Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 20: Trò chuyện cùng mẹ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 20: Trò chuyện cùng mẹ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 20: Trò chuyện cùng mẹ

TUẦN 11

BÀI 20: TRÒ CHUYỆN CÙNG MẸ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Bài đọc “Trò chuyện cùng mẹ” là của tác giả nào?

A. Diệu Thuỷ

B. Xuân Thuỷ

C. Thanh Thảo

D. Hoàng Diệu

Câu 2: Trước khi đi ngủ là khoảng thời gian như thế nào đối với Thư và Hân?

A. Buồn nhất trong ngày vì lo lắng cho ngày mai sẽ phải đi đâu.

B. Hồi hộp nhất trong buổi tối vì không biết mẹ sẽ có trò vui gì.

C. Quý giá nhất trong ngày vì đó lúc gia đình của hai chị em được sum vầy.

D. Vui nhất trong buổi tối.

Câu 3: Theo thói quen, ba mẹ con thường làm gì trước khi đi ngủ?

A. Đọc sách và thủ thỉ chuyện trò.

B. Xem ti vi và trò chuyện.

C. Cùng ra cơ quan gặp bố một lát rồi về.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Đâu không phải là một việc làm của mẹ?

A. Kể cho hai chị em về công việc của mẹ.

B. Mẹ lại kể về ngày mẹ còn bé.

C. Mẹ pha trò khiến hai chị em cười như nắc nẻ.

D. Mẹ chỉ ra sự khác nhau giữa truyện cổ tích Việt Nam và truyện cổ tích nước ngoài.

Câu 5: Sau khi nghe mẹ kể chuyện xong thì hai chị em làm gì?

A. Hai chị em cũng líu lo kể chuyện cho mẹ nghe.

B. Hân kể chuyện cho Thư và mẹ nghe.

C. Gọi bố vào ngủ cùng.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Hân hay kể những gì cho Thư và mẹ nghe?

A. Các bạn ở lớp mẫu giáo.

B. Những trò chơi em được cô dạy

C. Những món quà chiều mà em ăn rồi lại muốn ăn thêm nữa.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Đâu là một điều mà Thư kể cho Hân và mẹ nghe?

A. Chuyện được cô giáo mời đọc bài văn trước cả lớp.

B. Chuyện nói chuyện với bác bảo vệ ở trường.

C. Những câu đố mà cô giáo ra

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Câu nào chỉ chứa những từ chỉ người thân?

A. Ông, bà, bố, mẹ, chú, bác.

B. Cậu, mợ, cô, chú, bạn, bè.

C. Thầy giáo, cô giáo, em gái, cháu trai.

D. Bác, thím, ông, tổ, thiên.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Tại sao sắp đến giờ ngủ, mẹ phải nhắc rõ ràng cho hai chị em là chỉ còn năm phút nữa thôi?

A. Vì hai chị em thường hay thức khuya làm bài tập, khiến mẹ rất lo lắng cho sức khoẻ.

B. Vì những câu chuyện của ba mẹ con thường nối vào nhau không dứt, mẹ sợ hai chị em không chịu đi ngủ.

C. Vì hai chị em chưa biết xem đồng hồ.

D. Cả A và C.

Câu 2: Vì sao thời gian trò chuyện của ba mẹ con cứ được cộng thêm mãi?

A. Vì thời gian không bao giờ ngừng trôi.

B. Vì mẹ thường hay quên giờ giấc, và đôi khi chỉ nói vậy cho vui.

C. Vì đôi khi đã đến giờ đi ngủ nhưng chính mẹ lại là người nấn ná nghe chuyện của các con.

D. Vì mẹ yêu thương các con nên khi các con muốn nói mẹ không thể không nghe.

Câu 3: Câu nào sau đây là đúng?

A. Ba mẹ con hôm nào cũng đi theo trình tự: đọc sách, bàn luận về các nhân vật và kể cho nhau nghe về những câu chuyện thực tế trong ngày.

B. Ba mẹ con không có nhiều điều để nói với nhau lắm.

C. Ba mẹ con thỉnh thoảng sẽ bàn luận về các nhân vật trong quyển sách vừa đọc.

D. Cả A và C.

Câu 4: Thư và Hân có mối quan hệ thế nào?

A. Hai người là chị em cùng cha khác mẹ. Thư là chị, Hân là em.

B. Hai người là chị em ruột, Thư là chị, Hân là em.

C. Hai người là chị em ruột, Hân là chị, Thư là em.

D. Hai người là chị em họ. Hân là chị, Thư là em.

Câu 5: Nội dung chính của bài đọc là gì?

A. Cuộc nói chuyện thú vị và bổ ích của hai chị em với mẹ trước lúc đi ngủ.

B. Cuộc nói chuyện tẻ nhạt giữa hai chị em khiến cho hai người ngày càng xa cách.

C. Tình yêu của cha mẹ dành cho con cái thông qua việc kể chuyện.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Dấu hai chấm không được dùng để làm gì?

A. Để báo hiệu lời nói trực tiếp

B. Để kết thúc câu, ý, mệnh đề

C. Để báo hiệu phần giải thích

D. Để báo hiệu phần liệt kê.

Câu 7: Dấu hai chấm trong câu nào sau đây có tác dụng báo hiệu phần giải thích?

A. Hoa hồng: cây ăn quả cùng họ với thị, quả khi xanh có vị chát, khi chín màu vàng hay đỏ, vị ngọt, hạt dẹt, màu nâu sẫm.

B. An hát: “Tiếng trống trường rộn rã đập tan cái nắng hè”.

C. Lan hơn Linh ở những điểm là: sắc đẹp, độ giàu có, học vấn.

D. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Việc làm của mẹ trong bài đọc thể hiện điều gì?

A. Cho thấy mẹ có niềm kiêu hãnh ở hai chị em, những người học rất giỏi nhờ bàn tay của mẹ.

B. Cho thấy mẹ là người yêu thương con cái, muốn cho chúng niềm vui, tiếng cười và dạy chúng những điều bổ ích.

C. Mẹ là một người rảnh rỗi, không có việc gì làm. Đáng ra thay vì ngồi nói chuyện với các con thì nên ra ngoài làm việc kiếm thêm tiền.

D. Mẹ không tốt vì đã đầu độc bọn trẻ bằng những thứ vô bổ.

Câu 2: Việc hai chị em kể chuyện cho mẹ nghe nói lên điều gì?

A. Hai chị em muốn lấy lòng mẹ để mẹ mua cho nhiều đồ chơi, bánh kẹo.

B. Hai chị em thương yêu mẹ vô cùng.

C. Hai chị em là những người năng động, thích nói chuyện, thích chia sẻ và muốn làm cho mẹ vui.

D. Cả B và C.

Câu 3: Đâu là bố cục đúng của bài đọc?

A. Đầu tiên là chuyện của mẹ kể, tiếp là chuyện của hai chị em, cuối cùng tổng hợp lại thành một buổi nói chuyện thú vị.

B. Các phần trong bài đọc không rõ ràng, dứt khoát mà liên miên như trường giang đại hồ.

C. Đầu tiên là chỉ ra ưu điểm của cuộc trò chuyện giữa ba mẹ con trước lúc đi ngủ, tiếp đến là nhược điểm, sau cùng là tổng kết.

D. Giới thiệu về cuộc trò chuyện thường nhật của ba mẹ con, tiếp đến là chuyện của mẹ kể, sau là chuyện của hai chị em.

Câu 4: Cho câu văn: “Tôi đã đi học từ lúc lên năm: tuổi như người khác.”. Dấu hai chấm trong câu này có tác dụng gì?

A. Để báo hiệu lời nói trực tiếp

B. Để báo hiệu phần giải thích

C. Để báo hiệu phần liệt kê.

D. Không có tác dụng gì vì nó được dùng không đúng chỗ.

Câu 5: Cho hình ảnh sau:

Câu nào sau đây không nêu đặc điểm của sự vật trong hình ảnh trên?

A. Ngôi nhà nhỏ bé với mái ngói đỏ và tường vàng.

B. Không gian quanh nhà mang màu sắc tươi tắn, tự nhiên.

C. Có một bóng ma mà mọi người đều không nhìn ra đang đi qua ngôi nhà.

D. Trên trời có những đám mây trắng lưa thưa.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Chú ý vào đoạn thứ hai, đặc biệt là phần đầu ở các câu “hôm thì …”, “có hôm …”. Cách viết này của tác giả có tác dụng gì hoặc gây ra vấn đề gì?

A. Cách viết này mang tính liệt kê nhưng không phải chỉ đưa vào một câu duy nhất mà hình thành ra nhiều câu. Điều đó giúp ích cho nhịp văn của đoạn văn đó và làm cho đoạn văn trở nên dễ đọc hơn.

B. Cách viết này làm cho đoạn văn có tính khúc chiết, gẫy gọn hơn, tránh lan man sang các vấn đề khác.

C. Cách viết này dài dòng. Người viết có thể liên kết các câu lại trong một câu duy nhất. Bản thân các câu không khó hiểu gì cả nên việc phân tách ra thành nhiều câu không mang lại nhiều tác dụng.

D. Cách viết này phá vỡ những nguyên tắc làm văn.

Câu 2: Các em có thể học hỏi điều gì qua bài đọc này?

A. Một gia đình phải có ít nhất hai đứa con gái.

B. Đọc sách, kể chuyện trước lúc đi ngủ mới là tuyệt nhất.

C. Nên trò chuyện với bố mẹ nhiều hơn.

D. Tất cả các đáp án trên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 1 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay