Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 49: Mắt cận và mắt lão. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án Vật lí 9 kì 1 soạn theo công văn 5512

  CHƯƠNG III: QUANG HỌC

BÀI 49: MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Biểu hiện của mắt cận là:

  1. chỉ nhìn rõ các vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt.
  2. chỉ nhìn rõ các vật ở xa mắt, không nhìn rõ các vật ở gần mắt.
  3. nhìn rõ các vật trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.
  4. không nhìn rõ các vật ở gần mắt.

Câu 2: Biểu hiện của mắt lão là:

  1. chỉ nhìn rõ các vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt.
  2. chỉ nhìn rõ các vật ở xa mắt, không nhìn rõ các vật ở gần mắt.
  3. nhìn rõ các vật trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.
  4. không nhìn rõ các vật ở xa mắt.

Câu 3: Kính cận thích hợp là kính phân kì có tiêu điểm F

  1. trùng với điểm cực cận của mắt.
  2. trùng với điểm cực viễn của mắt.
  3. nằm giữa điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt.
  4. nằm giữa điểm cực cận và thể thủy tinh của mắt.

Câu 4: Để khắc phục tật mắt lão, ta cần đeo loại kính có tính chất như

  1. kính phân kì
  2. kính hội tụ
  3. kính mát
  4. kính râm

Câu 5: Mắt cận có điểm cực viễn

  1. ở rất xa mắt.
  2. xa mắt hơn điểm cực viễn của mắt bình thường.
  3. gần mắt hơn điểm cực viễn của mắt bình thường.
  4. xa mắt hơn điểm cực viễn của mắt lão.

Câu 6: Tác dụng của kính cận là để

  1. tạo ảnh ảo nằm ngoài khoảng cực viễn của mắt.
  2. tạo ảnh ảo nằm trong khoảng cực viễn của mắt.
  3. tạo ảnh thật nằm ngoài khoảng cực viễn của mắt.
  4. tạo ảnh thật nằm trong khoảng cực viễn của mắt.

Câu 7: Điểm cực viễn của mắt lão thì:

  1. Gần hơn điểm cực viễn của mắt thường.
  2. Bằng điểm cực viễn của mắt cận.
  3. Xa hơn điểm cực viễn của mắt thường.
  4. Bằng điểm cực viễn của mắt thường.

Câu 8: Điểm cực cận của mắt cận thì:

  1. Xa hơn điểm cực cận của mắt lão.
  2. Xa hơn điểm cực cận của mắt thường.
  3. Bằng điểm cực viễn của mắt thường.
  4. Gần hơn điểm cực cận của mắt thường.

Câu 9: Điểm cực viễn của mắt lão thì:

  1. Gần hơn điểm cực viễn của mắt thường.
  2. Bằng điểm cực viễn của mắt thường.
  3. Bằng điểm cực viễn của mắt cận.
  4. Xa hơn điểm cực viễn của mắt thường.

Câu 10: Khi nhìn một vật ra xa dần thì mắt phải điều tiết như thế nào?

  1. Thể thuỷ tinh của mắt phồng lên làm tiêu cự của nó tăng.
  2. Thể thuỷ tinh của mắt xẹp xuống làm tiêu cự của nó tăng.
  3. Thể thuỷ tinh của mắt phồng lên làm tiêu cự của nó giảm.
  4. Thể thuỷ tinh của mắt xẹp xuống làm tiêu cự của nó giảm.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Mắt của một người chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 10cm đến 100cm. Mắt này có tật gì và phải đeo kính nào ?

  1. Mắt cận, đeo kính hội tụ.
  2. Mắt lão, đeo kính phân kì.
  3. Mắt lão, đeo kính hội tụ.
  4. Mắt cận, đeo kính phân kì.

Câu 2: Mắt của một người chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 100 cm trở lại. Mắt này có tật gì và phải đeo kính nào?

  1. Mắt cận, đeo kính hội tụ.
  2. Mắt lão, đeo kính hội tụ.
  3. Mắt lão, đeo kính phân kì.
  4. Mắt cận, đeo kính phân kì.

Câu 3: Kính cận là thấu kính phân kì vì:

  1. Cho ảnh thật, lớn hơn vật.
  2. Cho ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
  3. Cho ảnh ảo, lớn hơn vật.
  4. Cho ảnh thật, nhỏ hơn vật.

Câu 4: Mắt cận có điểm cực cận 10cm và điểm cực viễn cách mắt 50cm, thì người đó:

  1. Có thể nhìn rõ một vật ở khoảng giữa 10cm và 50 cm.
  2. chỉ có thể nhìn rõ một vật ở khoảng cách nhỏ hơn 10cm.
  3. Có thể nhìn rõ một vật cách mắt lớn hơn 50cm.
  4. Có thể nhìn rõ một vật cách mắt lớn hơn 10cm.

Câu 5: Khi không điều tiết, tiêu điểm của mắt cận nằm ở vị trí nào?

  1. Sau màng lưới.
  2. Trước màng lưới.
  3. Tại màng lưới.
  4. Ở trên thể thủy tinh.

Câu 6: Biết tiêu cự của kính cận thị bằng khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn của mắt. Thấu kính nào dưới đây có thể làm kính cận thị?

  1. Thấu kính phân kì có tiêu cự 5cm.
  2. Thấu kính phân kì có tiêu cự 40cm.
  3. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 40cm.
  4. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 5cm.

Câu 7: Trong những biểu hiện sau đây, biểu hiện nào là triệu chứng của tật cận thị?

  1. Khi đọc sách phải đặt sách gần mắt hơn bình thường.
  2. Ngồi dưới lớp nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ.
  3. Ngồi trong lớp nhìn không rõ các vật ngoài sân.
  4. Các biểu hiện A, B, C đều là những biểu hiện của tật cận thị.

Câu 8: Đặc điểm nào dưới đây là của mắt lão?

  1. Mắt lão có thể nhìn rõ những vật ở xa.
  2. Mắt lão không nhìn rõ các vật ở gần giống như mắt bình thường.
  3. Mắt lão có điểm cực cận xa mắt hơn so với người bình thường.
  4. Các đặc điểm A, B, C đều đúng với mắt lão.

Câu 9: Mắt của một người có khoảng cực viễn là 50 cm. Thấu kính mang sát mắt sử dụng phù hợp là thấu kính

  1. hội tụ có tiêu cự 50 cm.
  2. hội tụ có tiêu cự 25 cm.
  3. phân kì có tiêu cự 50 cm.
  4. phân kì có tiêu cự 25 cm.

Câu 10: Một người khi nhìn các vật ở xa thì không cần đeo kính. Khi đọc sách thì phải đeo kính hội tụ. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không?

  1. Không mắc tật gì.
  2. Mắt tật cận thị.
  3. Mắt tật viễn thị.
  4. Cả ba câu A, B, C đều sai.

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Chọn câu trả lời sai:

Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 15 cm và phải đeo kính có tiêu cự 50 cm. Khi không đeo kính, người đó nhìn rõ vật:

  1. gần nhất cách mắt 15 cm.
  2. xa nhất cách mắt 50 cm.
  3. cách mắt trong khoảng từ 15 đến 50 cm.
  4. gần nhất cách mắt 50 cm.

Câu 2: Một người cận phải đeo kính có tiêu cự 25cm. Hỏi khi không đeo kính thì người đó nhìn rõ được vật cách xa mắt nhất là bao nhiêu?

  1. 25cm
  2. 15cm
  3. 75cm
  4. 50cm

Câu 3: Ba người đi thử mắt, kết quả cho thấy:

- Người thứ nhất nhìn rõ các vật từ rất xa đến khoảng cách mắt 25 cm.

- Người thứ hai nhìn rõ các vật từ rất xa đến khoảng cách mắt 50 cm.

- Người thứ ba nhìn rõ các vật từ khoảng cách mắt 50 cm trở lại.

Hãy chọn phương án đúng.

  1. Người thứ nhất mắt cận, người thứ hai mắt thường, người thứ ba mắt lão.
  2. Người thứ nhất mắt thường, người thứ hai mắt cận, người thứ ba mắt lão.
  3. Người thứ nhất mắt thường, người thứ hai mắt lão, người thứ ba mắt cận.
  4. Người thứ nhất mắt lão, người thứ hai mắt cận, người thứ ba mắt thường.

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Hằng quan sát một cây thẳng đứng cao 12 m cách chỗ Hằng đứng 25 m. Biết màng lưới mắt của Hằng cách thể thủy tinh 1,5 cm. Chiều cao ảnh của cây trên màng lưới mắt Hằng là

  1. 3,125 mm.
  2. 3,125 cm.
  3. 7,2 mm.
  4. 7,2 cm.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay