Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Vật lí 9 kì 1 soạn theo công văn 5512
CHƯƠNG III: QUANG HỌCBÀI 56: CÁC TÁC DỤNG CỦA ÁNH SÁNG
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Ánh sáng có tác dụng nhiệt khi năng lượng ánh sáng biến thành
- điện năng
- nhiệt năng
- cơ năng
- hóa năng
Câu 2: Ánh sáng mặt trời chiếu vào cây cối có thể gây ra những tác dụng gì?
- Nhiệt và sinh học
- Nhiệt và quang điện
- Sinh học và quang điện
- Chỉ gây ra tác dụng nhiệt
Câu 3: Trong pin năng lượng ánh sáng đã biến thành
- Nhiệt năng
- Quang năng
- Năng lượng điện
- Cơ năng
Câu 4: Ánh sáng chiếu vào bộ pin Mặt Trời lắp trên một máy tính bỏ túi sẽ gây ra những tác dụng gì?
- Chỉ gây tác dụng nhiệt.
- Chỉ gây tác dụng quang điện.
- Gây ra đồng thời tác dụng nhiệt và tác dụng quang điện.
- Không gây ra tác dụng nào cả.
Câu 5: Hiện tượng nước ở biển, sông, hồ bay hơi là do tác dụng gì của ánh sáng?
- Tác dụng nhiệt.
- Tác dụng hóa học.
- Tác dụng quang điện.
- Tác dụng sinh học.
Câu 6: Ánh sáng mặt trời có tác dụng gì đối với loài người?
- Phát triển.
- Sinh trưởng.
- A và B đúng.
- Hô hấp.
Câu 7: Tảo, rong biển, san hô,... sống và phát triển được là do tác dụng nào của ánh sáng mặt trời?
- Tác dụng sinh học.
- Tác dụng nhiệt.
- Cả ba phương án còn lại đều sai.
- Tác dụng quang điện
Câu 8: Trong các vật sau đây, vật nào sử dụng pin quang điện?
- Máy tính bỏ túi.
- Máy vi tính.
- Quạt điện.
- Bàn là điện.
Câu 9: Muốn cho pin Mặt Trời phát điện phải
- Có một nguồn điện.
- Có một nam châm điện.
- Có ánh sáng chiếu vào nó.
- Nung nóng nó lên.
Câu 10: Hiện tượng nào sau đây biểu hiện tác dụng sinh học của ánh sáng?
- Ánh sáng mặt trời chiếu vào cơ thể sẽ làm cho cơ thể nóng lên.
- Ánh sáng chiếu vào một hỗn hợp khí clo và khí hiđro đựng trong một ống nghiệm có thể gây ra sự nổ.
- Ánh sáng chiếu vào một pin quang điện sẽ làm cho nó phát điện.
- Ánh sáng mặt trời lúc sáng sớm chiếu vào cơ thể trẻ em sẽ chống được bệnh còi xương.
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Tác dụng nào sau đây không phải do ánh sáng gây ra?
- Tác dụng nhiệt
- Tác dụng quang điện
- Tác dụng từ
- Tác dụng sinh học
Câu 2: Về mùa hè, ban ngày khi ra đường phố ta không nên mặc quần áo màu tối vì quần áo màu tối
- hấp thụ ít ánh sáng nên cảm thấy nóng.
- hấp thụ nhiều ánh sáng nên cảm thấy nóng.
- tán xạ ánh sáng nhiều nên cảm thấy nóng.
- tán xạ ánh sáng ít nên cảm thấy mát.
Câu 3: Chọn phương án sai
Các việc chứng tỏ tác dụng nhiệt của ánh sáng là:
- Phơi quần áo
- Làm muối
- Sưởi ấm về mùa đông
- Quang hợp của cây
Câu 4: Công việc nào dưới đây ta đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng?
- Đưa một chậu cây cảnh ra ngoài sân phơi.
- Kê bàn học cạnh của sổ cho sáng.
- Phơi thóc ngoài sân khi trời nắng to.
- Cho ánh sáng chiếu vào bộ pin mặt trời của máy tính để nó hoạt động.
Câu 5: Hiện tượng nào sau đây biểu hiện tác dụng sinh học của ánh sáng?
- Ánh sáng mặt trời chiếu vào cơ thể sẽ làm cho cơ thể nóng lên.
- Ánh sáng chiếu vào một hỗn hợp khí clo và khí hiđro đựng trong một ống nghiệm có thể gây ra sự nổ.
- Ánh sáng chiếu vào một pin quang điện sẽ làm cho nó phát điện.
- Ánh sáng mặt trời lúc sáng sớm chiếu vào cơ thể trẻ em sẽ chống được bệnh còi xương.
Câu 6: Trong việc sưởi nắng của người già và việc tắm nắng của trẻ em, người ta đã sử dụng những tác dụng gì của ánh nắng mặt trời?
- Đối với cả người già và trẻ em đều sử dụng tác dụng nhiệt.
- Đối với cả người già và trẻ em đều sử dụng tác dụng sinh học.
- Đối với người già thì sử dụng tác dụng nhiệt, còn đối với trẻ em thì sử dụng tác dụng sinh học.
- Đối với người già thì sử dụng tác dụng sinh học, còn đối với trẻ em thì sử dụng tác dụng nhiệt.
Câu 7: Trong các công việc sau đây, công việc nào ứng dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng?
- Phơi thóc, ngô, cá, mực... ngoài trời nắng, ánh sáng chiếu vào chúng sẽ làm nóng chúng lên và khô đi.
- Làm muối ngoài đồng muối.
- Ở các nước châu âu, thời tiết thường giá lạnh, vào những lúc có nắng, người ta thường ra ngoài để tắm nắng.
- Các công việc trên đều ứng dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng.
Câu 8: Tương truyền rằng Acsimet đã dùng gương để đốt cháy các chiến thuyền của người La Mã đến xâm phạm thành Xiraquyxo, quê hương của ông. Acsimet đã dùng tác dụng gì của ánh sáng Mặt Trời?
- Tác dụng quang điện.
- Tác dụng nhiệt.
- Tác dụng sinh học.
- Các tác dụng của ánh sáng đều tác dụng.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng của các vật có màu sắc khác nhau?
- Trong cùng điều kiện như nhau, các vật có màu đen hấp thụ năng lượng ánh sáng tốt hơn các vật có màu trắng.
- Vật màu đen không hấp thụ năng lượng ánh sáng.
- Vật màu vàng nhạt hấp thụ năng lượng ánh sáng tốt hơn màu vàng đậm.
- Vật màu đỏ hấp thụ năng lượng ánh sáng tốt hơn vật màu đen.
Câu 10: Các chậu cây cảnh để dưới những tán cây lớn thường bị còi cọc đi rồi chết. Hiện tượng này cho thấy tầm quan trọng của tác dụng gì của ánh sáng Mặt Trời?
- Tác dụng nhiệt.
- Tác dụng quang điện.
- Tác dụng sinh học.
- Tất cả các tác dụng trên.
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Công việc nào dưới đây ta đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng?
- Đưa một chậu cây cảnh ra ngoài sân phơi.
- Kê bàn học cạnh của sổ cho sáng.
- Phơi thóc ngoài sân khi trời nắng to.
- Cho ánh sáng chiếu vào bộ pin mặt trời của máy tính để nó hoạt động.
Câu 2: Về mùa hè, ban ngày khi ra đường phố ta không nên mặt quần áo màu tối vì quần áo màu tối
- hấp thụ ít ánh sáng, nên cảm thấy nóng.
- hấp thụ nhiều ánh sáng, nên cảm thấy nóng.
- tán xạ ánh sáng nhiều, nên cảm thấy nóng.
- tán xạ ánh sáng ít, nên cảm thấy mát.
Câu 3: Ta thường thấy xà cừ hay vỏ hến khi đưa ra ánh sáng mặt trời hay ánh sáng trắng thường có các màu sắc lấp lánh. Nguyên nhân là do:
- khả năng phản xạ các ánh sáng có màu sắc khác nhau theo các góc độ khác nhau của chúng.
- chúng được nhuộm các màu khác nhau.
- tác dụng sinh học của ánh sáng lên chúng.
- tác dụng nhiệt của ánh sáng lên chúng.
Câu 4: Tại sao bình chứa xăng, dầu trên các xe ô tô hay các toa tàu chở dầu phải sơn các màu sáng như màu nhũ bạc, màu trắng, màu vàng ...?
- Để chúng hấp thụ nhiệt tốt hơn.
- Để chúng ít hấp thụ nhiệt hơn.
- Để tránh tác dụng sinh học của ánh sáng.
- Để cho đẹp.
Câu 5: Trong việc sưởi nắng của người già và việc tắm nắng của trẻ em, người ta đã sử dụng những tác dụng gì của ánh nắng Mặt Trời?
- Đối với cả người già và trẻ em đều sử dụng tác dụng nhiệt
- Đối với cả người già và trẻ em đều sử dụng tác dụng sinh học
- Đối với người già thì sử dụng tác dụng nhiệt, còn đối với trẻ em thì sử dụng tác dụng sinh học
- Đối với người già thì sử dụng tác sinh học, còn đối với trẻ em thì sử dụng tác dụng nhiệt
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Tại sao các bình chứa xăng, dầu trên các xe ô tô hay các toa tàu chở dầu phải sơn các màu trắng như màu nhũ bạc, màu trắng, màu vàng...?
- Để chúng hấp thụ nhiệt tốt hơn.
- Để chúng ít hấp thụ nhiệt hơn.
- Để tránh tác dụng sinh học của ánh sáng.
- Để cho đẹp.