Tự luận Lịch sử 12 kết nối Bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh

Bộ câu hỏi và bài tập tự luận Lịch sử 12 kết nối tri thức cho Bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh. Tài liệu có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn về môn Lịch sử 12. Tài liệu có file word tải về.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức

CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

BÀI 2: TRẬT TỰ THẾ GIỚI TRONG CHIẾN TRANH LẠNH

(14 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)

Câu 1: Em hãy nêu bối cảnh triệu tập hội nghị I-an-ta.

Trả lời:

Hội nghị I-an-ta diễn ra vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, từ ngày 4 đến ngày 11-2-1945, khi phe Đồng minh giành được những thắng lợi quan trọng trên các mặt trận.

Câu 2: Em hãy nêu những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta.

Trả lời:

Câu 3: Em hãy trình bày những nét chính về quá trình tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta trong giai đoạn từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

Trả lời:

Câu 4: Em hãy trình bày những nét chính về quá trình tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta trong giai đoạn từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX đến năm 1991.

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Hãy trình bày những nét chính về quá trình tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.

Trả lời:

Trật tự thế giới hai cực I-an-ta tồn tại từ năm 1945 đến năm 1991, trải qua hai giai đoạn:

♦ Giai đoạn từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX: giai đoạn xác lập và phát triển của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta với sự đối đầu giữa một bên là Mỹ (đứng đầu hệ thống TBCN) và một bên là Liên Xô (đứng đầu hệ thống XHCN).

- Trong giai đoạn này, Trật tự hai cực I-an-ta được định hình với sự thiết lập các khối quân sự đối đầu nhau; đồng thời hai cực Xô - Mĩ chi phối hầu hết các lĩnh vực phát triển của thế giới.

- Quan hệ quốc tế giữa hai cực trở nên căng thẳng, đặc biệt từ khi bắt đầu cuộc Chiến tranh lạnh. Đồng thời, các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột quân sự đã xảy ra ở nhiều khu vực khác nhau đều có sự hỗ trợ của hai nước đứng đầu hai cực.

- Tuy nhiên, ngay trong giai đoạn này, Trật tự thế giới hai cực I-an-ta bắt đầu bị rạn nứt trước tác động của tình hình thế giới.

♦ Giai đoạn từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX đến năm 1991: Trật tự thế giới hai cực I-an-ta suy yếu và đi đến sụp đổ.

- Trật tự hai cực I-an-ta có biểu hiện suy yếu khi xu hướng hoà hoãn bắt đầu xuất hiện từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

- Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Liên Xô và Mỹ đẩy mạnh đối thoại, hợp tác với các cuộc gặp gỡ cấp cao. Đến năm 1989, Liên Xô và Mỹ cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

- Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu (vào cuối những năm 80 của thế kỉ XX), sự tan rã của Liên Xô (12-1991) đã chấm dứt sự tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.

Câu 2: Hãy trình bày những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.

Trả lời:

Câu 3: Phân tích tác động của sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực I-an-ta đối với tình ng của sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực hình thế giới.

Trả lời:

Câu 4: Hãy phân tích khái niệm "Chiến tranh Lạnh" và những biểu hiện chủ yếu của nó trong giai đoạn 1947-1991.

Trả lời:

Câu 5: Trình bày các giai đoạn chính của Chiến tranh Lạnh và phân tích sự thay đổi trong quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô qua từng giai đoạn.

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Em hãy phân tích lý do tại sao Mỹ và Liên Xô trở thành hai siêu cường đối đầu nhau.

Trả lời:

Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh Lạnh chủ yếu xuất phát từ sự khác biệt về ý thức hệ giữa hai siêu cường Mỹ và Liên Xô. Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, cả hai quốc gia đều trở thành những cường quốc toàn cầu, nhưng với hai hệ thống chính trị, kinh tế đối lập: Mỹ theo chế độ tư bản chủ nghĩa, trong khi Liên Xô theo chủ nghĩa xã hội. 

- Ngoài ra, sự cạnh tranh về ảnh hưởng và quyền lực ở nhiều khu vực trên thế giới cũng góp phần làm gia tăng căng thẳng. Sau chiến tranh, các quốc gia châu Âu suy yếu, tạo điều kiện cho Mỹ và Liên Xô tranh giành quyền kiểm soát và mở rộng ảnh hưởng của mình. Hệ thống các liên minh quân sự do cả hai phía thiết lập, như NATO của Mỹ và Hiệp ước Warsaw của Liên Xô, càng đẩy mạnh tình trạng đối đầu giữa hai nước, dẫn đến Chiến tranh Lạnh.

Câu 2: Phân tích vai trò của các cuộc chiến tranh ủy nhiệm trong Chiến tranh Lạnh và cho biết chúng ảnh hưởng như thế nào đến cục diện thế giới.

Trả lời:

Câu 3: Hãy giải thích vì sao sự tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta không phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.

Trả lời:

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Đánh giá ảnh hưởng của Chiến tranh Lạnh đến các nước đang phát triển và giải thích cách các quốc gia này đối phó với tình trạng căng thẳng toàn cầu.

Trả lời:

- Chiến tranh Lạnh có ảnh hưởng sâu rộng đến các nước đang phát triển, đặc biệt ở châu Á, châu Phi, và Mỹ Latinh. Các quốc gia này thường trở thành chiến trường cho các cuộc chiến tranh ủy nhiệm hoặc bị cuốn vào các liên minh với một trong hai siêu cường. Mỹ và Liên Xô đã can thiệp vào chính trị và kinh tế của nhiều nước để mở rộng ảnh hưởng, dẫn đến nhiều xung đột nội bộ và chiến tranh.

-  Để đối phó với tình trạng căng thẳng toàn cầu, một số quốc gia đã chọn đứng trung lập và không tham gia vào các khối liên minh quân sự. Phong trào Không liên kết, được thành lập vào năm 1961 bởi các quốc gia như Ấn Độ, Ai Cập và Nam Tư, là một nỗ lực nhằm giữ khoảng cách với cả Mỹ và Liên Xô, bảo vệ quyền tự chủ và phát triển kinh tế của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, nhiều quốc gia vẫn chịu tác động mạnh mẽ từ cuộc cạnh tranh quyền lực giữa hai khối.

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

=> Giáo án Lịch sử 12 Kết nối bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Lịch sử 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay