Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

  CHƯƠNG III: QUANG HỌC

BÀI 55: MÀU SẮC CÁC VẬT DƯỚI ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ DƯỚI ÁNH SÁNG MÀU

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Khi thấy vật màu trắng thì ánh sáng đi vào mắt ta có màu:

  1. đỏ
  2. xanh
  3. vàng
  4. trắng

Câu 2: Chọn phát biểu đúng

  1. Khi nhìn thấy vật có màu nào (trừ vật đen) thì có ánh sáng màu đó đi vào mắt ta.
  2. Tấm lọc màu nào thì hấp thụ tốt ánh sáng màu đó.
  3. Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu vàng ta thu được ánh sáng trắng.
  4. Các đèn LED phát ra ánh sáng trắng.

Câu 3: Khi nhìn thấy vật màu đen thì

  1. ánh sáng đi đến mắt ta là ánh sáng trắng.
  2. ánh sáng đi đến mắt ta là ánh sáng xanh.
  3. ánh sáng đi đến mắt ta là ánh sáng đỏ.
  4. không có ánh sáng từ vật truyền tới mắt.

Câu 4: Chọn câu đúng

  1. Tờ bìa đỏ để dưới ánh sáng nào cũng có màu đỏ.
  2. Tờ giấy trắng để dưới ánh sáng đỏ vẫn thấy trắng.
  3. Mái tóc đen ở đâu cũng thấy là mái tóc đen.
  4. Hộp bút màu xanh để trong phòng tối vẫn thấy màu xanh

Câu 5: Chọn phương án đúng

  1. Vật có màu trắng chỉ có khả năng tán xạ ánh sáng.
  2. Vật có màu nào thì tán xạ yếu ánh sáng màu đó.
  3. Vật có màu nào thì tán xạ mạnh ánh sáng các màu khác.
  4. Vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng nào.

Câu 6: Khi nhìn thấy vật màu đen thì ánh sáng nào đã đi vào mắt ta?

  1. Màu vàng và màu tía.
  2. Màu đỏ và màu tím.
  3. Không có ánh sáng nào đi vào mắt ta.
  4. Màu lam và màu tím.

Câu 7: Ánh sáng tán xạ trên vật được truyền đi

  1. theo phương của ánh sáng tới.   
  2. vuông góc với phương của ánh sáng tới.
  3. song song với phương của ánh sáng tới.  
  4. theo mọi phương.

Câu 8: Chiếu một ánh sáng đỏ vào một tấm bảng đen, tấm bảng sẽ có màu:

  1. tím.
  2. đỏ sậm.
  3. đen.
  4. lục.

Câu 9: Chiếu một ánh sáng đỏ lên một tờ giấy màu xanh lục, ta thấy tờ giấy có màu:

  1. trắng.
  2. đỏ.
  3. đen.
  4. tùy theo cường độ ánh sáng đỏ chiếu vào.

Câu 10: Chiếu một ánh sáng đỏ lên một tờ giấy trắng, ta thấy tờ giấy có màu:

  1. trắng.
  2. đỏ.
  3. đen.
  4. tùy theo cường độ ánh sáng đỏ chiếu vào.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Dưới ánh sáng đỏ ta thấy một người mặc áo đỏ. Dưới ánh sáng trắng thì chiếc áo đỏ đó chắc chắn không phải là chiếc áo màu:

  1. trắng
  2. đỏ
  3. hồng
  4. tím

Câu 2: Dưới ánh sáng đỏ và ánh sáng lục, ta thấy có một dòng chữ màu đen. Vậy dưới ánh sáng trắng, dòng chữ ấy có màu:

  1. đỏ
  2. vàng
  3. lục
  4. xanh thẫm, tím hoặc đen

Câu 3: Thắp sáng một đèn LED lục bên cạnh một đèn quả nhót đỏ đang sáng, ta sẽ thấy gì?

  1. Nhìn vào hai đèn ta thấy có màu đỏ.
  2. Nhìn vào hai đèn ta thấy có màu lục.
  3. Nhìn vào hai đèn ta thấy có màu vàng.
  4. Ánh sáng đèn LED vẫn có màu lục, ánh sáng đèn quả nhót vẫn có màu đỏ.

Câu 4: Thông thường để phân biệt màu sắc, người ta có thể dùng khái niệm màu sáng và màu tối. Theo bạn, 2 màu đó tán xạ ánh sáng như thế nào?

  1. Không có tán xạ.
  2. Màu sáng tán xạ mạnh hơn.
  3. Màu tối tán xạ mạnh hơn.
  4. Tán xạ như nhau.

Câu 5: Các vật màu mà ta nghiên cứu là các vật không tự phát sáng. Chúng chỉ có khả năng tán xạ (hắt lại theo mọi phương) ánh sáng chiếu đến chúng. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật?

  1. Vật màu đỏ tán xạ tốt ánh sáng màu đỏ.
  2. Vật màu xanh tán xạ rất kém ánh sáng màu đỏ.
  3. Vật màu đen không tán xạ ánh sáng màu đỏ.
  4. Các phát biểu A, B, C đều đúng.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật?

  1. Vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng màu xanh.
  2. Vật màu đen tán xạ tốt ánh sáng màu vàng.
  3. Vật màu xanh tán xạ tốt ánh sáng màu xanh.
  4. Vật màu đỏ tán xạ rất kém ánh sáng màu ánh sáng màu xanh.

Câu 7: Chọn câu đúng trong các câu sau đây:

  1. Chiếc bút màu xanh để trong phòng tối cũng vẫn có màu xanh.
  2. Tờ giấy trắng để dưới ánh sáng màu đỏ vẫn thấy trắng.
  3. Mái tóc đen ở chỗ nào cũng là mái tóc đen.
  4. Tờ bìa đỏ để dưới ánh sáng nào cũng màu đỏ.

Câu 8: Phơi chiếc áo màu tím ngoài trời nắng ta thấy nó có màu:

  1. đỏ.
  2. tím.
  3. xanh lục.
  4. đen.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật?

  1. Vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng màu xanh.
  2. Vật màu đen tán xạ tốt ánh sáng màu vàng.
  3. Vật màu xanh tán xạ tốt ánh sáng màu xanh.
  4. Vật màu đỏ tán xạ rất kém ánh sáng màu xanh.

Câu 10: Chọn phát biểu sai?

  1. Vật màu đen không có khả năng tán xạ ánh sáng màu nào.
  2. Khi chiếu ánh sáng xanh vào vật màu vàng ta thấy vật có màu gần như đen.
  3. Khi chiếu ánh sáng xanh vào vật màu vàng ta thấy vật có màu xanh nhạt.
  4. Vật màu nào thì tán xạ mạnh ánh sáng màu đó.

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Dưới ánh sáng trắng, trên một bức tranh vẽ một chiếc ô tô ta thấy lốp xe màu đen, người lái mặc áo trắng, đội mũ xám, đầu ô tô có cắm một lá cờ đỏ. Dưới ánh sáng đỏ, các vật đó sẽ có màu gì?

Phương án

Màu chiếc lốp

Màu áo

Màu mũ

Màu cờ

A

Đỏ

Đỏ

Đỏ

Đỏ

B

Đen

Đỏ

Đen

Đỏ

C

Đen

Trắng

Xám

Đỏ

D

Đen

Đen

Đen

Đen

  1. Phương án A.
  2. Phương án B.
  3. Phương án C.
  4. Phương án D.

Câu 2: Vì sao về mùa hè, ban ngày khi ra đường phố ta không nên mặc quần áo màu tối? Vì:

  1. Màu tối hấp thụ nhiều ánh sáng, nên cảm thấy nóng.
  2. Màu tối không đẹp.
  3. Màu tối tán xạ ánh sáng ít nên cảm thấy mát.
  4. Màu tối tán xạ nhiều nên cảm thấy nóng.

Câu 3: Vì sao ban ngày hầu hết lá cây ngoài đường có màu xanh?

  1. Vì lá cây hấp thụ hết tất cả các màu trong ánh sáng mặt trời.
  2. Vì lá cấy hấp thụ được ánh sáng màu xanh.
  3. Vì lá cây tán xạ tốt ánh sáng màu xanh trong ánh sáng mặt trời.
  4. Vì ánh sáng màu xanh không thể phản xạ trên lá cây được.

Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống sau đây:

Vật màu nào thì tán xạ mạnh .... (1) .., nhưng tán xạ kém ... (2) ...

  1. ánh sáng màu đó – ánh sáng màu khác.
  2. ánh sáng màu khác - ánh sáng màu đó .
  3. ánh sáng trắng – ánh sáng đen.
  4. ánh sáng màu – ánh sáng đen.

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Ca dao có câu:

Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi

Tại sao trong nước lại có ánh trăng vàng?

  1. mặt nước có tác dụng như một thấu kính, vì vậy ánh sáng từ Mặt Trăng truyền tới phản xạ trên mặt nước tạo thành ảnh của Mặt Trăng dưới nước.
  2. Mặt nước có tác dụng như một lăng kính, vì vậy ánh sáng từ Mặt Trăng truyền tới phản xạ trên mặt nước tạo thành ảnh của Mặt Trăng dưới nước.
  3. Mặt nước có tác dụng như một gương phẳng, vì vậy ánh sáng từ Mặt Trăng truyền tới phản xạ trên mặt nước tạo thành ảnh của Mặt Trăng dưới nước.
  4. Mặt nước có tác dụng như một gương phẳng, vì vậy ánh sáng từ Mặt Trăng truyền tới phản xạ trên mặt nước tạo thành ảnh của Mặt Trăng dưới nước.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay