Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Vật lí 9 kì 1 soạn theo công văn 5512
CHƯƠNG III: QUANG HỌCBÀI 43: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH HỘI TỤ
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính. Ảnh A’B’
- là ảnh thật, lớn hơn vật.
- là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
- ngược chiều với vật.
- là ảnh ảo, cùng chiều với vật.
Câu 2: Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở trong khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là:
- ảnh ảo ngược chiều vật.
- ảnh ảo cùng chiều vật.
- ảnh thật cùng chiều vật.
- ảnh thật ngược chiều vật.
Câu 3: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về hai phía đối với thấu kính thì ảnh đó là:
- thật, ngược chiều với vật.
- thật, luôn lớn hơn vật.
- ảo, cùng chiều với vật.
- thật, luôn cao bằng vật.
Câu 4: Ảnh thật cho bởi thấu kính hội tụ bao giờ cũng
- cùng chiều, nhỏ hơn vật.
- cùng chiều với vật.
- ngược chiều, lớn hơn vật.
- ngược chiều với vật.
Câu 5: Với (Δ) là trục chính của một thấu kính, AB là vật sáng và A’B’ là ảnh của AB.
Chọn phương án đúng trong các phương án sau:
- A’B’ là ảnh ảo.
- A’B’ là ảnh thật.
- Thấu kính đã cho là thấu kính phân kì.
- B và C đúng.
Câu 6: Chọn câu trả lời sai.
Đối với thấu kính hội tụ: một vật đặt trong khoảng OF luôn cho
- ảnh ảo.
- ảnh cùng chiều với vật.
- ảnh lớn hơn vật.
- ảnh ngược chiều và nhỏ hơn vật.
Câu 7: Một vật thật đặt ở ngoài tiêu cự của một thấu kính hội tụ bao giờ cũng có ảnh
- ngược chiều với vật.
- ảo.
- cùng kích thước với vật.
- nhỏ hơn vật.
Câu 8: Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở trong khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là
- ảnh ảo ngược chiều vật.
- ảnh ảo cùng chiều vật.
- ảnh thật cùng chiều vật.
- ảnh thật ngược chiều vật.
Câu 9: Khi vật đặt rất xa thấu kính hội tụ thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng
- f.
- 2f.
- 3f.
- 4f.
Câu 10: Chọn câu trả lời đúng.
Đối với thấu kính hội tụ
- Vật ảo luôn luôn cho ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật.
- Vật thật ở trong khoảng OF sẽ có ảnh ảo cùng chiều nhỏ hơn vật.
- Vật thật ở ngoài khoảng OF có thể có ảnh ảo nhỏ hơn hoặc lớn hơn vật.
- Tất cả A, B, C đều sai.
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A'B' ngược chiều và cao bằng vật AB. Điều nào sau đây là đúng nhất?
A, OA = f.
- OA = 2f.
- OA > f.
- OA < f.
Câu 2: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f, cho ảnh A'B' nhỏ hơn vật. Vật nằm cách thấu kính một đoạn OA có giá trị là:
- f < OA < 2f.
- OA > f.
- OA < 2f.
- OA > 2f.
Câu 3: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f, cho ảnh thật A'B' lớn hơn vật. Vật nằm cách thấu kính một đoạn OA có giá trị là:
- f < OA.
- OA > f.
- OA <2f.
- OA > 2f.
Câu 4: Chỉ ra phương án sai. Đặt một cây nến trước một thấu kính hội tụ.
- Ta có thể thu được ảnh của cây nến trên màn ảnh.
- Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn cây nến.
- Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo.
- Ảnh ảo của cây nến luôn luôn lớn hơn cây nến.
Câu 5: Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng d = 2f thì ảnh A’B’ của AB qua thấu kính có tính chất:
- ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
- ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.
- ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
- ảnh thật, ngược chiều và lớn bằng vật.
Câu 6: Để dựng ảnh qua thấu kính hội tụ, ta sử dụng tính chất của các tia đặc bệt. Hãy cho biết phương pháp nào sau đây là đúng?
- Cả ba phương án đều đúng.
- Dùng một tia qua quang tâm và một tia song song với trục chính.
- Dùng một tia qua quang tâm và một tia qua tiêu điểm.
- Dùng một tia qua tiêu điểm và một tia song song với trục chính.
Câu 7: Một vật AB cao 3 cm đặt trước một thấu kính hội tụ. Ta thu được một ảnh cao 4,5cm. Ảnh đó là:
- Ảnh thật
- Ảnh ảo
- Có thể thật hoặc ảo
- Cùng chiều vật
Câu 8: Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 15 cm, A nằm trên trục chính cách thấu kính 10 cm. Ảnh của AB tạo bởi thấu kính có đặc điểm gì?
- Ảnh ảo, cùng chiều, bé hơn vật.
- Ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.
- Ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật.
- Ảnh thật, ngược chiều, bé hơn vật.
Câu 9: Mắt nhìn qua một ly nước thấy được ảnh ngược chiều và nhỏ hơn vật của những vật ở khá xa trước ly nước (như hình).
Ảnh quan sát được là thật hay ảo và ly nước có tác dụng tạo ảnh như loại thấu kính nào?
- Ảnh thật, thấu kính hội tụ.
- Ảnh ảo, thấu kính hội tụ.
- Ảnh thật, thấu kính phân kì.
- Ảnh ảo, thấu kính phân kì.
Câu 10: Vật sáng AB đặt trước một thấu kính hội tụ và vuông góc với trục chính có ảnh qua thấu kính là A’B’. Ảnh A’B’ không thể có đặc điểm nào sau đây?
- Ảnh ảo, cùng chiều với vật và lớn hơn vật.
- Ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
- Ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.
- Ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Một vật AB cao 2 cm được đặt trước một thấu kính hội tụ. Thấu kính này cho một ảnh thật lớn hơn vật hai lần và cách thấu kính 30 cm. Hỏi vật AB cách thấu kính là bao nhiêu?
- 60 cm.
- 15 cm.
- 10 cm.
- 30 cm.
Câu 2: Một vật AB đặt trước một thấu kính hội tụ. Dùng một màn ảnh M, ta hứng được một ảnh cao 5cm và đối xứng với vật qua quang tâm O. Kích thước của vật AB là:
- 10cm
- 15cm
- 5 cm
- 20 cm
Câu 3: Cho thấu kính có tiêu cự 20 cm, vật AB đặt cách thấu kính 60 cm và có chiều cao h = 2 cm. Vận dụng kiến thức hình học hãy tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính.
- d' = 20cm.
- d' = 30cm.
- d' = 40cm.
- d' = 50cm.
Câu 4: Một vật sáng AB có dạng một đoạn thẳng vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ tại A và cách thấu kính 20 cm. Tiêu cự của thấu kính bằng 15 cm. Dựa vào phép đo và kiến thức hình học tính xem ảnh cao gấp bao nhiêu lần vật.
- 3 lần.
- 2 lần.
- 5 lần
- Ảnh cao bằng vật.
Câu 5: Người ta đặt một vật AB cách một bức màn 5m và muốn chiếu lên màn một ảnh thật lớn hơn vật bốn lần. Hỏi phải đặt một thấu kính hội tụ cách màn bao nhiêu?
- 2m.
- 8m.
- 4m.
- 6m.
Câu 6: Một vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và cách thấu kính 15 cm. Ảnh sẽ ngược chiều vật khi tiêu cự của thấu kính là
- 40 cm.
- 30 cm.
- 20 cm.
- 10 cm.
Câu 7: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f=16cm. Có thể thu được ảnh nhỏ hơn vật tạo bởi thấu kính này khi đặt vật cách thấu kính bao nhiêu?
- 8 cm.
- 16 cm.
- 32 cm.
- 48 cm.
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Một vật AB cao 2cm đặt trước một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 10cm. Dùng một màn ảnh M, ta hứng được một ảnh A’B’ cao 4cm như hình vẽ.
Màn cách thấu kính một khoảng:
- 20cm
- 10cm
- 5cm
- 15 cm
Câu 2: Qua thấu kính hội tụ, vật AB có ảnh là A'B' có độ lớn bằng vật. Hỏi tiêu cự của thấu kính trên bằng bao nhiêu? biết rằng ảnh A'B' cách thấu kính một khoảng d' = 8 cm.
- f = 3 cm.
- f = 8 cm.
- f = 4 cm.
- f = 1 cm.
Câu 3: Vật AB qua dụng cụ quang học cho ảnh A'B'. Dụng cụ quang học ở cùng một bên so với AB và A'B'.Hãy cho biết tính chất ảnh A'B' và loại dụng cụ quang học trên là loại nào?
- A'B' là ảnh ảo của AB, dụng cụ quang học trên là thấu kính hội tụ.
- A'B' là ảnh ảo của AB, dụng cụ quang học trên là gương phẳng.
- A'B' là ảnh ảo của AB, dụng cụ quang học trên là gương cầu lồi.
- A'B' là ảnh ảo của AB, dụng cụ quang học trên là gương cầu lõm.