Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 27: những chiếc áo ấm

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 27: những chiếc áo ấm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

TUẦN 15

BÀI 27: NHỮNG CHIẾC ÁO ẤM

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Bài đọc “Những chiếc áo ấm” dựa theo truyện của ai?

A. Phạm Tiến Duật

B. Bế Kiến Quốc

C. Võ Quảng

D. Truyện cổ tích.

Câu 2: Mùa đông đến, thỏ chống rét bằng cách nào?

A. Thỏ quấn tấm vải lên người.

B. Thỏ may một bộ quần áo mới.

C. Thỏ kiếm được một chiếc áo lông thú dày.

D. Thỏ chạy xuống phương nam tránh rét.

Câu 3: Thỏ gặp vấn đề gì với cách chống rét của mình?

A. Áo lông thú của thỏ dày quá, mặc vào thì nóng mà cởi ra thì rét.

B. Tấm vải của thỏ bị gió thổi bay xuống ao.

C. Bộ quần áo mới của thỏ hoá ra là hàng đểu và nó nhanh chóng rách.

D. Thỏ gặp những con vật hung tợn trên đường di cư tránh rét.

Câu 4: Nhím đã đóng góp cho thỏ cái gì để may áo?

A. Một sợi lông của mình nhưng có tính chất như cây kim

B. Sợi chỉ

C. Thanh sắt.

D. Máy khâu.

Câu 5: Chị tằm cho thỏ cái gì để may áo?

A. Một ít tơ làm chỉ

B. Khung cửi

C. Những con tằm đã chết.

D. Bộ huy hiệu siêu nhân.

Câu 6: Bọ ngựa giúp ích gì cho việc may áo?

A. Làm giãn miếng vải

B. Khâu vá

C. Cắt vải

D. Cắt chỉ thừa.

Câu 7: Ốc sên giúp ích gì cho việc may áo?

A. Làm áo nhẵn bóng

B. Làm áo săn chắc

C. Kẻ vạch

D. Làm áo có thể chống giá rét

Câu 8: Tất cả đi tìm ai để có thể luồn kim?

A. Xén tóc

B. Chim ổ dộc.

C. Kiến

D. Gà mái.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Nhím đã giúp thỏ làm gì khi thấy tấm vải của thỏ rơi xuống ao?

A. Nhảy xuống vớt tấm vải lên.

B. Dùng lông trên cơ thể để lấy tấm vải.

C. Khều tấm vải vào bờ.

D. Gọi bác đánh cá lấy giúp.

Câu 2: Vì sao nhím đưa ra đề nghị phải may tấm vải thành áo?

A. Vì làm như thế nhím sẽ được chia phần.

B. Vì nhím đã có cách nhìn đậm chất triết học.

C. Vì thỏ chưa biết cách chỉ dùng mỗi tấm vải không.

D. Vì áo giúp bảo vệ cơ thể tốt hơn và tránh việc bị bay đi.

Câu 3: Để mùa đông năm ấy trong rừng ai cũng có áo ấm để mặc thì những người đã giúp thỏ may áo đã làm gì?

A. Đi đến những nhà có không có áo ấm để mặc và may cho họ những chiếc áo ấm.

B. Tụ tập nhau lại thành lập xưởng may áo ấm, trong đó mỗi người sẽ đảm đương phần việc mà mình giỏi.

C. Gây quỹ hỗ trợ những người không có áo ấm.

D. Tất cả các đáp án trên.


Câu 4: “Tôi lẳng (1) bỏ đi khi ông ta giao cho tôi một công việc (2) nhọc.”

Hãy thay thế các số bằng những từ đúng.

A. nặng, lặng

B. lặng, nặng

C. lặng, lặng

D. nặng, nặng

Câu 5: “Ai (1) lòng nào ngắt một bông hoa đang (2) rộ.”

Hãy thay thế các số bằng những từ đúng.

A. nở, nở

B. nỡ, nỡ

C. nở, nỡ

D. nỡ, nở

Câu 6: Giả sử em phải kể về một hoạt động tập thể mà em đã tham gia. Đâu là một ý mà em không nên đưa vào bài nói của mình?

A. Tên của hoạt động tập thể mà em tham gia

B. Những người em đã làm việc cùng.

C. Những câu chuyện riêng tư của em có liên quan đến hoạt động tập thể đó.

D. Cảm nghĩ của em sau khi tham gia hoạt động đó.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Ta nhận thấy đặc điểm gì chung trong hành trình đi biến tấm vải thành áo?

A. Tất cả đều biết may vá.

B. Tất cả đều có tinh thần quên mình vi nghĩa.

C. Mỗi lần gặp một người là thỏ lại phải vái lậy họ thì họ mới giúp sức.

D. Mỗi người chỉ có thể đóng góp một phần vào việc làm thành chiếc áo.

Câu 2: Việc mỗi người đều đóng góp để làm nên chiếc áo cho thỏ thể hiện điều gì?

A. Sự sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau.

B. Sự phung phí thời gian.

C. Họ đều rất yêu thương thỏ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: “Nhiều người cho rằng ăn (1) trước khi thi có thể giúp tăng khả năng thi (2).”

Hãy thay thế các số bằng những từ đúng.

A. đổ, đỗ

B. đỗ, đổ

C. đỗ, đỗ

D. đổ, đổ

Câu 4: Dưới đây là một bài nói của một học sinh kể về một hoạt động tập thể mà bạn đó đã tham gia:

“Tôi đã cùng Lan và Hương rửa rau và hoa quả. Chúng tôi đã rửa rất kĩ vì biết rằng thực phẩm bẩn sẽ gây hại cho cơ thể. Vừa lúc chúng tôi rửa xong cũng là lúc các bạn khác hoàn thành phần việc của họ. Cuối cùng sau một giờ làm việc, chúng tôi đã có một bữa lẩu tuyệt vời. Tôi thấy rất vui khi được làm việc cùng mọi người.”

Nhận xét nào sau đây là đúng về bài nói trên?

A. Bài nói đã trình bày được các ý như những người làm việc cùng, công việc được giao, kết quả, cảm nghĩ một cách tương đối tốt nhưng bạn đã thiếu đi một phần hết sức quan trọng đó là cho người đọc biết công việc tập thể đó là gì.

B. Bài nói không trình bày rõ ý, chỉ qua loa, đại khái. Bài nói có tính chất đối phó.

C. Bạn học sinh không ghi nhớ được nhiều điều về hoạt động tập thể đó.

D. Cả B và C.

Câu 5: Đọc bài thơ “Trong vườn” (tr.122). Nội dung chính của bài thơ là gì?

A. Sự mất đoàn kết giữa các cây trồng đã khiến cho bão gió làm chết hết tất cả.

B. Cơn gió có ý nghĩa đặc biệt với các loài cây cối trong vườn nhà.

C. Từ sáng đến tối, những cây cối trong vườn chỉ biết chơi bời nên đã không cho ra được nhiều hoa quả.

D. Cuộc sống chan hoà vui vẻ và cùng nhau chia sẻ ngọt bùi của các cây trồng trong vườn.

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Ta có thể học được điều gì qua câu chuyện?

A. Vào mùa đông, chúng ta nên dựng xưởng may với những người giỏi về may vá để giúp đỡ người không có áo ấm.

B. Khi ta gặp vấn đề về may vá, chúng ta có thể nhờ vả nhím, bọ ngựa, ốc sên,…

C. Không ai giỏi toàn diện mà mỗi người thường chỉ một vài điểm mạnh, vậy nên cần phải kết hợp với nhau để làm được nhiều điều.

D. Chúng ta cần phải biết hợp sức lại mới có thể chống lại sức mạnh của tà ác.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 1 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay