Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 42: Thấu kính hội tụ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 42: THẤU KÍNH HỘI TỤ . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Vật lí 9 kì 1 soạn theo công văn 5512
CHƯƠNG III: QUANG HỌCBÀI 42: THẤU KÍNH HỘI TỤ
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành
- chùm tia phản xạ.
- chùm tia ló hội tụ.
- chùm tia ló phân kỳ.
- chùm tia ló song song khác.
Câu 2: Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có
- phần rìa dày hơn phần giữa.
- phần rìa mỏng hơn phần giữa.
- phần rìa và phần giữa bằng nhau.
- hình dạng bất kì.
Câu 3: Chùm tia sáng đi qua thấu kính hội tụ mô tả hiện tượng
- truyền thẳng ánh sáng
- tán xạ ánh sáng
- phản xạ ánh sáng
- khúc xạ ánh sáng
Câu 4: Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính hội tụ cho tia ló
- đi qua tiêu điểm
- song song với trục chính
- truyền thẳng theo phương của tia tới
- có đường kéo dài đi qua tiêu điểm
Câu 5: Chiếu một tia sáng vào một thấu kình hội tụ. Tia ló ra khỏi thấu kính sẽ song song với trục chính, nếu:
- Tia tới đi qua quang tâm mà không trùng với trục chính.
- Tia tới đi qua tiêu điểm nằm ở trước thấu kính.
- Tia tới song song với trục chính.
- Tia tới bất kì.
Câu 6: Vật liệu nào không được dùng làm thấu kính?
- Thủy tinh trong
- Nhựa trong
- Nhôm
- Nước
Câu 7: Câu nào sau đây là đúng khi nói về thấu kính hội tụ?
- Trục chính của thấu kính là đường thẳng bất kì.
- Quang tâm của thấu kính cách đều hai tiêu điểm.
- Tiêu điểm của thấu kính phụ thuộc vào diện tích của thấu kính.
- Khoảng cách giữa hai tiêu điểm gọi là tiêu cự của thấu kính.
Câu 8: Tính chất nào sau đây là tính chất của thấu kính hội tụ?
- Chùm tia ló lệch gần trục chính.
- Chùm tia ló là chùm tia song song.
- Chùm tia ló lệch xa trục chính.
- Chùm tia tới phản xạ ngay tại thấu kính.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các tiêu điểm và tiêu cự của thấu kính hội tụ?
- Các tiêu điểm của thấu kính hội tụ đều nằm trên trục chính và đối xứng nhau qua quang tâm của thấu kính.
- Tiêu cự của thấu kính hội tụ là khoảng cách từ quang tâm đến một tiêu điểm.
- Tiêu điểm của thấu kính hội tụ chính là điểm hội tụ của chùm tia sáng chiếu vào thấu kính theo phương song song với trục chính.
- Các phát biểu A, B, C đều đúng.
Câu 10: Vật liệu nào được dùng làm thấu kính?
- Thủy tinh trong.
- Đồng.
- Nhôm.
- Sắt.
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Cho một thấu kính hội tụ có khoảng cách giữa hai tiêu điểm là 60 cm. Tiêu cự của thấu kính là:
- 60 cm
- 120 cm
- 30 cm
- 90 cm
Câu 2: Các hình được vẽ cùng tỉ lệ. Hình vẽ nào mô tả tiêu cự của thấu kính hội tụ là lớn nhất?
- Hình 1
- Hình 2
- Hình 3
- Hình 4
Câu 3: Dụng cụ quang học được cấu tạo bởi: hai mặt lồi hoặc một mặt lõm và một mặt lồi hoặc một mặt lồi và một măt phẳng gọi là dụng cụ quang học nào dưới đây?
- Gương cầu lõm.
- Thấu kính hội tụ.
- Gương phẳng.
- Gương cầu lồi.
Câu 4: Chiếu một chùm tia sáng song song vào thấu kính hội tụ, chùm tia ló thu được có đặc điểm
- Cũng là chùm song song.
- Là chùm hội tụ.
- Là chùm phân kì.
- Là chùm sáng hội tụ tại quang tâm của thấu kính.
Câu 5: Khi chiếu một tia sánh đến thấu kính hội tụ, tia sáng nào trong các tia sau đây là tia tới cho tia ló cùng nằm trên một đường thẳng chứa tia tới (xem hình 114)?
- Tia sáng 1.
- Tia sáng 2.
- Tia sáng 3.
- Tia sáng 4.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về đường đi của một tia sáng qua thấu kính hội tụ?
- Tia tới song song với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm F'.
- Tia tới đi qua quang tâm O của thấu kính sẽ truyền thẳng.
- Tia tới đi qua tiêu điểm F cho tia ló vuông góc với trục chính.
- Tia tới đi qua tiêu điểm F cho tia ló song song với trục chính.
Câu 7: Dùng một thấu kính hội tụ hứng ánh sáng Mặt Trời (chùm sáng song song) theo phương song song với trục chính thấu kính. Thông tin nào sau đây là đúng?
- Chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
- Nếu quay ngược thấu kính thì chùm tia ló vẫn hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
- Nếu quay thấu kính đi một góc 45o thì chùm tia ló vẫn là chùm hội tụ nhưng điểm hội tụ không trùng với tiêu điểm.
- Các thông tin A, B, C đều đúng.
Câu 8: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau.
Một thấu kính hội tụ có thể có
- hai mặt lồi.
- một mặt phẳng và một mặt lồi.
- một mặt lồi và một mặt lõm thì mặt lồi có bán kính nhỏ hơn.
- một mặt lồi và một mặt lõm thì mặt lồi có bán kính lớn hơn.
Câu 9: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau.
Đối với thấu kính hội tụ
- tia sáng đi qua quang tâm O cho tia ló sẽ truyền thẳng.
- tia sáng tới song song với trục chính thì tia ló sẽ đi qua tiêu điểm ảnh chính F’.
- tia sáng tới qua tiêu điểm vật chính F thì tia ló song song với trục chính.
- tia sáng tới có đường kéo dài qua tiêu điểm ảnh chính F’ thì tia ló không song song với trục chính.
Câu 10: Chỉ ra câu sai.
Chiếu một chùm tia sáng song song vào một thấu kính hội tụ, theo phương vuông góc với mặt của thấu kính thì chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính sẽ
- loe rộng dần ra.
- thu nhỏ dần lại.
- bị thắt lại.
- gặp nhau tại một điểm.
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Cho một thấu kính có tiêu cự là 20 cm. Độ dài FF’ giữa hai tiêu điểm của thấu kính là:
- 20 cm
- 40 cm
- 10 cm
- 50 cm
Câu 2: Chiếu một chùm sáng song song vào thấu kính hội tụ, hình vẽ nào sau đây mô tả đúng đường truyền của tia sáng?
Câu 3: Cho một thấu kính hội tụ có khoảng cách giữa hai tiêu điểm là 60cm. Tiêu cự của thấu kính là:
- 60cm
- 120cm
- 30cm
- 90cm
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Quan sát hình vẽ, tia ló nào vẽ sai?
- Tia 1.
- Tia 3.
- Cả tia 1, 2, 3 đều sai.
- Tia 2.