Trắc nghiệm Tiếng việt 5 Kết nối bài 15: Luyện tập về liên kết câu trong đoạn văn
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm 15: Luyện tập về liên kết câu trong đoạn văn. Bộ trắc nghiệm có 3 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức
BÀI 15: XUỒNG BA LÁ QUÊ TÔI
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ LIÊN KẾT CÂU TRONG ĐOẠN VĂN
(15 CÂU)
I. NHẬN BIẾT (06 CÂU)
Câu 1: Trong một đoạn văn, câu sau có thể liên kết với câu trước bằng cách nào?
A. Chỉ bằng cách lặp từ ngữ.
B. Chỉ bằng cách dùng từ ngữ nối.
C. Chỉ bằng cách dùng từ ngữ thay thế.
D. Có thể bằng cả ba cách trên.
Câu 2: Từ ngữ nối thường xuất hiện ở vị trí nào trong câu?
A. Giữa câu.
B. Cuối câu.
C. Đầu câu.
D. Bất kỳ vị trí nào.
Câu 3: Việc dùng từ ngữ thay thế trong đoạn văn có tác dụng gì?
A. Chỉ để liên kết các câu.
B. Chỉ để tránh trùng lặp từ ngữ.
C. Vừa liên kết các câu vừa tránh trùng lặp từ ngữ.
D. Để tạo sự khác biệt giữa các câu.
Câu 4: Từ nào sau đây không phải là từ ngữ nối?
A. Rồi.
B. Vì thế.
C. Bởi vậy.
D. Nhưng.
Câu 5: Để thay thế từ ngữ đã dùng ở câu trước, ta có thể sử dụng:
A. Chỉ đại từ.
B. Chỉ danh từ.
C. Cả đại từ và danh từ.
D. Chỉ động từ.
Câu 6: Cụm từ "bên cạnh đó" trong đoạn văn là:
A. Trạng ngữ chỉ nơi chốn.
B. Từ ngữ nối.
C. Từ ngữ thay thế.
D. Từ ngữ lặp lại.
II. THÔNG HIỂU (04 CÂU)
Câu 1: Các từ nào được sử dụng trong cách liên kết câu bằng từ ngữ thay thế?
A. Đây, đó, kia, thế, vậy…
B. Cái này, việc ấy, vì vậy, tóm lại…
C. Và, rồi, nhưng, vì, để, nếu…
D. Nhìn chung, tuy nhiên, dù thế, nếu vậy…
Câu 2: Dòng nào sau đây không chứa những từ ngữ thường dùng trong cách liên kết câu bằng từ ngữ nối?
A. Và, rồi, nhưng, mà, còn, vì, nếu, tuy, để…
B. Vì vậy, nếu thế, thế thì, vậy nên…
C. Nhìn chung, tóm lại, hơn nữa, vả lại, với lại…
D. Cái này, điều ấy, việc đó, hắn, họ, nó…
Câu 3: Từ in đậm trong câu “Con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu” thay thế cho từ ngữ nào trong câu trước?
A. Cái mạnh của con người Việt Nam.
B. Sự thông minh.
C. Nhạy bén với cái mới.
D. Sự thông minh nhạy bén với cái mới.
Câu 4: Từ in đậm trong câu văn chỉ kiểu quan hệ gì giữa hai câu?
Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng.
A. Quan hệ bổ sung.
B. Quan hệ nguyên nhân.
C. Quan hệ nhượng bộ.
D. Quan hệ nghịch đối.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
=> Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 15: Luyện tập về liên kết câu trong đoạn văn