Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 11: Bài tập vận dụng định luật ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 11: Bài tập vận dụng định luật ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Vật lí 9 kì 1 soạn theo công văn 5512
BÀI 11: BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT ÔM VÀ CÔNG THỨC TÍNH ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN
PHẦN A. TRẮC NGHIỆM
PHẦN I. NHẬN BIẾT
Câu 1: Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 mắc nối tiếp với điện trở R2 mắc vào mạch điện. Gọi I, I1, I2 lần lượt là cường độ dòng điện của toàn mạch, cường độ dòng điện qua R1, R2. Biểu thức nào sau đây đúng?
A. I = I1 = I2
B. I = I1 + I2
C. I ≠ I1 = I2
D. I1 ≠ I2
Câu 2: Biểu thức nào sau đây xác định điện trở tương đương của đoạn mạch có hai điện trở R1, R2 mắc nối tiếp?
A. Rtd = R1 + R2
B. Rtd = R1 - R2
C. Rtd =
D. Rtd =
Câu 3: Điện trở R của dây dẫn biểu thị cho:
A. Tính cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây
B. Tính cản trở hiệu điện thế nhiều hay ít của dây
C. Tính cản trở electron nhiều hay ít của dây
D. Tính cản trở điện lượng nhiều hay ít của dây.
Câu 4: Đơn vị nào dưới dây là đơn vị đo điện trở?
A. Ôm (Ω)
B. Oát (W)
C. Ampe (A)
D. Vôn (V)
Câu 5: Câu phát biểu nào dưới đây về mối quan hệ giữa hiệu điện thế U giữa hai đầu một đoạn mạch có điện trở R và cường độ dòng điện I chạy qua đoạn mạch này là không đúng?
A. Hiệu điện thế U bằng tích số giữa cường độ dòng điện I và điện trở R của đoạn mạch.
B. Điện trở R của đoạn mạch không phụ thuộc vào hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua mạch đó.
C. Cường độ dòng điện I tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U và tỉ lệ nghịch với điện trở R của mạch
D. Điện trở R tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U và tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện I chạy qua đoạn mạch
Câu 6: Mắc một đoạn dây dẫn vào giữa hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 35V thì dòng điện qua dây có cường độ 2,5A. Điện trở của đoạn dây là
A. R = 34Ω.
B. R = 24Ω.
C. R = 14Ω.
D. R = 20Ω.
Câu 7: Hai dây dẫn bằng nhôm có chiều dài, tiết diện và điện trở tương ứng là I1, S1, R1 và I2, S2, R2. Biết l1 = 4l2 và S1 = 2S2. Lập luận nào sau đây về mối quan hệ giữa các điện trở R1 và R2 của hai dây dẫn này là đúng?
A. Chiều dài lớn gấp 4 lần, tiết diện lớn gấp 2 lần thì điện trở lớn gấp 4.2 = 8 lần. Vậy R1 = 8.R2.
B. Chiều dài lớn gấp 4 lần thì điện trở nhỏ hơn 4 lần, tiết diện lớn gấp 2 lần thì điện trở lớn gấp 2 lần. Vậy R1 = 0,5R2 .
C. Chiều dài lớn gấp 4 lần thì điện trở lớn gấp 4 lần, tiết diện lớn gấp 2 lần thì điện trở nhỏ hơn 2 lần. Vậy R1 = 2.R2.
D. Chiều dài lớn gấp 4 lần, tiết diện lớn gấp 2 lần thì điện trở nhỏ hơn 4.2 = 8 lần. Vậy R1 = 0,125R2
PHẦN II. THÔNG HIỂU
Câu 1: Xét các dây dẫn được làm từ cùng một loại vật liệu, nếu chiều dài dây dẫn giảm đi 5 lần và tiết diện tăng 2 lần thì điện trở của dây dẫn thay đổi như thế nào?
A. Điện trở của dây dẫn tăng lên 10 lần.
B. Điện trở của dây dẫn giảm đi 10 lần.
C. Điện trở của dây dẫn tăng lên 2,5 lần.
D. Điện trở của dây dẫn giảm đi 2,5 lần.
Câu 2: Một dây dẫn bằng nicrom dài 30m, tiết diện 0,3mm2 được mắc vào hiệu điện thế 220V. Tính cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này.
A. 1 A
B. 2 A
C. 3 A
D. 4 A
Câu 3: Hai dây dẫn được là từ cùng một loại vật liệu, dây thứ nhất có điện trở R1 = 15Ω, có chiều dài l1 = 24m và có tiết diện S1 = 0,2mm2, dây thứ hai có điện trở R2 = 10Ω, có chiều dài l2 = 30m. Tính tiết diện S2 của dây thứ hai
A. 0,175 mm2
B. 0,275 mm2
C. 0,375 mm2
D. 0,475 mm2
Câu 4: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Trong đó hiệu điện thế giữa hai điểm A và B được giữ không đổi và đèn sáng bình thường khi biến trở có điện trở bằng 0. Câu phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Đèn sáng mạnh lên khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu M.
B. Đèn sáng yếu đi khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu M.
C. Đèn sáng mạnh lên khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu N.
D. Cả ba câu trên đều không đúng.
Câu 5: Hai bóng đèn khi sáng bình thường có điện trở là R1 = 7,5Ω và R2 = 4,5Ω . Dòng điện chạy qua hai đèn đều có cường độ định mức là I = 0,8A. Hai đèn này được mắc nối tiếp với nhau và với một điện trở R3 để mắc vào hiệu điện thế U = 12V. Tính R3 để hai đèn sáng bình thường.
A. 1 Ω
B. 2 Ω
C. 3 Ω
D. 4 Ω
Câu 6: Biết rằng đoạn dây dài 5,6m và tiết diện 0,2mm2. Hỏi cuộn dây làm bằng chất liệu gì?
A. Vonfram.
B. Constantan.
C. Nhôm.
D. Đồng.
Câu 7: Công thức nào sau đây cho phép xác định điện trở của một dây dẫn hình trụ đồng chất?
A. R=ρ..
B. R=ρ. .
C. R=S.
D. Một công thức khác.
PHẦN III. VẬN DỤNG
Câu 1: Một bóng đèn khi sáng hơn bình thường có điện trở R1 = 7,5Ω và cường độ dòng điện chạy qua đèn khi đó là I = 0,6 A. Bóng đèn này được mắc nối tiếp với một biến trở và chúng được mắc vào hiệu điện thế U = 12V như sơ đồ.
Phải điều chỉnh biến trở có trị số điện trở R2 là bao nhiêu để bóng đèn sáng bình thường?
A. 10,5 Ω
B. 11,5 Ω
C. 12,5 Ω
D. 13,5 Ω
Câu 2: Một bóng đèn khi sáng hơn bình thường có điện trở R1 = 7,5Ω và cường độ dòng điện chạy qua đèn khi đó là I = 0,6 A. Bóng đèn này được mắc nối tiếp với một biến trở và chúng được mắc vào hiệu điện thế U = 12V như sơ đồ.
Biến trở này có điện trở lớn nhất là Rb = 30Ω với cuộn dây dẫn được làm bằng hợp kim nikelin có tiết diện S = 1mm2. Tính chiều dài l của dây dẫn dùng làm biến trở này.
A. 65 m
B. 75 m
C. 85 m
D. 95 m
Câu 3: Điện trở R3 = 2 Ω được quấn bằng dây nicrom có điện trở suất 1,10.10-6Ω.m và chiều dài là 0,8m. Tính tiết diện của dây nicrom này?
A. 0,29 mm2
B. 0,029 mm2
C. 0,029 m2
D. 0,29 m2
Câu 4: Hai bóng đèn có cùng hiệu điện thế định mức là U1 = 6V, khi đèn sáng bình thường có điện trở tương ứng là R1 = 8Ω và R2 = 12Ω. Cần mắc hai bóng đèn với một biến trở có hiệu điện thế U = 9V để hai đèn bình thường. tính điện trở của biến trở khi đó?
A. 2,1 Ω
B. 2,2 Ω
C. 2,3 Ω
D. 2,4 Ω
Câu 5: Một bóng đèn sáng bình thường với hiệu điện thế định mức UĐ = 6V và khi đó dòng điện chạy qua đèn có cường độ IĐ = 0,75A. Mắc bóng đèn này với một biến trở có điện trở lớn nhất là 16Ω vào hiệu điện thế U = 12V. Phải điều chỉnh biến trở có điện trở là bao nhiêu để đèn sáng bình thường nếu mắc bóng đèn nối tiếp với biến trở vào hiệu điện thế U đã cho?
A. 6 Ω
B. 7 Ω
C. 8 Ω
D. 9 Ω
Câu 6: Một biến trở con chạy có điện trở lớn nhất là 40 . Dây điện trở của biến trở là một dây hợp kim nicrom có tiết diện 0,5 mm2 và được quấn đều xung quanh một lõi sứ tròn có đường kính 2cm. Tính số vòng dây của biến trở này.
A. 290 vòng
B. 380 vòng
C. 150 vòng
D. 200 vòng
Câu 7: Dùng một dây dẫn bằng đồng có chiều dài l = 4m, tiết diện 0,4mm2 nối vào hai cực của một nguồn điện thì dòng điện qua dây có cường độ 2A. Biết rằng điện trở suất của đồng là 1,7.10−8Ωm. Cắt dây dẫn làm đôi rồi dùng một sợi nối hai cực của nguồn, khi đó dòng điện qua dây có cường độ là
A. I = 3A.
B. I = 4A.
C. I = 5A.
D. I = 6A.
Câu 8: Một cuộn dây bằng đồng (ρ=1,7.10−8Ωm), chiều dài 400m và tiết diện S = 0,1cm2. Cắt cuộn dây trên ra làm hai đoạn , đoạn thứ nhất dài gấp ba lần đoạn kia, sau đó mắc lần lượt chúng vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 3,4V. Dòng điện qua mỗi đoạn dây là bao nhiêu?
A. I1 = 10A; I2 = 2/3A.
B. I1 = 20A; I2 = 2//3A.
C. I1 = 20A; I2 = 3/2A.
D. I1 = 40A; I2 = 4/3A.
PHẦN IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Một bóng đèn có điện trở R1 = 600Ω được mắc song song với bóng đèn thứ hai có điện trở R2 = 900Ω vào hiệu điện thế UMN = 220V như sơ đồ hình 11.2. Dây nối từ M tới A và từ N tới B là dây đồng, có chiều dài tổng cộng là l = 200m và có tiết diện S = 0,2mm2 . Bỏ qua điện trở của dây nối từ hai bóng đèn tới A và B. Tính điện trở của đoạn mạch MN.
A. 367 Ω
B. 377 Ω
C. 387 Ω
D. 397 Ω
Câu 2: Một bóng đèn có điện trở R1 = 600Ω được mắc song song với bóng đèn thứ hai có điện trở R2 = 900Ω vào hiệu điện thế UMN = 220V như sơ đồ hình 11.2. Dây nối từ M tới A và từ N tới B là dây đồng, có chiều dài tổng cộng là l = 200m và có tiết diện S = 0,2mm2 . Bỏ qua điện trở của dây nối từ hai bóng đèn tới A và B. Tính hiệu điện thế dặt vào hai đầu của mỗi đèn.
A. Uđ1 = Uđ2 = 210 V
B. Uđ1 = Uđ2 = 220 V
C. Uđ1 = 210 V, Uđ2 = 220 V
D. Uđ1 = 220V, Uđ2 = 210 V
Câu 3: Hai bóng đèn khi sáng bình thường có điện trở là R1 = 7,5Ω và R2 = 4,5Ω. Dòng điện chạy qua hai đèn đều có cường độ định mức là I = 0,8A. Hai đèn này được mắc nối tiếp với nhau và với một điện trở R3 để mắc vào hiệu điện thế U = 12V. Tính R3 để hai đèn sáng bình thường?
A. 1 Ω
B. 2 Ω
C. 3 Ω
D. 4 Ω
Câu 4: Một bóng đèn sáng bình thường với hiệu điện thế định mức UĐ = 6V và khi đó dòng điện chạy qua đèn có cường độ IĐ = 0,75A. Mắc bóng đèn này với một biến trở có điện trở lớn nhất là 16Ω vào hiệu điện thế U = 12V. Nếu mắc đèn và biến trở vào hiệu điện thế U đã cho theo sơ đồ thì phần điện trở R1 của biến trở là bao nhiêu để đèn sáng bình thường?
A. 11,13 Ω
B. 11,31 Ω
C. 13,11 Ω
D. 31,11 Ω
Câu 5: Hai bóng đèn Đ1 và Đ2 có hiệu điện thế định mức tương ứng là U1 = 1,5V và U2 = 6V; khi sáng bình thường có điện trở tương ứng là R1 = 1,5Ω và R2 = 8Ω. Hai đèn này được mắc cùng với một biến trở vào hiệu điện thế U = 7,5V theo sơ đồ. Hỏi phải điều chỉnh biến trở có giá trị là bao nhiêu để hai đèn sáng bình thường
A. 21 Ω
B. 22 Ω
C. 23 Ω
D. 24 Ω
Câu 6: Ba bóng đèn Đ1, Đ2, Đ3 có hiệu điện thế định mức tương ứng là U1 = 3V, U2 = U3 = 6V và khi sáng bình thường có điện trở tương ứng là R1 = 2Ω, R2 = 6Ω, R3=12Ω. Có thể mắc ba bóng đèn này vào hiệu điện thế bao nhiêu để các đèn khác đều sáng bình thường.
A. 8 V
B. 9 V
C. 10 V
D. 11 V
Câu 7: Cho mạch điện như hình vẽ:
R1 = 20Ω , R2 = 10Ω , R3 = 30Ω , UAB = 120V. Điện trở của dây nối và ampe kế nhỏ không đáng kể. Khi Rb = 40 Ω thì ampe kế chỉ bao nhiêu?
A. 1 A
B. 1,1 A
C. 1,2 A
D. 1,3 A
Câu 8: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Nguồn điện có hiệu điện thế không đổi 12V. Điều chỉnh con chạy của biến trở để vôn kế chỉ 6V thì ampe kế chỉ 0,5A. Hỏi khi đó biến trở có điện trở là bao nhiêu?
A. 10 Ω
B. 11 Ω
C. 12 Ω
D. 13 Ω