Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

  CHƯƠNG III: QUANG HỌC

BÀI 47: SỰ TẠO ẢNH TRONG MÁY ẢNH

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh là:

  1. Ảnh thật, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
  2. Ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.
  3. Ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
  4. Ảnh ảo, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

Câu 2: Vật kính của máy ảnh sử dụng:

  1. thấu kính hội tụ
  2. thấu kính phân kì
  3. gương phẳng
  4. gương cầu

Câu 3: Ảnh của một vật trong máy ảnh có vị trí:

  1. nằm sát vật kính
  2. nằm trên vật kính
  3. nằm trên phim
  4. nằm sau phim

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về máy ảnh?

  1. Máy ảnh là một dụng cụ dùng để thu ảnh thật mà ta muốn chụp trên một phim.
  2. Máy ảnh là một dụng cụ dùng để thu ảnh ảo một vật mà ta muốn chụp.
  3. Vật kính của máy ảnh là một thấu kính phân kì.
  4. Ảnh của vật trên phim luôn là ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật .

Câu 5: Dùng máy ảnh để chụp một vật, ảnh thu được của vật trên phim có đặc điểm gì?

  1. Ảnh thật.
  2. Ảnh ngược chiều với vật.
  3. Ảnh có kích thước nhỏ hơn vật.
  4. Các phương án A, B, C đều đúng.

Câu 6: Trong máy ảnh

  1. vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ.
  2. ảnh của một vật cần chụp hiện trên phim.
  3. ảnh của vật trên phim là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 7: Ảnh của một vật trên màn hứng ảnh trong máy ảnh bình thường là

  1. ảnh thật, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
  2. ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
  3. ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.
  4. ảnh ảo, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

Câu 8: Trong máy ảnh cơ học, để cho ảnh của vật cần chụp hiện rõ nét trên phim, người ta thường

  1. thay đổi tiêu cự của vật kính và giữ phim, vật kính đứng yên.
  2. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa vật kính ra xa hoặc lại gần phim.
  3. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa phim ra xa hoặc lại gần vật kính.
  4. thay đổi vị trí của cả vật kính và phim sao cho khoảng cách giữa chúng không đổi.

Câu 9: Khi vật tiến lại gần máy ảnh thì

  1. ảnh to dần.
  2. ảnh nhỏ dần.
  3. ảnh không thay đổi về kích thước.
  4. ảnh không thay đổi vị trí so với vật kính.

Câu 10: Buồng tối của máy ảnh có chức năng

  1. điều chỉnh lượng ánh sáng vào máy.
  2. không cho ánh sáng lọt vào máy.   
  3. ghi lại ảnh của vật.
  4. tạo ảnh thật của vật.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Khi chụp ảnh bằng máy ảnh cơ học người thợ thường điều chỉnh ống kính máy ảnh để

  1. thay đổi tiêu cự của ống kính.
  2. thay đổi khoảng cách từ vật đến mắt.
  3. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim.
  4. thay đổi khoảng cách từ vật đến phim.

Câu 2: Trong máy ảnh cơ học, để cho ảnh của vật cần chụp hiện rõ nét trên phim, người ta thường

  1. thay đổi tiêu cự của vật kính và giữ phim, vật kính đứng yên.
  2. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa vật kính ra xa hoặc lại gần phim.
  3. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa phim ra xa hoặc lại gần vật kính.
  4. thay đổi vị trí của cả vật kính và phim sao cho khoảng cách giữa chúng không đổi.

Câu 3: Để chụp ảnh của một vật ở rất xa, cần phải điều chỉnh vật kính sao cho:

  1. tiêu điểm vật kính nằm rất xa phim.
  2. tiêu điểm vật kính nằm ở phía sau phim.
  3. tiêu điểm vật kính nằm đúng trên phim.
  4. tiêu điểm vật kính nằm ở phía trước phim.

Câu 4: Khi chụp ảnh để cho ảnh được rõ nét, người ta cần điều chỉnh máy. Cách làm nào sau đây là sai?

  1. Điều chỉnh khoảng cách từ vật đến kính.
  2. Điều chỉnh khoảng cách từ vật kính đến phim.
  3. Điều chỉnh tiêu cự của vật kính.
  4. Điều chỉnh khoảng cách từ vật đến vật kính và khoảng cách từ vật kính đến phim.

Câu 5: Trong các thấu kính có tiêu cự sau đây, thấu kính nào có thể sử dụng làm vật kính của máy ảnh?

  1. f = 500cm.
  2. f = 150cm.
  3. f = 100cm.
  4. f = 5cm.

Câu 6: Vì sao phim của máy ảnh phải lắp trong buồng tối?

  1. Vì phim ảnh dễ bị hỏng.
  2. Vì phim ảnh là bằng nhựa.
  3. Vì phim ảnh sẽ bị hỏng khi gặp ánh sáng chiếu vào nó.
  4. Vì phim ảnh phải nằm sau vật kính.

Câu 7: Gọi f = OF = khoảng cách từ quang tâm O của vật kính của máy ảnh tới tiêu điểm chính F của nó. Để chụp được ảnh của một vật trên phim, ta phải đặt vật cách vật kính một khoảng d sao cho

  1. d < f.
  2. d = f.
  3. f < d < 2f.
  4. d > 2f.

Câu 8: Dùng máy ảnh để chụp ảnh một vật vuông góc với trục chính của vật kính. Gọi khoảng cách từ vật đến vật kính và từ vật kính đến phim lần lượt là 4,5 m và 9 cm, độ cao của vật và ảnh lần lượt là h và h'. Hệ thức nào sau đây là đúng?

  1. h’ = 40,5h.
  2. h’ = 50h.
  3. h' =
  4. h' = h

Câu 9: Trong các thấu kính có tiêu cự sau đây, thấu kính nào có thể sử dụng làm vật kính của máy ảnh?

  1. f = 500 cm.
  2. f = 150 cm.
  3. f = 100 cm.
  4. f = 5 cm.

Câu 10: Trong một số loại điện thoại di động có cả bộ phận chụp ảnh. Bộ phận này có vật kính hay không. Nếu có thì tiêu cự của nó vào cỡ bao nhiêu?

  1. Không có vật kính.
  2. Có vật kính. Tiêu cự của nó vào khoảng vài milimét.
  3. Có vật kính. Tiêu cự của nó vào khoảng vài centimét.
  4. Có vật kính. Tiêu cự của nó có thể đến chục centimét.

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Người ta dùng máy ảnh để chụp ảnh một bức tranh cao 0,5m và đặt cách máy 1,5m. Người ta thu được ảnh trên phim cao 2,4 cm. Khoảng cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh là:

  1. 0,8 cm
  2. 7,2 cm
  3. 0,8 m
  4. 7,2 m

Câu 2: Một vật AB đặt trước một máy ảnh và cách vật kính của máy 3,6m. Ta thu được một ảnh trên phim cao 2,5cm và cách vật kính 12 cm. Chiều cao của vật AB là:

  1. 7,5 mm
  2. 7,5 cm
  3. 75 cm
  4. 7,5 m

Câu 3: Dùng máy ảnh mà vật kính có tiêu cự 5cm để chụp ảnh một người đứng cách máy 3m. Xác định khoảng cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh.

  1. 0,085cm.
  2. 5cm.
  3. 5,085cm.
  4. 4,015cm.

Câu 4: Một vật AB đặt trước một máy ảnh và cách vật kính của máy 4m. Ta thu được một ảnh trên phim cao 2 cm và cách vật kính 10 cm. Tính chiều cao của vật AB.

  1. AB = 8cm.
  2. AB = 8m.
  3. AB = 80cm.
  4. AB = 8mm.

Câu 5: Dùng máy ảnh để chụp ảnh một vật vuông góc cới trục chính của vật kính, khoảng  cách từ vật đến kính là  3m, khoảng cách từ vật kính đến phim là 5cm. Gọi AB và A'B' là chiều cao của vật và ảnh.

  1. AB = 15A'B'.
  2. AB = 60A'B'.
  3. AB = 5A'B'.
  4. AB = 300A'B'.

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Một người được chụp ảnh đứng cách máy ảnh 2m. Người ấy cao 1,5m, phim cách vật kính 4cm. Hỏi ảnh của người ấy trên phim cao bao nhiêu cm?

  1. A'B' = 3cm.
  2. A'B' = 4cm.
  3. A'B' = 4,5cm.
  4. A'B' = 6cm.

Câu 2: Dùng máy ảnh để chụp ảnh của vật AB cao 120cm, đặt cách máy 1,2m. Sau khi tráng phim thì thấy ảnh A'B' cao 3cm. Hỏi khoảng cách (OA') từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh là bao nhiêu?

  1. OA' = 12cm.
  2. OA' = 8cm.
  3. OA' = 4cm.
  4. OA' = 3cm.

Câu 3: Dùng máy ảnh mà vật kính có tiêu cự 4cm để chụp ảnh một người đứng cách máy 2,4m. Khoảng cách từ phim đến đến vật kính lúc chụp ảnh là

  1. 4,068cm.
  2. 4,168cm.
  3. 4,268cm.
  4. 4,368cm.

Câu 4: Khi chụp ảnh một vật cao 4 m. Ảnh của vật trên phim có độ cao 2 cm; khoảng cách từ vật kính đến phim là 4,5 cm. Khoảng cách từ vật đến máy ảnh là

  1. 2,0 m.
  2. 7,2 m.
  3. 8,0 m.
  4. 9,0 m.

Câu 5: Một người được chụp ảnh đứng cách máy ảnh 2 m. Hỏi ảnh của người ấy trên phim cao bao nhiêu cm? Biết người ấy cao 1,5 m, phim cách vật kính 5 cm.

  1. 0,6 cm.
  2. 3,75 cm.
  3. 60 cm.
  4. Một kết quả khác

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay