Trắc nghiệm sinh học 7 kết nối Bài 29: vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật
Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bBài 29: vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 7 kết nối tri thức (bản word)
CHƯƠNG VII: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬTBÀI 29: VAI TRÒ CỦA NƯỚC VÀ CHẤT DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI SINH VẬT
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Nước được cấu tạo từ
A. Một nguyên tử carbon liên kết với hai nguyên tử oxygen.
B. Một nguyên tử carbon liên kết với một nguyên tử oxygen.
C. Một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen.
D. Một nguyên tử hydrogen liên kết với hai nguyên tử oxygen.
Câu 2: Nước hòa tan được nhiều chất do có
A. Liên kết ion.
B. Tính dẫn nhiệt.
C. Tính phân cực.
D. Tính dẫn điện.
Câu 3: Vai trò của nước trong cơ thể là
A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.
B. Thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào và cơ thể.
C. Nguyên liệu để tổng hợp chất hữu cơ trong quang hợp.
D. Dung môi hòa tan nhiều chất.
Câu 4: Ở người, nước chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm khối lượng cơ thể
A. 65%
B. 70%.
C. 75%.
D. 80%.
Câu 5: Đâu không phải vai trò của nước trong cơ thể
A. Là chất xúc tác của nhiều phản ứng sinh hóa.
B. Điều hòa thân nhiệt.
C. Góp phần vận chuyển các chất.
D. Dung môi hòa tan nhiều chất.
Câu 6: Cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các quá trình sống của cơ thể là vai trò của
A. Nước.
C. Nguyên tố vi lượng.
D. Nguyên tố đa lượng.
Câu 7: Ở từng gia đoạn phát triển, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
A. Không xác định được.
B. Xấp xỉ nhau.
C. Khác nhau.
D. Giống nhau.
Câu 8: Thực vật hấp thu chất dinh dưỡng chủ yếu từ
A. Nước.
B. Phân bón.
C. Không khí.
D. Đất.
Câu 9: Ở thực vật, chất dinh dưỡng là
A. Các hợp chất vô cơ.
B. Các hợp chất hữu cơ.
C. Các chất khoáng.
D. Các chất tan được trong nước.
Câu 10: Nitrogen là nguyên tố cần thiết để thực vật tổng hợp
A. Cả C và D đều sai.
B. Cả C và D đều đúng.
C. Protein.
D. Diệp lục.
Câu 11: Chất dinh dưỡng động vật cần với lượng lớn là
A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.
B. Chất đạm.
C. Chất bột đường.
D. Chất béo.
Câu 12: Đâu không phải chất dinh dưỡng cần thiết ở động vật
A. Protein.
B. Ancol.
C. Lipid.
D. Vitamin và chất khoáng.
Câu 13: Ở người, vai trò của carbohydrate đối với cơ thể là
A. Tham gia cấu tạo enzyme, xương, răng,...
B. Chống mất nhiệt.
C. Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 14: Ở người, vai trò của lipid đối với cơ thể là
A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.
B. Dự trữ năng lượng.
C. Chống mất nhiệt.
D. Là dung môi hòa tan một số loại vitamin giúp cơ thể hấp thụ được.
Câu 15: Ở người, vai trò của vitamin và chất khoáng đối với cơ thể là
A. Cả C và D đều đúng.
B. Cả C và D đều sai.
C. Tham gia các hoạt động trao đổi chất của cơ thể.
D. Tham gia cấu tạo enzyme, xương, răng,...
2. THÔNG HIỂU (15 câu)
Câu 1: Đặc điểm thể hiện tính phân cực của phân tử nước là
A. Cặp electron trong liên kết cộng hoá trị chia đều về các phía nên đầu mang nguyên tử hydrogen của phân tử nước tích điện âm còn đầu mang nguyên tử oxygen tích điện dương.
B. Cặp electron trong liên kết cộng hoá trị bị lệch về phía nguyên tử oxygen nên đầu mang nguyên tử oxygen của phân tử nước tích điện âm còn đầu mang nguyên tử hydrogen tích điện dương.
C. Cặp electron trong liên kết cộng hoá trị bị lệch về phía nguyên tử hydrogen nên đầu mang nguyên tử hydrogen của phân tử nước tích điện âm còn đầu mang nguyên tử oxygen không mang điện tích.
D. Cặp electron trong liên kết cộng hoá trị bị lệch về phía nguyên tử hydrogen nên đầu mang nguyên tử hydrogen của phân tử nước tích điện âm còn đầu mang nguyên tử oxygen tích điện dương.
Câu 2: Cây trồng hấp thu các chất khoáng chủ yếu dưới dạng
A. Hợp chất hữu cơ.
B. Đơn chất.
C. Tinh thể.
D. Ion.
Câu 3: Chất dinh dưỡng là
A. Các chất hoá học được cơ thể sinh vật hấp thụ từ môi trường bên ngoài.
B. Khoáng chất được cơ thể sinh vật hấp thụ từ môi trường bên ngoài.
C. Thành phần tự nhiên được cơ thể sinh vật hấp thụ từ môi trường bên ngoài.
D. Các chất hữu cơ được cơ thể sinh vật hấp thụ từ môi trường bên ngoài.
Câu 4: Trong các chất dinh dưỡng, nhóm chất không cung cấp năng lượng là
A. Protein và lipid.
B. Vitamin và khoáng chất.
C. Protein và carbohydrate.
D. Carbohydrate và lipid.
Câu 5: Trong các chất dinh dưỡng, chất cung cấp năng lượng là
A. Protein.
B. Carbohydrate.
C. Lipid.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 6: Nhận định nào sau đây không đúng
A. Chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ thể sinh vật.
B. C là nguyên tố góp phần quan trọng cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
C. Thiếu hay thừa chất dinh dưỡng đều làm cho cơ thể sinh vật sinh trường và phát triển không bình thường.
D. Trong phân tử nước chứa liên kết cộng hóa trị.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nước
A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.
B. Nước là dung môi hoà tan được tất cả các chất.
C. Nước có tính dẫn điện và dẫn nhiệt.
D. Nước là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nước
A. Mỗi phân tử nước gồm hai nguyên tử oxygen liên kết với 1 nguyên tử hydrogen.
B. Do có tính phân cực, nước là dung môi hòa tan nhiều chất.
C. Nước sôi ở và đông đặc ở .
D. Nước là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi.
Câu 9: Phát biểu đúng khi nói về về vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật
(1) Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào sinh vật.
(2) Cung cấp môi trường thuận lợi cho các phản ứng sinh hoá diễn ra.
(3) Cung cấp năng lượng cho nhiều hoạt động sống của cơ thể.
(4) Giúp tái tạo các tế bào và làm lành vết thương.
(5) Giúp cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển.
(6) Giúp điều hoà nhiệt độ cơ thể sinh vật.
A. (1), (2), (3), (5).
B. (1), (3), (4), (5).
C. (1), (3), (5), (6).
D. (1), (3), (5).
Câu 10: Trong quá trình quang hợp ở thực vật, nước đóng vai trò
A. Dung môi hoà tan khí carbon dioxide.
B. Chất xúc tác làm tăng tốc độ quá trình quang hợp.
C. Nguyên liệu cho quang hợp.
D. Giúp vận chuyển khí CO2 nguyên liệu của quá trình quang hợp.
Câu 11: Tại sao khi hoạt động mạnh, cơ thể sẽ tiết ra mồ hôi
A. Để thúc đẩy quá trình hô hấp diễn ra nhanh hơn.
B. Để làm giảm nhiệt độ.
C. Để thải độc.
Câu 12: Tại sao khí thiếu nitrogen lá cây có màu vàng
A. Vì nitrogen là nguyên tố cần thiết để tổng hợp diệp lục (nguyên nhân tạo nên màu xanh của lá cây). Thiếu nitrogen khiến lượng diệp lục trên lá giảm và có màu vàng.
B. Vì nitrogen là nguyên tố cần thiết để cấu tạo nên tế bào lá cây màu xanh. Thiếu nitrogen khiến lá có màu vàng.
C. Vì nitrogen là nguyên tố tạo nên màu xanh của lá cây.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 13: Tại sao khi giảm cân, người ta thường cắt giảm lượng bột đường
A. Vì bột đường có màu trắng, không lành mạnh bằng các thực phẩm có màu.
B. Vì bột đường có vai trò dự trữ năng lượng, tạo ra lớp mỡ khiến cơ thể béo hơn.
C. Vì bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 14: Nối cột A (các chất dinh dưỡng) và cột B (vai trò của chúng với cơ thể)
A (các chất dinh dưỡng) | B (vai trò của chúng với cơ thể) |
1. Carbohydrate | a. Cấu tạo tế bào và cơ thể. |
2. Protein | b. Dự trữ năng lượng. |
3. Lipid | c. Tham gia cấu tạo enzyme, xương, răng,… |
4. Khoáng chất và vitamin | d. Tham gia các hoạt động trao đổi chất của cơ thể. |
e. Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu. | |
f. Chống mất nhiệt. |
A. 1-e; 2-a,d; 3-b,f; 4-c.
B. 1-a,f; 2-e; 3-b; 4-c,d.
C. 1-a,d; 2-e; 3-b,f; 4-c.
D. 1-e; 2-a; 3-b,f; 4-c,d.
Câu 15: Phát biểu nào dưới đây không đúng
A. Cơ thể không thể thiếu vitamin và chất khoáng.
B. Nước là thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào cơ thể.
C. Ở thực vật, chất dinh dưỡng là vitamin và khoáng chất.
D. Chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ thể sinh vật thực hiện các quá trình sống.
3. VẬN DỤNG (10 câu)
Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
“Sinh vật không thể sống nếu thiếu nước. Nếu mất đi (1)……… lượng nước thì hoạt động trao đổi chất sẽ bị rối loạn và nếu mất (2)………. lượng nước sẽ dẫn đến tử vong. Do đó sinh vật luôn cần phải được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để đảm bảo hoạt động ổn định của cơ thể.”
B. (1) 10%; (2) 34%.
C. (1) 15%; (2) 34%.
D. (1) 15%; (2) 45%.
Câu 2: Nếu mất đi 10% lượng nước thì cơ thể sống sẽ như thế nào
A. Trao đổi chất bình thường.
B. Thoát hơi nước tăng nhanh.
C. Rối loạn trao đổi chất.
D. Tử vong.
Câu 3: Tại sao chúng ta cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau
A. Giúp cơ thể tiêu diệt mọi loại vi khuẩn, virus xâm nhập.
B. Giúp cơ thể đạt đến cân nặng phù hợp.
C. Để cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho cơ thể.
D. Giúp cơ thể tăng chiều cao tối ưu.
Câu 4: Biện pháp nào sau đây giúp khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng, béo phì
A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.
B. Ăn nhiều thực phẩm thuộc nhóm carbohydrate.
C. Hạn chế thức ăn chứa nhiều dầu mỡ.
D. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
Câu 5: Bướu cổ là bệnh lí tuyến giáp phổ biến, tỉ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn so với nam giới. Biểu hiện thường thấy nhất là vùng cổ bệnh nhân bị lồi lên do sự ảnh hưởng từ kích thước tuyến giáp. Hãy cho biết nguyên nhân chủ yếu gây bệnh bướu cổ ở người
A. Do thiếu kẽm trong khẩu phần ăn hàng ngày.
B. Do thiếu sắt trong khẩu phần ăn hàng ngày.
C. Do thiếu calcium trong khẩu phần ăn hàng ngày.
D. Do thiếu iodine trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Câu 6: Nếu thiếu vitamin A có thể sẽ dẫn đến
A. Mắc bệnh còi xương.
B. Mắc bệnh quảng gà.
C. Mắc bệnh phù nề.
D. Mắc bệnh tiểu đường.
Câu 7: Nhóm chất carbohydrate có ở thực phẩm nào sau đây
A. Mỡ động vật.
B. Bánh mì.
C. Thịt bò.
D. Trứng gà.
Câu 8: Nhóm chất protein có ở thực phẩm nào sau đây
A. Thịt bò.
B. Cá.
C. Trứng gà
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 9:Nhóm chất Lipid có nhiều ở thực phẩm nào sau đây
A. Thịt ức gà, cá hồng.
B. Cà rốt, bắp cải tím.
C. Bơ, mỡ động vật.
D. Chuối, táo.
Câu 10:Nhóm chất Vitamin và chất khoáng có ở thực phẩm nào sau đây
A. Tất cả các phương án dưới đây đều đúng.
B. Dứa.
C. Quả cà chua.
D. Rau cần tây.
4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)
Câu 1:Khi nghe đến bệnh bướu cỗ là bệnh lí rất thường gặp ở nước ta do nguyên nhân thiếu chất khoảng iodine, mẹ Lan quyết định bổ sung iodine trong khẩu phần ăn hàng ngày cho cả gia đình. Theo em, mẹ Lan nên bổ sung loại thực phẩm
A. Cá rô phi.
B. Cá ngừ.
C. Rau súp lơ.
D. Thịt bò.
Câu 2:Vì sao khi người thiếu sắt, da trở nên xanh xao
A. Thiếu sắt cơ thể người không hấp thụ được các chất dinh dưỡng khác nên da trở nên xanh xao.
B. Sắt là thành phần cấu tạo nên hồng cầu huyết sắc tố mang oxy đến các tế bào, thiếu sắt thì hàm lượng hồng cầu trong máu giảm dẫn tới da sẽ trông nhợt nhạt, xanh xao.
C. Thiếu sắt làm các cơ bị teo, cơ thể không được vận động da sẽ trở nên xanh xao.
D. Sắt là yếu tố làm đều màu da và trắng da, thiếu sắt da sẽ trở nên xanh xao.
Câu 3:Vì sao khi sốt, tiêu chảy, nôn ta cần số sung nước bằng cách uống oresol
A. Oresol thúc đẩy quá trình ra mồ hôi, thải độc cho cơ thể.
B. Khi bị sốt, tiêu chảy, cơ thể bị mất nước. Oresol là dung dịch có thành phần là nước và các chất điện giải giúp bù lại lượng nước và điện giải đã mất.
C. Oresol có khả năng tiêu diệt vi khuẩn mạnh mẽ, giúp ta nhanh khoẻ lại.
D. Oresol làm tăng hương vị khi ăn giúp ăn được nhiều, cơ thể bù lại sức.
Câu 4:Nước là một yếu tố điều tiết nhiệt độ môi trường vì chúng có khả năng hấp thụ một lượng nhiệt tương đối lớn từ không khí khi môi trường quá nóng hoặc thải nhiệt dự trữ ra không khí khi môi trường quá lạnh cho phép các cơ thể sống có thể thích nghi với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường. Khi nghe dự báo thời tiết sắp trở nên giá rét, những người nông dân thường tưới nước cho cây trồng vào buổi sáng khi có ánh nắng mặt trời. Theo em, việc làm này giúp ích gì cho cây
A. Để nước có thể hấp thụ được nhiệt từ không khí và dữ trữ lại rồi khi nhiệt độ xuống thấp, nước sẽ tỏa nhiệt vào không khí làm ấm cho cây, giúp cây thực hiện được các hoạt động sinh lí bình thường.
B. Vì nhiệt độ thấp làm giảm các hoạt động của cây, tưới nước vào buổi sáng khi có ánh nắng mặt trời sẽ ấm áp hơn, cay hấp thụ nước tốt hơn.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 5:Các loài cây ăn thịt (cây gọng vó, cây nắp ấm, ...) thu hút côn trùng đến tiết ra các chất dính làm cho côn trùng không thể thoát được, đồng thời tiết ra enzyme để tiêu hoá thức ăn của mình. Theo em, các loài cây này thường sinh sống ở những nơi có điều kiện như thế nào và chúng lấy chất gì từ côn trùng
A. Những loài thực vật này thường sống ở những nơi ẩm ướt, đặc biệt ở các khu rừng rậm. Để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho quá trình sống chúng đã lấy chất hữu cơ (chất béo) từ các loài động vật, chủ yếu là các loài côn trùng.
B. Những loài thực vật này thường sống ở những nơi ít dinh dưỡng, đặc biệt là nitrogen. Để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho quá trình sống chúng đã lấy chất hữu cơ (protein) từ các loài động vật, chủ yếu là các loài côn trùng.
C. Những loài thực vật này thường sống ở những nơi ít dinh dưỡng, đặc biệt là nitrogen. Để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho quá trình sống chúng đã lấy chất hữu cơ (protein) từ các loài động vật, chủ yếu là các loài côn trùng.
D. Tất cả các phương án trên đều sai.
=> Giáo án KHTN 7 kết nối bài 29: Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật