Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

  CHƯƠNG III: QUANG HỌC

BÀI 45: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH PHÂN KÌ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Ảnh của một ngọn nến qua một thấu kính phân kì:

  1. có thể là ảnh thật, có thể là ảnh ảo.
  2. chỉ có thể là ảnh ảo, nhỏ hơn ngọn nến.
  3. chỉ có thể là ảnh ảo, lớn hơn ngọn nến.
  4. chỉ có thể là ảnh ảo, có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn ngọn nến.

Câu 2: Ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì giống nhau ở chỗ:

  1. đều cùng chiều với vật
  2. đều ngược chiều với vật
  3. đều lớn hơn vật
  4. đều nhỏ hơn vật

Câu 3: Vật đặt ở vị trí nào trước thấu kính phân kì cho ảnh trùng với vị trí tiêu điểm:

  1. Đặt trong khoảng tiêu cự.
  2. Đặt ngoài khoảng tiêu cự.
  3. Đặt tại tiêu điểm.
  4. Đặt rất xa.

Câu 4: Một vật sáng được đặt tại tiêu điểm của thấu kính phân kì. Khoảng cách giữa ảnh và thấu kính là:

  1. f/2
  2. f/3
  3. 2f
  4. f

Câu 5: Trong các thông tin dưới đây, thông tin nào không phù hợp với thấu kính phân kì?

  1. Vật đặt trước thấu kính cho ảnh ảo?
  2. Ảnh luôn lớn hơn vật.
  3. Ảnh và vật luôn cùng chiều.
  4. Ảnh nằm gần thấu kính hơn so với vật.

Câu 6:  Dùng thấu kính phân kì quan sát dòng chữ, ta thấy

  1. dòng chữ lớn hơn so với khi nhìn bình thường. 
  2. dòng chữ như khi nhìn bình thường.
  3. dòng chữ nhỏ hơn so với khi nhìn bình thường.
  4. không nhìn được dòng chữ.

Câu 7: Ảnh của một vật thật được tạo bởi một thấu kính phân kì không bao giờ

  1. là ảnh thật.
  2. là ảnh ảo.
  3. cùng chiều.
  4. nhỏ hơn vật.

Câu 8: Chọn câu trả lời đúng.

Một điểm sáng S đặt trên trục chính của một thấu kính, ta thu được ảnh S’ như hình. O là quang tâm của thấu kính.

  1. Thấu kính trên là thấu kính hội tụ.
  2. Thấu kính trên là thấu kính phân kì.
  3. S’ là ảnh thật.
  4. Cả A và C đều đúng.

Câu 9: Một vật nằm trên trục chính của một thấu kính phân kì và ở rất xa thấu kính. Ảnh của nó qua thấu kính là

  1. ảnh thật.
  2. ảnh ngược chiều.
  3. ảnh ngược chiều với vật và cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
  4. ảnh cùng chiều với vật và cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.

Câu 10: Một nguồn sáng điểm S nằm trên trục chính của một thấu kính phân kì. Ảnh S’ của nó qua thấu kính

  1. nằm trên trục chính.
  2. nằm ngoài trục chính.
  3. không hứng được trên màn.
  4. A và C đều đúng.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính tại tiêu điểm của một thấu kính phân kì có tiêu cự f. Nếu dịch chuyển vật lại gần thấu kính thì ảnh ảo của vật sẽ:

  1. càng lớn và càng gần thấu kính.
  2. càng nhỏ và càng gần thấu kính.
  3. càng lớn và càng xa thấu kính.
  4. càng nhỏ và càng xa thấu kính.

Câu 2: Vật AB có độ cao h được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì. Điểm A nằm trên trục chính và có vị trí tại tiêu điểm F. Ảnh A’B’ có độ cao là h’ thì:

  1. h = h’
  2. h = 2h’
  3. h’ = 2h
  4. h < h’

Câu 3: Lần lượt đặt vật AB trước thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ. Thấu kính phân kì cho ảnh ảo A1B1, thấu kính hội tụ cho ảnh ảo A2B2 thì:

  1. A1B1 < A2B2
  2. A1B1 = A2B2
  3. A1B1 > A2B2
  4. A1B1 ≥ A2B2

Câu 4: Đặt một vật sáng AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì. Ảnh A'B' của AB qua thấu kính phân kì có tính chất gì?

  1. Ảnh ảo, cùng chiều với vật.
  2. Ảnh thật, cùng chiều với vật.
  3. Ảnh thật, ngược chiều với vật.
  4. Ảnh ảo, ngược chiều với vật.

Câu 5: Đặt một vật sáng AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì. Ảnh A'B' của AB qua thấu kính phân kì có độ cao như thế nào?

  1. Lớn hơn vật.
  2. Nhỏ hơn vật.
  3. Bằng vật.
  4. Chỉ bằng một nửa vật.

Câu 6: Đặt AB trước thấu kính phân kì có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A'B' cao bằng nửa AB. Điều nào ssau đây là đúng nhất?

  1. OA > f.
  2. OA < f.
  3. OA = f.
  4. OA = 2f.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quá trình tạo ảnh của một vật qua thấu kính phân kì?

  1. Ảnh luôn là ảnh ảo không phụ thuộc vào vị trí của vật.
  2. Ảnh luôn nhỏ hơn vật.
  3. Ảnh và vật nằm về cùng một phía so với thấu kính.
  4. Các phát biểu A, B, C đều đúng.

Câu 8: Vật AB đặt trước một thấu kính cho ảnh A'B', ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính. Điều kiện thêm nào sau đây cho phép khẳng định thấu kính đó là thấu kính phân kì?

  1. Ảnh là ảnh ảo.
  2. Ảnh cao hơn vật.
  3. Ảnh thấp hơn vật.
  4. Ảnh bằng vật.

Câu 9: Chọn câu trả lời đúng.

Một thấu kính có một mặt phẳng và một mặt cong là mặt cầu lõm bán kính R. Một vật AB đặt trước thấu kính ta thu được ảnh A’B’ có kích thước A’B’ = 1414AB.

  1. Thấu kính trên là thấu kính hội tụ.
  2. A’B’ là ảnh thật.
  3. A’B’ là ảnh ảo.
  4. Cả A và C đều đúng.

Câu 10: Chọn câu trả lời sai.

Một vật AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính, cho ảnh A’B như hình.

Khi đó

  1. thấu kính là thấu kính hội tụ.
  2. thấu kính là thấu kính phân kì.
  3. A’B’ là ảnh ảo.
  4. Cả A và C đều đúng.

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Một người quan sát vật AB qua một thấu kính phân kì, đặt cách mắt 8 cm thì thấy ảnh của mọi vật ở xa, gần đều hiện lên cách mắt trong khoảng 64 cm trở lại. Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì:

  1. 40 cm
  2. 64 cm
  3. 56 cm
  4. 72 cm

Câu 2: Đặt vật AB trước một thấu kính phân kì có tiêu cự f = 12 cm. Vật AB cách thấu kính khoảng d = 8 cm. A nằm trên trục chính, biết vật AB = 6 mm. Ảnh của vật AB cách thấu kính một đoạn bằng bao nhiêu?

  1. d' = 5 cm.
  2. d' = 4,8 cm.
  3. d' = 5,2 cm.
  4. d' = 5,5 cm.

Câu 3: Đặt vật AB vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì có tiêu cự f = 16cm, điểm A nằm trên trục chính và cách quang tâm O một khoảng OA. Ảnh A'B' của AB cách thấu kính 6cm. Khoảng cách OA có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau?

  1. OA' = 9,6cm.
  2. OA' = 1,6cm.
  3. OA' = 22cm.
  4. OA' = 20cm.

Câu 4: Một thấu kính phân kì có tiêu cự f = 20 cm. Một vật sáng AB đặt trước thấu kính, vuông góc với trục chính. Ảnh của AB qua thấu kính là A’B’. Khoảng cách d’ từ A’B’ đến thấu kính không thể có giá trị nào sau đây?

  1. 10 cm.                  
  2. 15 cm.
  3. 25 cm.                    
  4. 5 cm.

Câu 5: Vật AB có độ cao h được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì. Điểm A nằm trên trục chính và có vị trí tại tiêu điểm F. Ảnh A’B’ có độ cao là h’ thì

  1. h = h’.
  2. h = 2h’.
  3. h’ = 2h.
  4. h < h’.

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Cho trục của một thấu kính, A’B’ là ảnh của AB như hình vẽ:

Hãy xác định tiêu cự của thấu kính. Biết ảnh A’B’ chỉ cao bằng 1/3 vật AB và khoảng cách giữa ảnh và vật là 2,4 cm.

  1. f = 1,8 cm.
  2. f = 1,6 cm.
  3. f = 1,5 cm.
  4. f = 1,7 cm.

Câu 2: Trên hình 118 cho biết vật AB  đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì có tiêu cự f = 12cm, điểm A nằm trên trục chính và cách quang tâm O một khoảng OA = 36cm. Khoảng cách từ ảnh A'B' đến thấu kính là

  1. OA' = 9cm.
  2. OA' = 12cm.
  3. OA' = 24cm.
  4. Một giá trị khác.

Câu 3: Một vật AB cao 4 cm đặt trước một thấu kính phân kì cách thấu kính 30 cm. Ta thu được một ảnh cách thấu kính 15 cm như hình.

Ảnh đó là

  1. ảnh thật cao 2 cm.
  2. ảnh ảo cao 2 cm.
  3. ảnh thật cao 4 cm.
  4. ảnh ảo cao 2 cm.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay