Giáo án Địa lí 9 Chân trời bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Giáo án bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản sách Lịch sử và Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
Xem video về mẫu Giáo án Địa lí 9 Chân trời bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 4: NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Phân tích được một trong các nhân tố chính ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
Phân tích được đặc điểm phân bố tài nguyên rừng và nguồn lợi thủy sản.
Trình bày được sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
Trình bày được ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp xanh.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
Năng lực tìm hiểu địa lí: khai thác và sử dụng bảng 4.1 – 4.3, hình 4.1, 4.2 – SGK tr.139 – 141 để tìm hiểu về nhân tố ảnh hưởng phát triển, đặc điểm, tình hình phát triển của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
Năng lực nhận thức và tư duy địa lí: phân tích được một trong các nhân tố chính ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp; phân tích được đặc điểm phân bố tài nguyên rừng và nguồn lợi thủy sản; trình bày được sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; trình bày được ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp xanh.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: vận dụng kiến thức địa lí đã học để xác định và giải thích được bản đồ, bảng số liệu về đặc điểm, tình hình phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; nhận xét được ý nghĩa phát triển nông nghiệp xanh; sưu tầm thông tin từ các nguồn khác nhau ở địa phương để tìm hiểu nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ở địa phương em sinh sống.
3. Phẩm chất
Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Địa lí).
Bảng số liệu, thông tin, tư liệu do GV sưu tầm về nội dung bài học Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
Phiếu học tập.
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Địa lí).
Sưu tầm trên sách, báo, internet thông tin, tư liệu về nội dung bài học Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
- Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Nhìn hình đoán chữ. HS quan sát hình ảnh và trả lời.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản xuất hiện trong hình ảnh của trò chơi và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Nhìn hình đoán chữ.
- GV mời HS theo tinh thần xung phong tham gia trò chơi.
- GV phổ biến luật chơi cho HS:
+ HS quan sát hình ảnh về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, sau đó đoán chữ cái liên quan bên dưới.
+ HS trả lời nhanh nhất và đoán đúng tên vùng qua hình ảnh sẽ được điểm cộng.
- GV trình chiếu hình ảnh:
|
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh và đoán chữ.
- Các HS còn lại trong lớp cổ vũ bạn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời HS xung phong trả lời.
- Nếu trả lời sai, GV tiếp tục mời HS còn lại đưa ra đáp án.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:
+ Hình 1: Ngành trồng trọt | + Hình 2: Ngành thủy sản |
+ Hình 3: Ngành chăn nuôi | + Hình 4: Hoạt động khai thác thủy sản |
+ Hình 5: Ngành lâm sản | + Hình 6: Hoạt động trồng rừng |
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nông nghiệp là ngành sản xuất truyền thống, quan trọng đối với nước ta với sự phát triển đa dạng các sản phẩm nông nghiệp nhờ vào điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội. Hiện trạng phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ở nước ta hiện nay ra sao? Việc phát triển nông nghiệp xanh có ý nghĩa như thế nào đối với Việt Nam? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nông nghiệp
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Phân tích được một trong các nhân tố chính ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
- Trình bày về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS cả lớp làm việc theo nhóm, dựa vào mục 1 với kiến thức tìm hiểu của học sinh tại nhà hoàn thành Phiếu học tập số 1.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV thực hiện phương pháp đảo ngược cho các nhóm chuẩn bị trước nội dung tại nhà, phân công lớp thành 7 nhóm tùy theo số lượng của từng lớp (5 - 6 HS). - GV yêu cầu các nhóm khai thác thông tin mục 1a SGK tr.137, 138 và hoàn thành Phiếu học tập số 1:
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh, video về các nhân tố tác động tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp (Đính kèm dưới Nhiệm vụ 1). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - Mỗi HS trong nhóm làm việc độc lập tại nhà, ghi lại phần trình bày của mình và thảo luận cùng nhóm. - GV quan sát, hướng dẫn HS trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm lần lượt trình bày kết quả nhóm theo nội dung đã được chuẩn bị. - GV yêu cầu các nhóm nhận xét chéo và bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận về các nhân tố tác động tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 1. Nông nghiệp a. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
HÌNH ẢNH, VIDEO VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP Đất phù sa hình thành vùng cây trồng chuyên canh Cây lúa gạo – sản phẩm của nông nghiệp nhiệt đới Ứng dụng khoa học – kĩ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
* Biến đổi khí hậu tác động kinh hoàng đến nông nghiệp: https://youtu.be/mTHflhEh3PU?si=0KadXB8UEUfJyOEW (0:35 – 3:15) * Nông dân lãi lớn nhờ ứng dụng Công nghệ vào Sản xuất: https://youtu.be/Zn-aiUGdc3c?si=xnKBc0rzVRaf7Ewl | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 2: Tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu hình ảnh và dẫn dắt: + Nông nghiệp bao gồm ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi. + Ngành trồng trọt có cơ cấu bao gồm: cây công nghiệp, cây lương thực và cây ăn quả. + Ngành chăn nuôi có cơ cấu gồm: trâu, bò, lợn, gia cầm. \ - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 4.1, Bảng 4.1, 4.2 kết hợp thông tin mục 1b SGK tr.138 - 140 và trả lời câu hỏi: Trình bày tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp. Bảng 4.1. Diện tích, sản lượng cây lương thực có hạt và lúa ở nước ta, giai đoạn 2010 – 2021.
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, năm 2011 và 2022) Bảng 4.2. Số lượng một số gia súc và gia cầm ở nước ta, giai đoạn 2010 – 2021 (Đơn vị: triệu con)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, năm 2022) - GV trình chiếu cho HS quan sát video, hình ảnh về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp (Đính kèm dưới Hoạt động 2). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục kết hợp tư liệu do GV cung cấp, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi trình bày về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp - GV chuyển sang nội dung mới. | b. Tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp * Ngành trồng trọt: - Cây công nghiệp: + Gồm cây nhiệt đới và cận nhiệt. + Trồng chuyên canh ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên,... - Cây lương thực: cây lúa là cây lương thực chính với hai vùng là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. - Cây ăn quả: + Phổ biến là: xoài, chôm chôm, bưởi,... + Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ,... * Ngành chăn nuôi: - Trâu: số lượng giảm, chủ yếu nuôi ở Trung du miền núi Bắc Bộ. - Gia cầm: số lượng ngày càng tăng, tập trung tại Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Bò: số lượng tăng nhẹ, tập trung tại Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
VIDEO, HÌNH ẢNH VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP Tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp qua từng năm 8 nhóm hàng xuất khẩu trên 2 tỉ USD năm 2022 Cây nông nghiệp hằng năm diện tích gieo trồng đến ngày 15/08/2022 (so với cùng kì 2021) Số lượng gia súc, gia cầm năm 2022 * GDP ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm: https://youtu.be/mbldM4WxD7U?si=WBGnAS88qi_YGpG8
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu về ngành lâm nghiệp
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích được đặc điểm phân bố tài nguyên rừng và tình hình phát triển, phân bố ngành lâm nghiệp.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát Hình 4.1, bảng 4.3 kết hợp thông tin mục 2 trình bày tình hình phát triển đặc điểm phân bố tài nguyên rừng nước ta.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành Phiếu học tập số 2 và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm
=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 9 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án thể dục 9 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2