Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 41: QUAN HỆ GIỮA GÓC TỚI VÀ GÓC KHÚC XẠ . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

  CHƯƠNG III: QUANG HỌC

BÀI 41: QUAN HỆ GIỮA GÓC TỚI VÀ GÓC KHÚC XẠ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Ta có tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi

  1. góc tới bằng 0.
  2. góc tới bằng góc khúc xạ.
  3. góc tới lớn hơn góc khúc xạ.
  4. góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

Câu 2: Khi ta tăng góc tới lên, góc khúc xạ biến đổi như thế nào?

  1. Góc tới tăng, góc khúc xạ giảm.
  2. Góc tới tăng, góc khúc xạ tăng.
  3. Góc tới tăng, góc khúc xạ không đổi.
  4. Cả B và C đều đúng.

Câu 3: Hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi:

  1. Ánh sáng chiếu từ nước vào không khí và góc tới lớn hơn 480.
  2. Ánh sáng chiếu từ không khí vào nước và góc tới lớn hơn 480.
  3. Ánh sáng chiếu từ nước vào không khí và góc tới lớn hơn 100.
  4. Ánh sáng chiếu từ không khí vào nước và góc tới lớn hơn 480.

Câu 4: Có khi nào tia sáng đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác mà không bị khúc xạ không?

  1. Không có.
  2. Có, khi góc tới gần bằng 900.
  3. Có khi góc tới gần bằng 00.
  4. Có, khí góc tới bằng 450.

Câu 5: Với cùng một góc tới như nhau, biết rằng góc khúc xạ khi ánh sáng truyền từ không khí vào nước lớn hơn góc khúc xạ ánh sáng truyền từ không khí vào thủy tinh. Hỏi khi ánh sáng truyền từ nước vào thủy tinh thì mối liên hệ giữa góc tới và góc khúc xạ như thế nào?

  1. Góc tới lớn hơn góc khúc xạ.
  2. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
  3. Góc tới bằng góc khúc xạ.
  4. Góc tới bằng 2 lần góc khúc xạ.

Câu 6: Đặt mắt phía trên một chậu nước quan sát một viên bi ở đáy chậu ta sẽ quan sát được gì?

  1. Không nhìn thấy viên bi.
  2. Nhìn thấy ảnh thật của viên bi trong nước.
  3. Nhìn thấy ảnh ảo của viên bi trong nước.
  4. Nhìn thấy đúng viên bi trong nước.

Câu 7: Một tia sáng khi truyền từ nước ra không khí thì

  1. góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
  2. tia khúc xạ luôn nằm trùng với pháp tuyến.
  3. tia khúc xạ hợp với pháp tuyến một góc 30°.
  4. góc khúc xạ vẫn nằm trong môi trường nước.

Câu 8:  Khi ánh sáng truyền từ không khí sang thủy tinh thì

  1. góc khúc xạ r không phụ thuộc vào góc tới i.
  2. góc tới i nhỏ hơn góc khúc xạ r.
  3. khi góc tới i tăng thì góc khúc xạ r giảm.
  4. khi góc tới i tăng thì góc khúc xạ r tăng.

Câu 9: Chiếu một tia sáng từ nước vào không khí với góc tới bằng 30o thì

  1. góc khúc xạ lớn hơn 30o.
  2. góc khúc xạ bằng 30o.
  3. góc khúc xạ nhỏ hơn 30o.
  4. Cả ba câu A, B, C đều sai.

Câu 10: Hãy chọn câu phát biểu đúng.

  1. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ không nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
  2. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
  3. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới bằng góc khúc xạ.
  4. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới bằng góc khúc xạ.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Một người nhìn thấy viên sỏi dưới đáy một chậu chứa đầy nước. Thông tin nào sau đây là sai?

  1. Tia sáng từ viên sỏi tới mắt truyền theo đường gấp khúc.
  2. Tia sáng từ viên sỏi tới mắt truyền theo đường thẳng.
  3. Ảnh của viên sỏi nằm trên vị trí thực của viên sỏi.
  4. Tia sáng truyền từ viên sỏi đến mắt có góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

Câu 2: Một tia sáng phát ra từ một bóng đèn trong một bể cá cảnh, chiếu lên trên, xiên góc vào mặt nước và ló ra ngoài không khí thì:

  1. Góc khúc xạ sẽ lớn hơn góc tới.
  2. Góc khúc xạ sẽ bằng góc tới.
  3. Góc khúc xạ sẽ nhỏ hơn góc tới.
  4. Cả ba trường hợp A, B, C đều có thể xảy ra.

Câu 3: Xét một tia sáng truyền từ không khí vào nước. Thông tin nào sau đây là sai?

  1. Góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ.
  2. Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng.
  3. Khi góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ cũng bằng 00.
  4. Khi góc tới bằng 450 thì góc khúc xạ cũng bằng 450.

Câu 4: Khi nhìn một vật qua ánh sáng phản chiếu từ nước ta thấy vật không sáng bằng khi nhìn vật đó qua gương phẳng? Vì sao?

  1. Một phần ánh sáng bị khúc xạ vào nước.
  2. Một phần ánh sáng bị phản xạ trở về môi trường không khí.
  3. Cả A và B đều sai.
  4. Cả A và B đều đúng.

Câu 5: Để có thể bắt chính xác con cá dưới nước, ta phải:

  1. Bắt thẳng đứng từ trên xuống.
  2. Không sử dụng phương pháp nào.
  3. Nhìn theo phương nghiêng để bắt cá cho gần hơn.
  4. Cả A và C.

Câu 6: Một tia sáng đi từ không khí vào một khối chất trong suốt. Khi góc tới i = 450 thì góc khúc xạ r = 300. Hỏi khi tia sáng đi từ khối chát trong suốt đó ra ngoài không khí với góc tới 300 thì góc khúc xạ

  1. Bằng 450.
  2. Lớn hơn 450.
  3. Nhỏ hơn 450.
  4. Bằng 500.

Câu 7: Xét một tia sáng truyền từ không khí vào nước, gọi i và r là góc tới và góc khúc xạ. Điều nào sau đây là sai?

  1. i > r.
  2. Khi i tăng thì r cũng tăng.
  3. Khi i tăng thì r giảm.
  4. Khi i = 0othì r = 0o.

Câu 8: Một người nhìn thấy viên sỏi dưới đáy một chậu chứa đầy nước. Thông tin nào sau đây là sai?

  1. Tia sáng từ viên sỏi tới mắt truyền theo đường gấp khúc.
  2. Tia sáng từ viên sỏi tới mắt truyền theo đường thẳng.
  3. Ảnh của viên sỏi nằm trên vị trí thực của viên sỏi.
  4. Tia sáng truyền từ viên sỏi đến mắt có góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

Câu 9: Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước, gọi i là góc tới và r là góc khúc xạ thì

  1. r < i.                                                      
  2. r > i.
  3. r = i.                                                       
  4. 2r = i.

Câu 10: Khi ta tăng góc tới lên, góc khúc xạ biến đổi như thế nào?

  1. Góc khúc xạ giảm.
  2. Góc khúc xạ tăng.
  3. Góc khúc xạ không đổi.
  4. Cả B và C đều đúng.

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Một đồng tiền xu được đặt trong chậu. Đặt mắt cách miệng chậu một khoảng h. Khi chưa có nước thì không thấy đồng xu nhưng khi cho nước vào lại trông thấy đồng xu vì:

  1. có sự khúc xạ ánh sáng.
  2. có sự phản xạ toàn phần.
  3. có sự phản xạ ánh sáng.
  4. có sự truyền thẳng ánh sáng.

Câu 2: Một con cá vàng đang bơi trong một bể cá cảnh có thành bằng thủy tinh trong suốt. Một người ngắm con cá qua thành bể. Hỏi tia sáng truyền từ con cá đến mắt người đó đã chịu bao nhiêu lần khúc xạ?

  1. Không lần nào
  2. Một lần
  3. Hai lần
  4. Ba lần

Câu 3: Một cốc thủy tinh trong, đáy phẳng, đựng nước trong, được đặt trên một tờ giấy có chữ O. Một người đặt mắt trên phương thẳng đứng, nhìn chữ O đó qua mặt nước trong cốc. Hỏi tia sáng truyền từ chữ O đến mắt đã chịu bao nhiêu lần khúc xạ?

  1. Một lần.
  2. Hai lần.
  3. Ba lần.
  4. Bốn lần.

Câu 4: Một người nhìn xuống một điểm sáng S theo phương thẳng đứng. Nếu đặt xen giữa mắt nhìn và điểm sáng S một tấm thủy tinh dày, trong suốt thì sẽ thấy điểm sáng S thay đổi thế nào?

  1. Ở vị trí S1, xa tấm thủy tinh hơn S.
  2. Ở vị trí I, sát tấm thủy tinh.
  3. Vẫn ở vị trí cũ S.
  4. Ở vị trí S2, xa tấm thủy tinh hơn S.

Câu 5: Một tia sáng đi từ không khí vào một khối chất trong suốt. Khi góc tới i = 45o thì góc khúc xạ r = 30o. Hỏi khi tia sáng đi từ khối chất trong suốt đó ra ngoài không khí với góc tới 30o thì góc khúc xạ

  1. bằng 45o.
  2. lớn hơn 45o.
  3. nhỏ hơn 45o.
  4. bằng 45o.

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Người ta thả một nút bấc mỏng hình tròn nổi trên mặt thoáng một chậu đựng nước bằng nhựa. Ngay ở tâm O của nút ấy ta cắm một chiếc dinh ngắn OA theo chiều thẳng đứng, đàu A ở dưới nước. Hỏi mắt đặt tại vị trí nào trên hình vẽ để nhìn thấy chiếc đinh?

  1. Tại vị trí 2.
  2. Tại vị trí 3.
  3. Cả ba vị trí đều không thấy.
  4. Tại vị trí 1.

Câu 2: Một người nhìn xuống một điểm sáng S theo phương thẳng đứng. Nếu đặt xen giữa mắt nhìn và điểm sáng S một tấm thủy tinh dày, trong suốt thì sẽ thấy điểm sáng S thay đổi thế nào?

  1. Ở vị trí S1, xa tấm thủy tinh hơn S
  2. Ở vị trí I, sát tấm thủy tinh.
  3. Vẫn ở vị trí cũ S.
  4. Ở vị trí S2, xa tấm thủy tinh hơn S

Câu 3: Một điểm sáng S cách mặt nước một khoảng d, một thợ lặn ở dưới nước nhìn điểm sáng S sẽ thấy điểm sáng thay đổi thế nào so với trên bờ?

  1. Vẫn ở vị trí cũ cách mặt nước khoảng bằng d.
  2. Cách xa mặt nước một khoảng nhỏ hơn d.
  3. Cách xa mặt nước một khoảng lớn hơn d.
  4. Ở ngay mặt nước.

Câu 4: Từ hình vẽ hãy cho biết phát biểu nào sau đây là không chính xác.

  1. SI là tia khúc xạ, IK là tia tới, IN là pháp tuyến.
  2. SI là tia tới, IK là tia khúc xạ, IN là pháp tuyến.
  3. Góc KIN' là góc khúc xạ.
  4. Góc SIN là góc tới.

Câu 5: Một điểm sáng S cách mặt nước một khoảng d, một thợ lặn ở dưới nước nhìn điểm sáng S sẽ thấy điểm sáng thay đổi thế nào so với trên bờ?

  1. Vẫn ở vị trí cũ cách mặt nước khoảng bằng d.
  2. Cách xa mặt nước một khoảng nhỏ hơn d.
  3. Cách xa mặt nước một khoảng lớn hơn d.
  4. Ở ngay mặt nước.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay