Bài tập file word Hoá học 8 kết nối Ôn tập Chương 1: Phản ứng hoá học (P4)
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Hoá học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 1: Phản ứng hoá học (P4). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hoá học 8 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức
ÔN TẬP CHƯƠNG 1. PHẢN ỨNG HÓA HỌC PHẦN 4
Câu 1: Hãy viết các công thức tính số mol từ số lượng nguyên tử (phân tử); khối lượng chất và khối lượng mol; thể tích mol chất khí ở điều kiện chuẩn.
Trả lời:
- Công thức tính số mol từ số lượng nguyên tử (phân tử)
n=
Trong đó: N là số lượng nguyên tử hoặc phân tử.
NA là số Avogadro có giá trị là 6,022 . 1022.
- Công thức tính số mol từ khối lượng chất và khối lượng mol là
n=
Trong đó: m là khối lượng chất.
M là khối lượng mol.
- Công thức tính số mol từ thể tích mol ở điều kiện tiêu chuẩn là
n=
Trong đó : V là thể tích mol chất khí ở điều kiện chuẩn.
Câu 2: Hãy nêu các bước lập phương trình hóa học và các lưu ý.
Trả lời:
- Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng
- Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế
- Bước 3: Viết phương trình hóa học của phản ứng.
- Lưu ý
- Hệ số viết ngang với kí hiệu của các chất.
- Không thay đổi các chỉ số trong các công thức hóa học đã viết đúng.
- Nếu trong công thức hóa học, các chất ở 2 vế có những nhóm nguyên tử giống nhau thì coi nhóm nguyên tử này như một “nguyên tố” để cân bằng.
Câu 3: Các hiện tượng sau đây thuộc về hiện tượng vật lý hay hóa học?
- a) Sự tạo thành một lớp mỏng màu xanh trên mâm đồng.
- b) Sự tạo thành chất bột xám khi nung nóng bột sắt với lưu huỳnh.
- c) Một lá đồng bị nung nóng, trên mặt đồng có phủ một lớp màu đen.
Trả lời:
- a) Sự tạo thành một lớp mỏng màu xanh trên mâm đồng là hiện tượng hóa học vì có sự tạo thành chất mới màu xanh (muối đồng) mà không phải là màu đỏ (Cu) ban đầu.
- b) Sự tạo thành chất bột màu xám khi nung nóng bột sắt với lưu huỳnh là hiện tượng hóa học vì có sự tạo thành chất mới màu xám.
Fe + S → FeS
- c) Một lá đồng bị nung nóng là hiện tượng hóa học vì tạo thành chất mới màu đen (đồng oxit) lá đồng ban đầu là đồng màu đỏ.
Cu + O2 → CuO
Câu 4: Lưu huỳnh cháy trong oxygen hoặc trong không khí sinh ra sulfur dioxide SO2. Hãy tính số mol khí sinh ra, nếu có 4g khí O2 tham gia phản ứng.
Trả lời:
Số mol O2 tham gia phản ứng là: 4:32 = 0,125 (mol)
Phương trình hóa học: S + O2 SO2
Theo phương trình hóa học:
1 mol O2 tham gia phản ứng sẽ thu được 1 mol SO2
Vậy : 0,125 mol O2……………………………………0,125 mol SO2
Số mol khí SO2 sinh ra khi đốt cháy lưu huỳnh trong 4g O2 là 0,125 mol.
Câu 5: Cho NaOH tác dụng với HCl tạo ra muối NaCl và nước theo phương trình như sau:
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Với 2 mol NaOH sẽ tạo ra bao nhiêu mol muối NaCl?
Trả lời:
Theo phương trình hóa học:
1 mol NaOH tham gia phản ứng sẽ thu được 1 mol NaCl
Vậy : 2 mol NaOH ………………………………………2 mol NaCl
Với 2 mol NaOH sẽ tạo ra 2 mol muối NaCl.
Câu 6: Tính số nguyên tử, phân tử có trong mỗi lượng chất sau:
- 0,5 mol nguyên tử Al.
- 0,01 mol nguyên tử H.
- 2 mol phân tử O2.
Trả lời:
- Số nguyên tử có trong 0,5 mol nguyên tử Al là:
0,5. 6,023.1023 = 3,011.1023 (nguyên tử).
- Số nguyên tử có trong 0,01 mol nguyên tử H là:
0,01. 6,022.1023 = 6,022.1021 (nguyên tử)
- Số phân tử tử có trong 2 mol phân tử O2 là:
- 6,022.1023 = 12,044.1023 (nguyên tử)
Câu 7: Một lượng chất sau đây tương đương bao nhiêu mol nguyên tử hoặc mol phân tử?
- 1,2044.1022 phân tử H2
- 3,011.1023 nguyên tử Zn.
Trả lời:
- Số mol phân tử trong 1,2044.1022 phân tử H2O là:
n = .
- Số mol nguyên tử tronh 3,011.1023 nguyên tử Zn là:
n = .
Câu 8: Lập phương trình hóa học cho các phản ứng sau
- Fe + O2 → FeO
- Al + Cl2 → AlCl3
- AlCl3 + NaOH → Al(OH)3 + NaCl
- Na2CO3+ HCl → NaCl + CO2 +H2O
Trả lời:
- 2Fe + O2 → 2FeO
- 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
- AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl
- Na2CO3+ 2HCl → 2NaCl + CO2 +H2O
Câu 9: Khi phân hủy hoàn toàn 24,5g KClO3 thu được 9,6 g khí oxygen và muối potassium chloride (KCl).
- a) Lập PTHH.
- b) Tính khối lượng muối kali clorua thu được?
Trả lời:
- PTHH: 2KClO3→ 2KCl + 3O2
- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mKClO3 + mKCl+mO2
→ 24,5 = mKCl + 9,6
→ mKCl = 14,9 g
Câu 10: Cho phương trình CaCO3 CO2 ↑+ CaO
Để thu được 2,479 lít CO2 (đkc) thì số mol CaCO3 cần dùng là bao nhiêu?
Trả lời:
Số mol khí CO2 là n= V: 24,79 = 2,479: 24,79 = 0,1 (mol)
Theo phương trình hóa học:
1 mol CaCO3 tham gia phản ứng sẽ thu được 1 mol CO2
Vậy : 0,1 mol CaCO3 ………………………….…..…….0,1 mol CO2
Khối lượng CaCO3 phản ứng là = 0,1.100 = 10 (gam)
Câu 11: Trường hợp nào sau có phản ứng xảy ra với tốc độ nhanh hơn trong hai trường hợp sau:
- a) để que đóm còn tàn đỏ ở ngoài không khí.
- b) đưa que đóm còn tàn đỏ vào trong bình chứa khí oxygen.
Trả lời:
Trường hợp “b) đưa que đóm còn tàn đỏ vào trong bình chứa khí oxygen.” phản ứng xảy ra nhanh hơn vì tăng nồng độ chất phản ứng.
Câu 12: Khí carbon dioxide (CO2) và khí methan (CH4) đều được sinh ra ở hang hay giếng sâu do xảy ra quá trình phân hủy hợp chất vô cơ hoặc hữu cơ. Hãy cho biết khí carbon dioxide, methan tích tụ dưới đáy hang, giếng hay bị không khí đẩy bay lên trên?
Trả lời:
- Tỉ khối của khí carbon dioxide so với không khí:
=
→ Khí carbon dioxide nặng hơn không khí khoảng 1,52 lần.
- Tỉ khối của khí methane so với không khí là:
=
→ Khí methane nhẹ hơn không khí khoảng 0,55 lần.
Vậy khí carbon dioxide nặng hơn không khí sẽ bị tích tụ dưới đáy hang, khí methane nhẹ hơn không khí nên bị không khí đẩy bay lên trên.
Câu 13: Muốn pha 250 ml dung dịch NaOH nồng độ 0,5M từ dung dịch NaOH 2M thì thể tích dung dịch NaOH 2M cần lấy là bao nhiêu ml?
Trả lời:
Đổi 250 ml = 0,25 lít
Pha loãng dung dịch có nồng độ 2M xuống 0,5M thì số mol NaOH không đổi
nNaOH = 0,5.0,25 = 0,125 mol
Thể tích dung dịch NaOH 2M cần lấy là
= = 0,0625 lít = 62,5 ml
Vậy thể tích dung dịch NaOH cần lấy là 62,5 ml
Câu 14: Hãy hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau
- NaOH + HCl → ? + H2O
- Fe + H2SO4→ FeSO4+ ?
- Al(OH)3+ H2SO4 → Al2(SO4)3+ ?
- Fe(NO3)3+ KOH → Fe(OH)3+ ?
Trả lời:
- NaOH + HCl → NaCl + H2O
- Fe + H2SO4→ FeSO4+ H2
- 2Al(OH)3+ 3H2SO4 → Al2(SO4)3+ 6H2O
- Fe(NO3)3+ 3KOH → Fe(OH)3+ 3KNO3
Câu 15: Một quặng sắt chứa 90% Fe3O4 còn lại là tạp chất. Nếu dùng khí H2 để khử 0,5 tấn quặng thì khối lượng sắt thu được là bao nhiêu?
Trả lời:
Ta có:
0,50,5 tấn = 500500 kg
Khối lượng Fe3O4 trong 500 kg quặng đó là:
500×90:100=450500×90:100=450 (kg)
PTHH:
Fe3O4+4H2 3Fe+4H2O
Theo PT, ta có: cứ 1 mol Fe3O4 lại tạo ra 3 mol Fe
Mà: MFe3O4=232 (g/mol); MFe=56 (g/mol)
→ Cứ 232 g Fe3O4 lại tạo ra 3.56=168 g Fe
→ Cứ 450 kg Fe3O4 thì tạo ra x kg Fe
Hay 232:450=168:x
→ x≈325,862
Vậy khối lượng sắt thu được là 325,862 kg
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 13 gam Zn trong oxi thu được ZnO.
- a) Lập phương trình hóa học.
- b) Tính khối lượng ZnO thu được?
- c) Thể tích khí oxi đã dùng (đktc)?
Trả lời:
Phương trình hóa học Zn trong oxi thu được ZnO
- a) Phương trình hóa học:
2Zn + O2 → 2ZnO (1)
Số mol Zn là: nZn= 13/65 = 0,2 mol
- b) Phương trình phản ứng: 2Zn + O2 → 2ZnO (1)
Tỉ lệ theo phương trình: 2mol → 1mol → 2mol
Phản ứng: 0,2mol ? mol ? mol
nZnO =nZn = 0,2 mol => mZnO = 0,2 . (65 + 16) = 16,2 gam
- c) Số mol khí O2 đã dùng là: nO2 = 0,2.1/2 = 0,1mol
=> Thể tích O2 là: V = n.22,4 = 0,1.22,4 = 2,24 lít
Câu 17: Hai dung dịch X và Y chứa cùng một chất tan. Nồng độ mol của X gấp 2 lần của Y. Trộn 3 thể tích X với 5 thể tích Y được dung dịch Z có nồng độ 3M. Nồng độ mol của các dung dịch X và Y là bao nhiêu?
Trả lời:
Ta giả sử nồng độ mol của dung dịch X là Cx (mol/L), và nồng độ mol của dung dịch Y là Cy (mol/L).
Theo đề bài, ta có:
Nồng độ mol của X gấp 2 lần của Y, tức là: Cx = 2Cy
Xét cùng một đơn vị thể tích là V thì Cx = , Cy =
=> nx =2 ny
Trộn 3 thể tích X với 5 thể tích Y được dung dịch Z có nồng độ 3M
Từ đây, ta có thể tìm được nồng độ mol của dung dịch Z theo công thức:
Cz = = 3 M
=> = 3.8/11 = 2,18 (M)
Vậy Cy = 2,18 (M), Cx= 4,36 (M)
Câu 18: Cho sơ đồ phản ứng sau:
Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O
Hệ số đứng trước HNO3 sau khi cân bằng phương trình là bao nhiêu?
Trả lời:
PTHH:
(5x-2y) Fe3O4 + (46x-18y) HNO3 →(15x-6y) Fe(NO3)3 + NxOy + (23x-9y)H2O
→ Hệ số đứng trước HNO3 sau khi cân bằng phương trình là 46x-18y
Câu 19: Hãy vẽ sơ đồ diễn biến trước, trong và sau quá trình phản ứng của khí hydrogen tác dụng với khí oxygen sinh ra nước.
Trả lời:
Câu 20: Đốt cháy 3,25 gam kim loại kẽm Zn trong không khí thu được 4,05 gam kẽm oxit. Biết rằng kẽm phản ứng với khí oxi khi đốt cháy trong không khí.
- a) Viết phương trình hóa học của phản ứng
- b) Tính khối lượng oxi đã phản ứng với kẽm thí nghiệm trên.
- c) Biết khi đốt cháy 6,5 gam kẽm trong 1,6 gam khí oxi thu được 7,29 gam kẽm oxit. Tính hiệu suất của phản ứng.
Trả lời:
- a) Phương trình phản ứng hóa học xảy ra:
2Zn + O2 → 2ZnO (1)
b)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có;
mZn + mO2= mZnO
⇒ mO2 = mZnO− mZn ⇒ mO2= mZnO − mZn
⇒ mO2 = 4,05 − 3,25 = 0,83 (g)
c)
Theo bài ra, ta có:
nZnO = 7,29/81 = 0,09
Theo (1)
nZn pư = nZnO =0,09 (1)
⇒mZn pư = 0,09.65 = 5,85 gam
Hiệu suất phản ứng
⇒ H = mZnpư/mZnbđ.100% = 5,85/6,5.100% = 90%