Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 2: Điện trở cảu dây dẫn - Định luật Ôm

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2: Điện trở cảu dây dẫn - Định luật Ôm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 2: ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN - ĐỊNH LUẬT ÔM

A.   PHẦN TRẮC NGHIỆM

PHẦN 1: NHẬN BIẾT

Câu 1: Điện trở R của dây dẫn biểu thị:

A. tính cản trở dòng điện của dây dẫn.          

B. tính cản trở hiệu điện thế của dây dẫn.

C. tính cản trở dòng điện của các êlectrôn.

D. tính cản trở dây dẫn của dòng điện.

 

Câu 2: Hệ thức của định luật Ôm là:

A. I = U.R

B. I = 

C. I = 

D. U =

 

Câu 3: Nội dung định luật Ôm là: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn

A. tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây.

B. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây.

C. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.            

D. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẩn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây.

 

Câu 4: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:

A. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với giá trị điện trở của chúng.

B. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ nghịch với giá trị điện trở của chúng.

C. Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở tỉ lệ nghịch với giá trị điện trở của chúng.         D. Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở tỉ lệ thuận với giá trị điện trở của chúng.

 

Câu 5: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau: Điện trở của dây dẫn là một đại lượng:

A. không đổi với mỗi đoạn dây dẫn xác định.        

B. thay đổi với mỗi đoạn dây dẫn xác định.        

C. phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

D. phụ thuộc vào cường độ dòng điện qua dây dẫn.

 

Câu 6: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:

A. Điện trở dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua của dây.           

B. Điện trở dây dẫn tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua dây và tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với điện trở giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế của dây.           

D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây. 

 

Câu 7: Hình vẽ nào là ký hiệu điện trở ?  

A. Hình 1.

B. Hình 2.             

C. Hình 3.

D. Hình 4.

 

Câu 8: Đơn vị nào dưới đây là đơn vị của điện trở?

A. Ôm.

B. Oát.

C. Vôn.

D. Ampe.

 

Câu 9: Mắc một điện trở vào mạch điện, khi tháo ra và mắc lại bị ngược so với ban đầu thì:

A. điện trở của mạch sẽ giảm.

B. điện trở của mạch sẽ tăng.

C. điện trở của mạch không thay đổi.     

D. mạch sẽ không hoạt động.

 

Câu 10: Điều nào sau đây là đúng khi nói về điện trở của vật dẫn?

A. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở điện lượng của vật gọi là điện trở của vật dẫn.

B. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở hiệu điện thế của vật gọi là điện trở của vật dẫn.

C. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của vật gọi là điện trở của vật dẫn.

D. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở electron của vật gọi là điện trở của vật dẫn.

 

PHẦN 2: THÔNG HIỂU

 

Câu 1: Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.

…………. của dây dẫn càng lớn thì dây dẫn đó dẫn điện càng kém.

A. Điện trở

B. Chiều dài

C. Cường độ

D. Hiệu điện thế

 

Câu 2: Nội dung định luật Ôm là: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn

A. tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây.

B. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây.

C. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.           

D. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẩn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây.

 

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng

A. Cường độ dòng điện không những phụ thuộc vào hiệu điện thế mà còn phụ thuộc vào bản thân vật dẫn.

B. Cường độ dòng điện không phụ thuộc vào hiệu điện thế mà phụ thuộc vào bản thân vật dẫn.

C. Cường độ dòng điện chỉ phụ thuộc vào hiệu điện thế mà không phụ thuộc vào bản thân vật dẫn.

D. Cường độ dòng điện không phụ thuộc vào vào hiệu điện thế và cũng không phụ thuộc vào bản thân vật dẫn.

 

Câu 4: Hãy sắp đặt theo thứ tự đơn vị của các đại lượng sau: hiệu điện thế, cường độ dòng điện, điện trở.

A. Ampe, ôm, vôn.

B. Vôn, ôm, ampe.

C. Vôn, ampe, ôm.

D. Ôm, vôn, ampe.

 

Câu 5: Phát biểu nào đúng khi nói về đơn vị của điện trở ?

A. Một Ôm (1W ) là điện trở của một dây dẫn khi giữa hai đầu dây có hiệu điện thế 1A  thì tạo nên dòng điện không đổi có cường độ 1V.

B. Một Ôm (1W ) là điện trở của một dây dẫn khi giữa hai đầu dây có hiệu điện thế 1V  thì tạo nên dòng điện không đổi có cường độ 1A .    

C. Một Ôm (1W ) là dây dẫn khi giữa hai đầu dây có hiệu điện thế 1A thì tạo nên dòng điện không đổi có cường độ 1V.

D. Một Ôm (1W ) là dây dẫn khi giữa hai đầu dây có hiệu điện thế 1V thì tạo nên dòng điện không đổi có cường độ 1A..

 

Câu 6: Chọn câu trả lời đúng.

Để đo cường độ dòng điện qua một điện trở, người ta dùng:

A. Vôn kế mắc song song với điện trở đó.

B. Vôn kế mắc nối tiếp với điện trở đó.

C. Ampe kế mắc song song với điện trở đó.

D. Ampe kế mắc nối tiếp với điện trở đó.

 

Câu 7: Chọn câu trả lời đúng.

Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu một điện trở, người ta dùng:

A. Vôn kế mắc song song với điện trở đó.

B. Vôn kế mắc nối tiếp với điện trở đó.

C.  Ampe kế mắc song song với điện trở đó.

D. Ampe kế mắc nối tiếp với điện trở đó.

 

Câu 8: Chọn câu trả lời đúng.

Để số chỉ của ampe kế và vôn kế khi đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của một mạch điện được chính xác thì:

A. Điện trở của ampe kế phải càng nhỏ càng tốt.

B. Điện trở của ampe kế phải càng lớn càng tốt.

C. Điện trở của vôn kế phải càng lớn càng tốt.

 

Câu 9: Đặt hiệu điện thế U không đổi giữa hai đầu các dây dẫn khác nhau, đo cường độ dòng điện I chạy qua mỗi dây dẫn, ta thấy giá trị U/I:

A. càng lớn nếu hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn càng lớn.

B. càng lớn nếu cường độ dòng điện qua dây dẫn càng lớn.

C. càng lớn với dây dẫn nào thì dây đó có điện trở càng nhỏ.

D. càng lớn với dây dẫn nào thì dây đó có điện trở càng lớn.

 

Câu 10: Hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn là 6V và cưỡng độ dòng điện qua dây dẫn là 2V. Điện trở của dây dẫn đó là:

A. 12 W.

B. 2 W.

C. 3 W.

D. Cả A, B, C đều sai.

 

Câu 11: Cho điện trở R = 30Ω, hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở là U, cường độ dòng điện chạy qua điện trở là I. Thông tin nào sau đây là đúng?

A. U = I + 30.

B. U = I/30.

C. I = 30.U.

D. 30 = U/I.

 

Câu 12: Đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế U = 12V, thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở là 1,5 A.

Điện trở R có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau?

A. R = 12 Ω.

B. R = 1,5 Ω.

C. R = 8 Ω. 

D. R = Một giá trị khác.

PHẦN 3: VẬN DỤNG

 

Câu 1: Điện trở R = 8W mắc vào hai điểm có hiệu điện thế 12V thì  cường độ dòng điện chạy qua điện trở:

A. 96A.

B. 4A.

C.23A.      

D. 1,5A.

 

Câu 2: Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R = 6Ω là 0,6A. Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở

A.10V.                

B. 3,6V.            

 C. 5,4V.

D. 0,1V.

 

Câu 3: Một dây dẫn khi mắc vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là 1,5A. Dây dẫn đó có điện trở

A. 9Ω.

B. 7,5Ω.

C. 4Ω.             

D. 0,25Ω.

 

Câu 4: Đặt vào hai đầu điện trở R hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện qua nó là 15mA. Điện trở R có giá trị

A. 800W.   

B. 180W.   

C. 0,8W.  

D. 0,18W

 

Câu 5: Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R = 120Ω là 60mA. Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở

A. 7200V.

B. 7,2V.

C. 2V.         

D. 0,0005V.

 

Câu 6: Điện trở R = 0,24kW mắc vào hai điểm có hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở

A. 0,05A.

B. 20A.

C. 252A.

D. 2880A

 

Câu 7: Một dây dẫn có điện trở 50W  chịu được dòng điện có cường độ 250mA. Hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt vào hai đầu dây là 

A. 12500V.

B. 12,5V.              

C. 50V.

D. 0,2V

Câu 8: Một dây dẫn có điện trở 30W. Hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt vào hai đầu dây là 120V thì cường độ dòng điện tương ứng

A. 120A.

B. 30A.

C. 4A.         

D. 0,25A.

 

Câu 9: Chọn biến đổi đúng trong các biến đổi sau:

A. 1kΩ = 1000Ω = 0,01MΩ.

B. 1MΩ = 1000kΩ = 1000000Ω.           

C. 1Ω = 0,001kΩ = 0,0001MΩ.

D. 1Ω = 0,01kΩ = 0,001MΩ.

 

Câu 10: Đồ thị cho biết sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế. 

Điện trở R có giá trị:

A. 24W. 

B. 6W.  

C. 0,4W.  

D. 0,04W.

 

Câu 11:Một mạch điện có hiệu điện thế U = 18V thì cường độ dòng điện trong mạch I = 3A. Để cường độ dòng điện trong mạch là I = 4A thì hiệu điện thế U tương ứng:

A. 13,5V.

B.  24V.          

C.  1,5V.

D.  1V.

 

Câu 12: Chọn phép đổi đơn vị đúng.

A. 1Ω = 0,01kΩ = 0,0001MΩ.

B. 0,5MΩ = 500kΩ = 500 000Ω.

C. 1kΩ = 1 000Ω = 0,01MΩ.

D. 0,0023MΩ = 230Ω = 0,23kΩ.

 

Câu 13: 0,8A. Nếu giảm hiệu điện thế này bớt 6V thì dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ:

A. 3,75A.

B. 2,25A.

C. 1A.

D. 0,6A.

 

Câu 14: Khi đặt hiệu điện thế 4,5V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,3A.Nếu tăng cho hiệu điện thế này thêm 3V nữa thì dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ:

A. 0,2A.

B. 0,5A.           

C. 0,9A.

D. 0,6A.

 

Câu 15: Đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế U = 12V, khi đó cường độ dòng điện chạy qua điện trở là 1,2A. Nếu giữ nguyên hiệu điện thế nhưng muốn cường độ dòng điện qua điện trở là 0,8A thì ta phải tăng điện trở thêm một lượng: A. 30Ω.

B. 15Ω.

C. 6Ω.         

D. 5Ω.

 

Câu 16: Đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế U = 24V, khi đó cường độ dòng điện chạy qua điện trở là I = 1,2A. Nếu tăng điện trở thêm 10W  mà vẫn giữ nguyên cường độ dòng điện thì phải sử dụng nguồn điện có hiệu điện thế:

A. 12V.

B. 30V.

C. 36V.

D. 200V.

 

PHẦN 4: VẬN DỤNG CAO

 

Câu 1: Mắc điện trở R vào nguồn điện có hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện qua mạch có giá trị I. Thay nguồn điện có hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện qua mạch có giá trị I. Biết I = 0,25I. Mối quan hệ  giữa U và U là:

A. U = 0,25U.

B. U =  U.

C. U = 4U.      

D. U = 4U.

 

Câu 2: Nếu tăng chiều dài của một dây dẫn lên hai lần và giảm tiết diện dây đi hai lần, thì điện trở của dây dẫn sẽ:

A. Giảm 4 lần.

B. Tăng 4 lần.

C. Không đổi.

D. Cả A, B, C đều sai.

 

Câu 3: Một dây dẫn khi mắc vào hiệu điện thế 5V thì cường độ dòng điện qua nó là 100mA. Khi hiệu điện thế tăng thêm 20% giá trị ban đầu thì cường độ dòng điện qua nó:

A.25mA.

B. 80mA.

C. 120mA.       

D. 500mA.

 

Câu 4: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:

Khi K1 và K2 đều đóng, ampe kế chỉ 0,5A. Nếu thay R1 bằng R2 thì thấy ampe kế chỉ 1,25A. Hãy so sánh R1 với R2. Biết rằng bộ nguồn không thay đổi.

A. R1 = 0,5R2.

B. R1 = 2,5R2.

C. R1= 3,5 R2.

D. R1 = 4,5 R2.

 

Câu 5: Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 4V thì dòng điện qua dây dẫn khi đó có cường độ dòng điện là bao nhiêu?

A. 0,2A.

B. 1A.

C. 0,5A.

D. 2A.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay