Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 10: Biến trở - điện trở dùng trong kĩ thuật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 10: Biến trở - điện trở dùng trong kĩ thuật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án Vật lí 9 kì 1 soạn theo công văn 5512

BÀI 10: BIẾN TRỞ - ĐIỆN TRỞ DÙNG TRONG KĨ THUẬT

PHẦN A. TRẮC NGHIỆM

PHẦN 1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Biến trở là:

A. điện trở có thể thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh chiều dòng điện trong mạch.

B. điện trở có thể thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh cường độ và chiều dòng điện trong mạch.

C. điện trở có thể thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

D. điện trở không thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

Câu 2: Hiệu điện thế trong mạch điện có sơ đồ dưới được giữ không đổi. Khi dịch chuyển con chạy của biến trở dần về đầu N thì số chỉ của ampe kế sẽ thay đổi như thế nào?

Vật Lí lớp 9 | Tổng hợp Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

A. Giảm dần đi

B. Tăng dần lên

C. Không thay đổi

D. Lúc đầu giảm dần, sau đó tăng dần lên

Câu 3: Biến trở không có kí hiệu trong hình vẽ nào dưới đây?

A.

B.

C.

D.

Câu 4: âu phát biểu nào dưới đây là không đúng về biến trở?

A. Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số.

B. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi cường độ dòng điện.

C. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện.

D. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi chiều dòng điện trong mạch.

Câu 5: Trước khi mắc biến trở vào mạch để điều chỉnh cường độ dòng điện thì cần điều chỉnh biến trở có giá trị nào dưới đây?

A. Có giá trị 0

B. Có giá trị nhỏ

C. Có giá trị lớn

D. Có giá trị lớn nhất

Câu 6: Trên một biến trở có ghi 30Ω – 2,5A. Các số ghi này có ý nghĩa nào dưới đây?

A. Biến trở có điện trở nhỏ nhất là 30 Ω và chịu được dòng điện có cường độ nhỏ nhất là 2,5A.

B. Biến trở có điện trở nhỏ nhất là 30 Ω và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2,5A.

C. Biến trở có điện trở lớn nhất là 30 Ω và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2,5A.

D. Biến trở có điện trở lớn nhất là 30 Ω và chịu được dòng điện có cường độ nhỏ nhất là 2,5A.

Câu 7: Biến trở là dụng cụ dùng để điều chỉnh đại lượng nào trong mạch?

A. Cường độ dòng điện.

B. Hiệu điện thế.

C. Nhiệt độ của điện trở.

D. Chiều dòng điện.

Câu 8: Khi dịch chuyển con chạy hoặc tay quay của biến trở, đại lượng nào sau đây thay đổi theo?

A. Tiết diện dây của biến trở.

B. Điện trở suất của chất làm dây dẫn của biến trở.

C. Chiều dài dây dẫn của biến trở.

D. Nhiệt độ của biến trở.

PHẦN 2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Một bóng đèn có hiệu điện thế định mức 2,5V và cường độ dòng điện định mức 0,4A được mắc với một biến trở con chạy để sử dụng với nguồn điện có hiệu điện thế không đổi 12V. Để đèn sáng bình thường thì phải điều chỉnh biến trở có điện trở là bao nhiêu?

A. 33,7 Ω

B. 23,6 Ω

C. 23,75 Ω

D. 22,5 Ω

Câu 2: Trên hình vẽ là một biến trở tay quay, khi mắc biến trở vào mạch điện ở hai chốt B và D, điện trở của mạch điện sẽ thay đổi như thế nào khi con chạy C tiến về chốt A?

https://tech12h.com/sites/default/files/styles/inbody400/public/5.b6.jpg?itok=3JcrtWsk

A. Không thay đổi.

B. Lúc tăng, lúc giảm.

C. Tăng.

D. Giảm

Câu 3: Biến trở dây quấn được cấu tạo bởi các bộ phận nào kể sau:

A. Con chạy.

B. Các chốt nối.

C. Cả 3 phương án.

D. Cuộn dây dẫn.

Câu 4: Cho mạch điện như hình vẽ:

Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài tập biến trở - điện trở dùng trong kĩ thuật

Đóng khóa K rồi dịch chuyển con chạy trên biến trở. Đề đèn sáng mạnh nhất thì phải dịch chuyển con chạy của biến trở đến vị trí nào?

A. Điểm M

B. Điểm N

C. Trung điểm của MN

D. Đèn luôn sáng bình thường

Câu 5: Điện trở dùng trong kĩ thuật thường có trị số:

A. Rất lớn

B. Rất nhỏ

C. Cỡ vài chục ôm

D. Có thể lên tới 100 ôm

Câu 6: Trong kĩ thuật, chẳng hạn trong các mạch điện của rađio, tivi, ... người ta cần sử dụng các điện trở có kích thước nhỏ với các trị số khác nhau, có thể lên tới vài trăm megaom. Các điện trở này được chế tạo bằng một lớp than hay lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lớp cách điện (thường bằng sứ). Phương án nào sau đây giải thích được vì sao lớp than hay lớp kim loại đó lại có điện trở lớn.

A. Vì khối này như một điện trở có bề dày lớn

B. Vì khối này như một điện trở có tiết diện S rất nhỏ

C. Vì khối này như một điện trở có tiết diện S lớn

D. Vì khối này như một điện trở có chiều dài rất lớn

Câu 7: Điện trở dùng trong kĩ thuật được chế tạo bằng:

A. Lớp natri hoặc lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lớp cách điện

B. Lớp natri hoặc lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lớp dẫn điện

C. Lớp chì hoặc lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lớp cách điện

D. Lớp chì hoặc lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lớp dẫn điện

PHẦN 3. VẬN DỤNG

Câu 1: Người ta dùng dây nicrom có điện trở suất là 1,1.10-6 Ω .m và có đường kính tiết diện là d1 = 0,8mm để quấn một biến trở có điện trở lớn nhất là 20 Ω . Tính độ dài l1 của đoạn dây nicrom cần dùng để quấn biến trở nói trên.

A. 91,3cm

B. 91,3m

C. 913mm

D. 913cm

Câu 2: Cuộn dây của một biến trở con chạy được làm bằng hợp kim Nikêlin có điện trở suất 0,4.10-6 Ω .m, có tiết diện đều là 0,6 mm2 và gồm 500 vòng quấn quanh lõi sứ trụ tròn đường kính 4 cm. Hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt lên hai đầu cuộn dây của biến trở là 67V. Hỏi biến trở này chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là bao nhiêu?

A.   1,5 A

B.   1,6 A

C.   1,7 A

D.   1,8 A

Câu 3: Một biến trở con chạy có điện trở lớn nhất là 20Ω. Dây điện trở của biến trở là một dây nicrom có tiết diện 0,5mm2 và được quấn đều xung quanh một lõi sứ tròn có đường kính 2cm. Số vòng dây của biến trở này là bao nhiêu?

A. n = 1,448 vòng.

B. n = 14,48 vòng.

C. n = 144,8 vòng.

D. Một kết quả khác.

Câu 4: Một biến trở con chạy được làm từ dây dẫn hợp kim nikelin có điện trở suất 0,4.10−8Ωm, có tiết diện đều 0,6mm2 và gồm 500 vòng quấn quanh một lõi sứ trụ tròn có đường kính 4 cm. Điện trở lớn nhất của biến trở này có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau?

A. R = 11,87Ω.

B. R = 21,87Ω.

C. R = 31,87Ω.

D. R = 41,87Ω.

Câu 5: Hãy chọ câu phát biểu đúng.

A. Cả hai phát biểu (1) và (2) đúng.

B. Cả hai phát biểu (1) và (2) sai.

C. Biến trở được sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch (2).

D. Biến trở là điện trở có giá trị có thể thay đổi được (1).

Câu 6: Cần làm một biến trở có điện trở lớn nhất làm 30Ω bằng dây dẫn Nikêlin có điện trở suất là 0,40.10-6Ω.m và tiết diện 0,5mm2. Tính chiều dài của dây dẫn.

A.   35,5 m

B.   36,5 m

C.   37,5 m

D.   38,5 m

Câu 7: Cuộn dây của một biến trở con chạy được làm bằng hợp kim Nikêlin có điện trở suất 0,40. 10-6Ω.m, có tiết diện đều là 0,6mm2 và gồm 500 vòng quấn thành một lớp quanh lõi sứ trụ tròn đường kính 4cm. Tính điện trở lớn nhất của biến trở này?

A.   40,9 Ω

B.   41,9 Ω

C.   42,9 Ω

D.   43,9 Ω

PHẦN 4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Một biến trở Rb có giá trị lớn nhất là 30Ω được mắc với hai điện trở R1 = 15Ω và R2 = 10Ω thành mạch có sơ đồ như hình vẽ. Trong đó hiệu điện thế không đổi U = 4,5V. Hỏi khi điều chỉnh biến trở thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1 có giá trị lớn nhất Imax và nhỏ nhất Imin là bao nhiêu?

Vật Lí lớp 9 | Tổng hợp Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

A.   Imax = 0,2 A, Imin = 0,3 A

B.   Imax = 0,3 A, Imin = 0,4 A

C.   Imax = 0,4 A, Imin = 0,5 A

D.   Imax = 0,5 A, Imin = 0,6 A

Câu 2: Người ta dùng dây hợp kim nicrom có tiết diện 0,2mm2 làm một biến trở con chạy. Biết điện trở lớn nhất của biến trở là 40Ω. Cho điện trở suất của hợp kim nicrom là 1,1.10−8Ωm. Chiều dài của hợp kim nicrom cần dùng có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau?

A. l = 7,27 mm.

B. l = 7,27 cm.

C. l = 7,27 m.

D. Một kết quả khác.

Câu 3: Người ta dùng dây hợp kim nicrom có tiết diện 0,2mm2 làm một biến trở con chạy. Biết điện trở lớn nhất của biến trở là 40Ω. Cho điện trở suất của hợp kim nicrom là 1,1.10−8Ωm. Dây điện trở của biến trở được quấn đều xung quanh một lõi sứ tròn có đường kính 1,5cm. Số vòng dây của biến trở này là:

A. 1,543 vòng.

B. 15,43 vòng.

C. 154,3 vòng.

D. 1543 vòng.

Câu 4: Trong mạch điện có sơ đồ như sau:

Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài tập biến trở - điện trở dùng trong kĩ thuật

Nguồn điện có hiệu điện thế không đổi là 12V, điện trở mạch ngoài (R = 12 ). Phải điều chỉnh biến trở có điện trở là bao nhiêu để vôn kế chỉ 3V?

A. 12Ω

B. 24Ω

C. 36Ω

D. 34Ω

Câu 5: Một bóng đèn có hiệu điện thế định mức là 3V và khi sáng bình thường thì dòng điện qua đèn có cường độ là 0,32A. Mắc bóng đèn này nối tiếp với biến trở rồi mắc vào hiệu điện thế không đổi 12V. Hỏi biến trở này phải có giá trị lớn nhất tối thiểu là bao nhiêu để đèn có thể sáng bình thường?

A.   25,125 Ω

B.   26,125 Ω

C.   27,125 Ω

D.   28,125 Ω

Câu 6: Người ta dùng dây nicrom có điện trở suất là 1,1.10-6Ω.m và có đường kính tiết diện là d1 = 0,8mm để quấn một biến trở có điện trở lớn nhất là 20Ω.Tính độ dài của đoạn dây nicrom cần dùng để quấn bến trở nói trên.

A.   6,13m

B.   7,13m

C.   8,13m

D.   9,13m

Câu 7: Người ta dùng dây nicrom có điện trở suất là 1,1.10-6Ω.m và có đường kính tiết diện là d1 = 0,8mm để quấn một biến trở có điện trở lớn nhất là 20Ω. Dây nicrom của biến trở này được quấn thành một lớp gồm những vòng sát nhau trên một lõi sứ có đường kính d2 = 2,5cm. Tính chiều dài tối thiểu của lõi sứ này.

A.   6,3 cm

B.   7,3 cm

C.   8,3 cm

D.   9,3 cm

Câu 8: Người ta dùng dây hợp kim nicrom có tiết diện 0,2mm2 làm một biến trở con chạy. Biết điện trở lớn nhất của biến trở là 40Ω. Cho điện trở suất của hợp kim nicrom là1,1.10−8Ωm. Chiều dài của hợp kim nicrom cần dùng có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau?

A. l = 7,27 mm.

B. l = 7,27 cm.

C. l = 7,27 m.

D. Một kết quả khác.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay