Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 48: Mắt
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 48: MẮT . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Vật lí 9 kì 1 soạn theo công văn 5512
CHƯƠNG III: QUANG HỌCBÀI 48: MẮT
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Bộ phận quan trọng nhất của mắt là:
- thể thủy tinh và thấu kính.
- thể thủy tinh và màng lưới.
- màng lưới và võng mạc.
- con ngươi và thấu kính.
Câu 2: Ảnh của một vật in trên màng lưới của mắt là:
- ảnh ảo nhỏ hơn vật
- ảnh ảo lớn hơn vật
- ảnh thật nhỏ hơn vật
- ảnh thật lớn hơn vật
Câu 3: Khi nhìn rõ một vật thì ảnh của vật đó nằm ở:
- thể thủy tinh của mắt.
- võng mạc của mắt.
- con ngươi của mắt.
- lòng đen của mắt.
Câu 4: Về phương diện quang học, thể thủy tinh của mắt giống như:
- gương cầu lồi
- gương cầu lõm
- thấu kính hội tụ
- thấu kính phân kì
Câu 5: Mắt tốt khi nhìn vật ở xa mà mắt không phải điều tiết thì ảnh của vật ở
- trước màng lưới của mắt.
- trên màng lưới của mắt.
- sau màng lưới của mắt.
- trước tiêu điểm của thể thủy tinh của mắt.
Câu 6: Để ảnh của một vật cần quan sát hiện rõ nét trên màng lưới, mắt điều tiết bằng cách:
- thay đổi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới.
- thay đổi đường kính của con ngươi.
- thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh.
- thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh và khoảng cách từ thể thủy tinh đến con ngươi.
Câu 7: Muốn nhìn rõ vật thì vật phải ở phạm vi nào của mắt?
- Từ cực viễn đến cực cận của mắt.
- Từ cực cận đến mắt.
- Cả ba phương án đều đúng.
- Từ cực viễn đến mắt.
Câu 8: Sự điều tiết của mắt có tác dụng gì?
- Làm tăng khoảng cách đến vật.
- Cả ba phương án đều đúng.
- Làm ảnh của vật hiện lên trên màng lưới.
- Làm tăng độ lớn của vật.
Câu 9: Khi nhìn một vật ở xa mà mắt không điều tiết vẫn thấy được thì ảnh của vật ở đâu của mắt?
- Trên màng lưới.
- Trước màng lưới.
- Sau màng lưới.
- Trên thể thủy tinh.
Câu 10: Tiêu cự của thể thủy tinh dài nhất là lúc mắt quan sát vật ở đâu?
- Khoảng cách giữa cực viễn và cực cận.
- Khoảng cách giữa cực cận và mắt.
- Cực viễn.
- Cực cận.
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Khi nói về mắt, câu phát biểu nào sau đây là đúng?
- Điểm cực viễn là điểm xa nhất mà khi đặt vật tại đó mắt điều tiết mạnh nhất mới nhìn rõ.
- Điểm cực cận là điểm gần nhất mà khi đặt vật tại đó mắt không điều tiết vẫn nhìn rõ được.
- Không thể quan sát được vật khi đặt vật ở điểm cực viễn của mắt.
- Khi quan sát vật ở điểm cực cận, mắt phải điều tiết mạnh nhất.
Câu 2: Một đặc điểm rất quan trọng về mặt cấu tạo để mắt nhìn rõ vật là gì?
- (1) và (3) đúng.
- Màng lưới có thể thay đổi được.(3)
- Thể thủy tinh có thể thay đổi.(2)
- Thể thủy tinh không thể thay đổi (phồng lên hoặc dẹt xuống).(1)
Câu 3: Về phương diện tạo ảnh, giữa mắt và máy ảnh có những tính chất nào giống nhau?
- Tạo ảnh thật, lớn hơn vật.
- Tạo ảnh thật, bằng vật.
- Tạo ảnh ảo, bằng vật.
- Tạo ảnh thật, nhỏ hơn vật.
Câu 4: Trên hình vẽ, ánh sáng xuất phát từ một vật ở rất xa truyền đến mắt bình thường và ảnh hiện trên màng lưới. Hãy cho biết, tiêu điểm F của thủy tinh thể ở vị trí nào?
- Trước màng lưới.
- Trên màng lưới.
- Sau màng lưới.
- Trên thể thủy tinh.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng khi so sánh mắt với máy ảnh?
- Thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh.
- Phim đóng vai trò như màng lưới trong con mắt.
- Tiêu cự của thể thủy tinh có thể thay đổi còn tiêu cự của vật kính không thay đổi.
- Các phát biểu A, B, C đều đúng.
Câu 6: Khi nói về mắt, câu phát biểu nào sau đây là sai?
- Khi nhìn vật ở xa thì tiêu cự của thể thủy tinh mắt lớn nhất.
- Khi nhìn vật ở xa vô cực mắt phải điều tiết tối đa.
- Khoảng cách nhìn rõ ngắn nhất của mắt thay đổi theo độ tuổi.
- Mắt tốt khi quan sát mà không phải điều điều tiết thì tiêu điểm của thể thuỷ tinh nằm trên màng lưới.
Câu 7: Khi nhìn lâu một vật mà muốn đỡ mỏi mắt người ta thường để vật ở
- điểm cực cận CC.
- điểm cực viễn CV.
- trong khoảng thấy rõ của mắt từ cực cận CCđến cực viễn CV.
- ngoài khoảng cực viễn của mắt.
Câu 8: Bộ phận nào của mắt đóng vai trò như tấm cảm biến thu ảnh trong máy ảnh kỹ thuật số?
- Giác mạc.
- Võng mạc.
- Con ngươi.
- Lòng đen.
Câu 9: Một đặc điểm của mắt mà nhờ đó mắt nhìn rõ được vật khi quan sát các vật xa, gần khác nhau là
- thể thủy tinh có thể thay đổi độ cong.
- màng lưới có thể thay đổi độ cong.
- thể thủy tinh có thể di chuyển được.
- màng lưới có thể di chuyển được.
Câu 10: Trên hình vẽ, ánh sáng xuất phát từ một vật ở rất xa truyền đến mắt bình thường và ảnh hiện trên màng lưới. Hãy cho biết, tiêu điểm F của thể thủy tinh ở vị trí nào?
- Trên màng lưới.
- Trước màng lưới.
- Sau màng lưới.
- Trên thể thủy tinh.
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Hằng quan sát một cây thẳng đứng cao 12m cách chỗ Hằng đứng 25m. Biết màng lưới mắt của Hằng cách thể thủy tinh 1,5 cm. Chiều cao ảnh của cây trên màng lưới mắt Hằng là bao nhiêu?
- 7,2 mm
- 7,2 cm
- 0,38 cm
- 0,38m
Sử dụng dữ liệu sau trả lời câu hỏi 2, 3
Một người đứng cách một tòa nhà 25m để quan sát thì ảnh của nó hiện lên trong mắt cao 0,3 cm. Nếu coi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt người đó là 2 cm. Tính
Câu 2: Chiều cao của tòa nhà đó.
- 37m.
- 37,5m.
- 38m.
- 38,5m.
Câu 3: Tiêu cự của thể thủy tinh lúc đó.
- 1cm.
- 2cm.
- 3cm.
- 4cm.
Câu 4: Một người quan sát một cái cây cao 8 m, cách chỗ đứng 25 m. Cho rằng màng lưới của mắt cách thể thủy tinh 2 cm. Chiều cao của ảnh cái cây trong mắt là
- 3,13 cm.
- 0,32 cm.
- 0,64 cm.
- 6,25 cm.
Câu 5: Một người nhìn rõ một vật. Biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt người đó là 2 cm. Khoảng cách từ ảnh của vật đó đến thể thủy tinh của mắt
- 0 cm.
- 2 cm.
- 5 cm.
- vô cùng.
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2 cm, không đổi. Khi nhìn một vật ở rất xa thì mắt không phải điều tiết và tiêu điểm của thể thủy tinh nằm đúng trên màng lưới. Hãy tính độ thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh khi chuyển từ trạng thái nhìn một vật ở rất xa sang trạng thái nhìn một vật cách mắt 1m.
- 0,01cm.
- 0,02cm.
- 0,03cm.
- 0,04cm.
Câu 2: Cây phượng của trường cao 10m, một em học sinh đứng cách cây 20m thì ảnh của cây trên màng lưới sẽ cao bao nhiêu nếu biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt em học sinh là 2cm?
- 1cm.
- 1,5cm.
- 2cm.
- 0,5cm.
Câu 3: Khi nhìn một tòa nhà cao 10m ở cách mắt 20m thì ảnh của tòa nhà trên màng lưới mắt có độ cao bao nhiêu? Biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2cm.
- 0,5cm
- 1,0cm
- 1,5cm
- 2,0cm
Câu 4: Một người nhìn rõ một vật. Biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt người đó là 2cm. Khoảng cách từ ảnh của vật đó đến thể thủy tinh của mắt
- 0cm
- 2cm
- 5cm
- vô cùng