa sáng không cần nhiều ánh sáng mạnh, các cây ưa bóng không

    cần nhiều ánh sáng.

B. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần nhiều

    ánh sáng.

C. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần ánh sáng.

D. Các cây ưa sáng không cần ánh sáng, cây ưa bóng cần ánh sáng mạnh.

Câu 2: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về quang hợp? 

A. Bước sóng ánh sáng có hiệu quả cao nhất đối với quá trình quang hợp là vàng.

B. Đa số thực vật bậc cao ở vùng nhiệt đới, khi nhiệt độ thấp (dưới 10 ° C) thường làm cho rễ cây bị thối, cây không hút được nước, ảnh hưởng đến quang hợp.

C. Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về hiệu quả quang hợp? 

A. Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tim.

B. Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.

C. Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp nhỏ hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam.

D. Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.

Câu 4: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về cường độ ánh sáng trong quang hợp?

A. Khi cường độ ánh sáng tăng thì quá trình quang hợp cũng tăng

B. Khi cường độ ánh sáng tăng thì quá trình quang hợp sẽ giảm và ngược lại.

C. Khi cường độ ánh sáng tăng thì quá trình quang hợp không thay đổi

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 5: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về điều kiện cường độ ánh sáng đối với thực vật?

A. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO, thuận lợi cho quang hợp.

B. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.

C. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO, thuận lợi cho quang hợp.

D. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của việc trồng và bảo vệ cây xanh?

A. trồng và bảo vệ cây xanh cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, thuốc chữa bệnh

B. trồng và bảo vệ cây xanh tổng hợp chất hữu cơ, cung cấp thức ăn cho sinh vật khác

C. trồng và bảo vệ cây xanh hạn chế tăng nhiệt độ Trái Đất, biến đổi khí hậu.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp?

A. Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.

B. Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.

C. Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp

D. Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.

Câu 9: Ý kiến nào sau đây là không đúng khi nói về vai trò của nước trong quá trình quang hợp?

A. Nước là nguyên liệu quang hợp

B. Nước ảnh hưởng đến quang phổ.

C. Điều tiết khí khổng.

D. Tất cả các nhận định trên đều sai.

Câu 9:  Trong quá trình quang hợp, cây lấy nước chủ yếu từ 

A. Nước thoát ra ngoài theo lỗ khí được hấp thụ lại.

B. Nước được rễ cây hút từ đất đưa lên lá qua mạch gỗ của thân và gân lá.

C. Nước được tưới lên lá thẩm thấu qua lớp tế bào biểu bì vào lá.

D. Hơi nước trong không khí được hấp thụ vào lá qua lỗ khí.

Câu 10: Không có cây xanh thì không có sự sống của sinh vật hiện nay trên Trái Đất?

A. Đúng. Vì mọi sinh vật trên Trái Đất hô hấp đều cần ôxi do cây xanh thải ra trong quang hợp.

B. Đúng. Vì mọi sinh vật trên Trái Đất đều phải sống nhờ vào chất hữu cơ do cây xanh quang hợp tạo ra.

C. Đúng Vì con người và hầu hết các loài động vật trên Trái Đất đều phải sống nhờ vào chất hữu cơ và khí ôxi do cây xanh tạo ra 

D. Không đúng. Vì không phải tất cả mọi sinh vật đều phải sống nhờ vào cây xanh.

Câu 11:  Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về thí nghiệm chứng minh tinh bột được tạo thành trong quang hợp với chậu cây khoai lang? 

A. Phải để chậu cây khoai lang ngập trong nước hai ngày.

B. Không cần để chậu cây khoai lang vào bóng tối, chỉ cần để trong phòng kín, không có ánh sáng mặt trời.

C. Để chậu khoai lang vào bóng tối nhằm cho quang hợp không xảy ra, lượng tinh bột đang có sẵn trong lá sẽ được cung cấp cho các cơ quan, bộ phận của cây, bảm bảo khi dán băng giấy đen vào thì vị trí đó không còn tinh bột nữa.

D. Tất cả các ý kiến trên đều đúng.

3. VẬN DỤNG (16 câu)

Câu 1: Để chứng minh sự cần thiết của CO2 đối với quang hợp, người ta tiến hành thí nghiệm như sau

  • Giữ cây trồng trong chậu ở chỗ tối 2 ngày.

  • Tiếp theo lồng một lá của cây vào một bình tam giác A chứa nước ở đáy và đậy kín, tiếp đó lồng một lá tương tự vào bình tam giác B chứa dung dịch KOH và đậy kín.

  • Sau đó để cây ngoài sáng trong 5h, cuối cùng tiến hành thử tinh bột ở hai lá (bằng thuốc thử iot)

Em hãy cho biết kết quả thử tinh bột ở mỗi lá cuối thí nghiệm cho kết quả như thế nào?

A. Lá trong bình A chuyển sang màu xanh tím, lá trong bình B không chuyển màu.

B. Lá cây ở bình A không tạo ra tinh bột nên khi thử tinh bột bằng iot không phản ứng với thuốc thử. Lá cây ở Bình B đã sử dụng khi cacbonic để thực hiện quá trình quang hợp tạo ra tinh bột và phản ứng màu đặc trưng với thuốc thử.

C. Lá cây ở bình A đã sử dụng khí cacbonic có trong bình để thực hiện quá trình quang hợp để tạo ra tinh bột nên khi thử tinh bột bằng iot đã xảy ra phản ứng màu đặc trưng với thuốc thử. Lá cây ở bình B do khí CO trong bình kết hợp với dung dịch KOH để tạo thành muối nên lá trong bình này không tiến hành quang hợp được và không tạo ra tinh bột.

D. Tất cả các đáp án trên. 

Câu 2: Thí nghiệm nào sau đây nhằm xác định sự có mặt của nước trong quá trình quang hợp ở thực vật?

A. Đun nhẹ ống nghiệm đựng các mảnh lá trên ngọn lửa đèn cồn, ta thấy trên thành ống nghiệm có nước ngưng tụ.

B. Cho lá cây vào ống nghiệm đun nhẹ, sau đó cho một vài tinh thể sunfat đồng không màu, nhận thấy CuSO4 chuyển sang màu xanh khi có nước.

C. Dùng cối sứ giã nhỏ ít lá cây và  thêm vào một ít nước, ta ép và lọc lấy dịch chiết. Sau đó, cho dịch ép vào ống nghiệm, cho thêm vào ống nghiệm 3-5 giọt thuốc thử oxalat – amon. Nếu thành phần dịch lọc có Ca2 + sẽ tạo thành kết tủa trắng là oxalat canxi.

D. Cả hai phương án A, B đều đúng.

Câu 3: Thí nghiệm chứng minh quá trình quang hợp của cây thải ra khí oxi dưới đây cần thực hiện vào thời gian nào trong ngày? 

A. Phải làm thí nghiệm vào ban ngày khi có ánh sáng mặt trời. 

B. Phải làm thí nghiệm vào buổi tối khi không còn ánh sáng mặt trời

C. Có thể làm thí nghiệm vào bất kỳ thời gian nào trong ngày.

D. Có thể làm thí nghiệm vào buổi tối, dưới ánh đèn trong phòng kín.

Câu 4: Ta có thí nghiệm sau

  • Đặt 2 chậu cây vào chỗ tối trong 2 ngày để tinh bột ở lá bị tiêu hết

  • Đặt mỗi cây lên một tấm kính ướt. Dùng 2 chuông thủy tinh A và B úp ra ngoài mỗi chậu

  • Chuông A cho thêm cốc nước chứa dung dịch nước vôi trong

  • Đặt cả 2 chuông ở chỗ có nắng, sau 5-6 tiếng, ngắt lá mỗi cây để thử bằng dung dịch iot

Thí nghiệm trên chứng mình điều gì?

A. Thí nghiệm chứng minh cây quang hợp cần khí Qxygen

B. Thí nghiệm chứng minh cây quang hợp cần khí CO2 để chế tạo tinh bột

C. Thí nghiệm chứng minh cây quang hợp cần nước

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Ta có thí nghiệm chứng minh cây quang hợp cần khí cacbonic sau đây

  • Cho 2 cành rong có kích thước tương đương nhau vào 2 ống A và B, đổ đầy nước đã đun sôi để nguội, phủ một lớp dầu thực vật phía trên.

  • Cho vào ống A khoảng 5g natri cacbonat.

  • Để một thời gian, và quan sát hiện tượng.

Kết quả có một ống có bọt khí thoát ra, một ống không

Em hãy cho biết, ống nào có bọt khí thoát ra và giải thích hiện tượng trên. 

A. Khi cho natri cabonat vào ống A sẽ cung cấp CO2 → Ống A sẽ không xảy ra quang hợp, tạo ra khí oxi nên không có bọt khí thoát ra. Ống B  có CO2 để xảy ra quang hợp nên có bọt khí.

B. Khi cho natri cabonat vào ống A sẽ cung cấp CO2 → Ống A xảy ra quang hợp, tạo ra khí oxi nên có bọt khí thoát ra. Ống B không có CO2 không xảy ra quang hợp nên không có bọt khí.

C. Khi cho natri cabonat vào ống A sẽ cung cấp O2 → Ống A xảy ra quang hợp, tạo ra khí oxi nên có bọt khí thoát ra. Ống B không có O2 không xảy ra quang hợp nên không có bọt khí.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 6: Sắp xếp các bước sau đây theo đúng trình tự thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng oxygen.

(1) Để một cốc ở chỗ tối hoặc bọc giấy đen, cốc còn lại để ra chỗ nắng.

(2) Lấy 2 cành rong đuôi chó cho vào 2 ống nghiệm đã đổ đầy nước rồi úp vào 2 cốc nước đầy sao cho

bọt khí không lọt vào.

(3) Đưa qua đóm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm.

(4) Theo dõi khoảng 6 giờ, nhẹ nhàng rút 2 cành rong ra, bịt kín ống nghiệm và lấy ống nghiệm ra khỏi 2

cốc rồi lật ngược lại.

Ta tiến hành thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng oxygen theo bước nào sâu đây?

A. (2) = > (1) = (4) = > (3).

B. (1) = > (2) = (3) = > (4).

C. (3) = > (1) = (4) = > (2).

D. (2) = > (3) = (4) = > (1).

 

Câu 7: Khi môi trường có nhiệt độ cao và trong lục lạp có lượng O2 hòa tan cao hơn CO2 thì cây nào sau đây không bị giảm lượng sản phẩm quang hợp?

A. Dưa hấu

B. Ngô

C. Lúa nước

D. Rau cải

Câu 8: Khi nuôi cá cảnh trong bề kính, có thể làm tăng dưỡng khí cho cá bằng cách nào?

A. Thả rong hoặc cây thủy sinh khác vào bể cá.

B. Tăng nhiệt độ trong bể.

C. Thắp đèn cả ngày và đêm.

D. Đổ thêm nước vào bề cá.

Câu 9: Dựa vào nội dung của bài thực hành, hãy cho biết khẳng định nào sau đây là sai?

A. Sử dụng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả 2 mặt nhằm không cho phần lá đó tiếp nhận được ánh sáng, như vậy diệp lục ở phần lá bịt kín sẽ không hấp thụ ánh sáng để quang hợp tạo thành tinh bột.

B. Phần lá không dán băng giấy đen trong thí nghiệm trên tổng hợp được tinh bột.

C. Sử dụng băng giấy đen có thể biết được lá cây chỉ tổng hợp tinh bột khi có ánh sáng.

D. Nguyên nhân làm que đóm còn tàn đỏ cháy bùng lên là do trong ống nghiệm có carbon dioxide.

Câu 10 Hãy cho biết khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Phần lá bị bịt kín bằng giấy đen vẫn tổng hợp được tinh bột.

B. Phần lá không dán băng giấy đen trong thí nghiệm trên tổng hợp được tinh bột.

C. Thả thêm cành rong vào bể cá vì rong có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại cho cá.

D. Nguyên nhân làm que đóm còn tàn đỏ cháy bùng lên là do trong ống nghiệm có carbon dioxide.

Câu 11: Vì sao trong thí nghiệm chứng minh tinh bột được tạo thành trong quang hợp là sử dụng iodine làm thuốc thử?

A. Dung dịch iodine phản ứng với tinh bột tạo màu xanh tím đặc trưng.

B. Chỉ có dung dịch iodine mới tác dụng với tinh bột.

C. Dung dịch iodine dễ tìm.

D. Dung dịch iodine phản ứng với tinh bột tạo màu đỏ đặc trưng.

Câu 12: Trong nhóm cây dưới đây, nhóm cây trồng nào cần ít nước?

A. Cây cải, cây khoai môn, cây sen đá, cây lô hội, cây lưỡi hổ.

B. Cây sen đá, cây lô hội, cây lưỡi hổ, cây kim tiền, cây lá bỏng.

C. Cây cải, cây ráy, cây lưỡi hổ, cây kim tiền, cây lá bỏng.

D. Cây sen đá, cây ráy, cây lưỡi hổ, cây kim tiền, cây lá bỏng.

Câu 13: Nồng độ khí CO2 thấp nhất mà cây quang hợp được là gì?

A. từ 0,01 % đến 0,02%

B. từ 0,02 % đến 0,03 %.

C. từ 0,008 % đến 0,01 %.

D. từ 0,03 % đến 0,04 %.

Câu 14: Cây cảnh nào dưới đây có thể trồng trong nhà mà vẫn tươi tốt?

A. Cây hoa đồng tiền.

B. Cây dương xỉ.

C. Cây hoa hồng.

D. Cây cau.

Câu 15: Khi gieo hạt trồng rau cải, sau một tuần, cây cải đã lớn và chen chúc nhau, người ta nhổ bớt những cây cải mọc gần nhau. Ý nghĩa của việc làm này là gì?

A. Đảm bảo luống rau có thẩm mỹ.

B. Cây cải trồng quá dày lá sẽ chuyển vàng, dễ bị  sâu hại.

C. Hạn chế tình trạng nối liền rễ cây.

D. Đảm bảo mật độ để cây nhận đủ dinh dưỡng, ánh   sáng, nước cho quá trình quang hợp diễn ra hiệu quả.

Câu 16: Trong nhóm các loài thực vật dưới đây, đâu là nhóm thực vật ưa ánh sáng mạnh?

A. Cây hoa giấy, cây lá bỏng, cây lúa, cây vạn niên thanh.

B. Cây hoa giấy, cây lúa, cây cau, cây hoa sứ.

C. Cây hoa giấy, cây lúa, cây vạn niên thanh, cây cam.

D. Cây cam, cây chanh, cây sâm ngọc linh, cây ổi.

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Muốn chứng minh ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương, Khánh đã nghĩ đến một số phương pháp tiến hành thí nghiệm như sau 

Phương pháp 1 Trồng cây đậu thành 2 chậu thí nghiệm. Chậu 1 để trong nhà có điều hòa; chậu 2 để ở giữa sân nhà. Sau đó theo dõi và ghi kết quả.

Phương pháp 2 Trồng cây đậu thành 2 chậu thí nghiệm. Chậu 1 để trong nhà, dưới bóng đèn sợi đốt; chậu 2 để ở giữa sân. Sau đó theo dõi và ghi kết quả.

Phương pháp 3 Trồng cây đậu thành 2 chậu thí nghiệm. Chậu 1 để ở giữa sân nhà ; chậu 2 để ở dưới gốc cây. Sau đó theo dõi và ghi kết qua.

Theo em, Khánh nên lựa chọn phương pháp thí nghiệm nào để cho kết quả chính xác nhất?

A. Phương án 1.

B. Phương án 2.

C. Phương án 3.

D. Không có phương án nào.

Câu 2: Ông của Hiếu có một mảnh vườn nhỏ trước nhà. Ông đã gieo hạt rau cải  ở vườn. Sau một tuần, cây cải đã lớn và chen chúc nhau. Hiếu thấy ông nhổ bớt những cây cải mọc gần nhau, Hiếu không hiểu được tại sao ông lại làm thế. Em hãy giải thích cho bạn Hiếu hiểu ý nghĩa việc làm của ông.

A. Nếu để cây cải với mật độ quá dày sẽ khiến các cây chen lấn, che lấp lẫn nhau dẫn đến hiện tượng thiếu dinh dưỡng khoáng, thiếu nước, không nhận đủ ánh sáng để quang hợp khiến cây sinh trưởng kém, còi cọc.

B. Nếu để cây cải với mật độ quá dày sẽ khiến các cây chen lấn, không đủ diện tích để phát triển và không được gọn gàng, đẹp mắt về mặt mĩ quan.  

C. Việc nhổ bớt những cây cải mọc gần nhau sẽ giúp cây có đủ ánh sáng, dinh dưỡng khoáng và nước cho quá trình quang hợp diễn ra hiệu quả. Nhờ đó, các cây cải sẽ sinh trưởng, phát triển tốt nhất.

D. Cả hai phương án A, C đúng.

 

Câu 3: Bạn Hân tiến hành thí nghiệm như sau Lấy vài cành rong đuôi chó cho vào phễu thủy tinh trong suốt úp ngược và đặt trong cốc thủy tinh đừng đầy nước. Lấy ống nghiệm chứa đầy nước, dùng ngón tay cái bịt vào đầu ống nghiệm rồi úp lên cuống phễu thủy tinh. Chiếu ánh sáng đèn vào cốc thủy tinh chứa ống nghiệm khoảng 15 - 20 phút. Thay đổi cường độ chiếu sáng bằng cách thay đổi khoảng cách giữa đèn và cành rong. Cành rong đuôi chó quang hợp giải phóng khí oxygen tạo bọt khí. Khi khoảng cách đèn càng xa, số lượng bọt khí càng ít. Em hãy cho biết, thí nghiệm bạn Hân làm nhằm chứng minh ảnh hưởng của nhân tố nào đến quá trình quang hợp của cây?

A. Nồng độ khí carbon dioxide.

B. Hàm lượng nước.

C. Cường độ ánh sáng.

D. Nhiệt độ.

 

Câu 4: Ta có thí nghiệm sau

  • Lấy 2 cành rong đuôi chó cho vào 2 ống nghiệm sao cho phần ngọn rong ở phía dưới đáy ống nghiệm

  • Đổ đầy nước vào 2 ống nghiệm, sau đó dùng ngón tay bịt miệng ống nghiệm rồi úp ngược mỗi ống nghiệm vào cốc nước (cốc A, cốc B) sao cho bọt khí không lọt vào

  • Để một cốc trong chỗ tối hoặc bọc giấy đen (cốc A), cốc còn lại (cốc B) để ra chỗ nắng 

  • Sau 6 giờ, nhẹ nhàng rút 2 cành rong ra và bịt kín ống nghiệm, lấy ra khỏi 2 cốc rồi lật ngược lại. Đưa nhanh que đóm còn tàn đỏ vào miệng mỗi ống nghiệm, quan sát hiện tượng xảy ra. Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ cành rong đuôi chó thải chất khí?

A. Xuất hiện các bong bóng khí nhỏ li ti nỗi lên đáy ống nghiệm.

B. Khí xuất hiện là O2

C. Que đóm còn tàn đỏ bừng cháy khi đưa về phía miệng ống nghiệm 

D. Tất cả các phương án trên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay