Giáo án sinh học 10 kết nối bài 16: Chu kì tế bào và nguyên phân

Giáo án bài 16: Chu kì tế bào và nguyên phân sinh học 10 kết nối. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của sinh học 10 kết nối. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem: => Giáo án sinh học 10 kết nối tri thức (bản word)

Xem video về mẫu Giáo án sinh học 10 kết nối bài 16: Chu kì tế bào và nguyên phân

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Sinh học 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG 5: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ PHÂN BÀO

BÀI 16: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ NGUYÊN PHÂN

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm chu kì tế bào. Dựa vào sơ đồ, trình bày được các giai đoạn và mối quan hệ giữa các giai đoạn trong chu kì tế bào.
  • Dựa vào cơ chế nhân đôi và phân li của NST để giải thích được quá trình nguyên phân là cơ chế sinh sản của tế bào.
  • Giải thích được sự phân chia tế bào một cách không bình thường có thể dẫn đến ung thư.
  • Trình bày được một số thông tin về bệnh ung thư ở Việt Nam. Nêu được một số biện pháp phòng tránh ung thư.
  1. Về năng lực

-  Năng lực sinh học:

  • Nhận thức sinh học:

+ Trình bày được khái niệm chu kì tế bào, các giai đoạn và mối quan hệ giữa các giai đoạn trong chu kì tế bào.

+ Giải thích được vai trò của các điểm kiểm soát chu kì tế bào; quá trình nguyên phân là cơ chế sinh sản của tế bào; sự phân chia tế bào một cách không bình thường có thể dẫn đến ung thư.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ Vận dụng kiến thức đã học để giải thích cơ sở của bệnh ung thư.

+ Đề xuất được các biện pháp phòng tránh bệnh ung thư.

  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu về chu kì tế bào và bệnh ung thư qua các nguồn học liệu khác nhau và xử lí thông tin thu được.
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động phát biểu đề nêu ý kiến của bản thân khi học về chu kì tế bào.
  1. Phẩm chất

Trách nhiệm: Sẵn sàng chịu trách nhiệm về các nội dung trình bày về chu kì tế bào và cơ chế nguyên phân.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, Giáo án

- Bản phóng to các hình ảnh trong SGK.

- Câu hỏi, video liên quan đến bài học.

- Máy tính, máy chiếu.

  1. Đối với học sinh

- SGV, SBT, vở ghi, vở bài tập.

- Đồ dùng học tập, tư liệu, hình ảnh,... liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Tạo tâm lí hưng phấn và háo hức tìm hiểu, khám phá nội dung bài học.

- Tạo mâu thuẫn nhận thức giữa kiến thức, kĩ năng đã có và nội dung học tập của bài học.

  1. Nội dung:

- GV đưa ra tình huống gợi mở vấn đề.

- HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ, đưa ra câu trả lời.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh SGK tr.97 và đưa ra câu hỏi nêu vấn đề: Bức ảnh dưới đây chụp tế bào ung thư ở cơ thể người. Theo em, tế bào ung thư được hình thành như thế nào?

- GV đặt câu hỏi gợi mở nội dung bài mới: Các em có biết làm thế nào cơ thể chúng ta nhận biết được các tế bào ung thư?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết cá nhân, kết hợp với kiến thức đã biết để đưa ra những dự đoán.

- GV khuyến khích HS tích cực suy nghĩ và phản hồi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong đưa ra những dự đoán.

- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến xây dựng bài.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tuyên dương tinh thần đóng góp xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài mới: Để hiểu được quá trình hình thành của tế bào nói chung, tế bào ung thư nói riêng và biết được cách cơ thể chúng ta nhận biết các tế bào ung thư, hãy cùng tìm hiểu về chu kì tế bào và quá trình sản sinh ra tế bào mới trong bài học ngày hôm nay - Bài 16: Chu kì tế bào và nguyên phân.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. CHU KÌ TẾ BÀO Ở SINH VẬT NHÂN THỰC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về chu kì tế bào

  1. Mục tiêu: Nêu được khái niệm chu kì tế bào ở sinh vật nhân thực. Dựa vào sơ đồ, trình bày được các giai đoạn và mối quan hệ giữa các giai đoạn trong chu kì tế bào.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin và quan sát các hình ảnh mục I (SGK tr. 97 – 98) để tìm hiểu về chu kì tế bào.

- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan kết hợp hỏi – đáp nêu vấn đề để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK và trả lời các câu hỏi.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm chu kì tế bào, các giai đoạn và mối quan hệ giữa các giai đoạn trong chu kì tế bào.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN –

HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 4 – 5 HS), đọc thông tin và quan sát các hình ảnh mục I (SGK tr. 97 – 98) để tìm hiểu về chu kì tế bào.

  

- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS:

+ Chu kì tế bào là gì? Mô tả các sự kiện chính của chu kì tế bào.

+ Kì trung gian là gì? Nêu tên và chức năng của các pha trong kì trung gian.

+ Hãy cho biết các giai đoạn của chu kì tế bào có mối quan hệ với nhau như thế nào?

+ Điểm kiểm soát chu kì tế bào là gì? Giải thích vai trò của các điểm kiểm soát chu kì tế bào.

- GV giới hạn thời gian thảo luận của các nhóm là 10 phút.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm HS đọc thông tin và quan sát các hình ảnh minh họa, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV.

- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV thu lại phiếu thảo luận của HS và trình chiếu bài làm của một số nhóm lên bảng.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét các câu trả lời của HS, chốt kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

I. CHU KÌ TẾ BÀO Ở SINH VẬT NHÂN THỰC

- Chu kì tế bào là khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra, lớn lên và phân chia thành hai tế bào con.

- Các sự kiện chính của chu kì tế bào: Chu kì tế bào gồm hai giai đoạn chính: kì trung gian và quá trình nguyên phân.

- Kì trung gian là giai đoạn sinh trưởng chính của tế bào, được chia thành các pha G1, S và G2. Trong đó, pha G1 có sự tăng kích thước tế bào, tổng hợp các bào quan và tổng hợp, tích lũy các chất. Pha S có sự nhân đôi ADN, dẫn đến nhân đôi NST tạo thành NST kép. Pha G2 là pha gia tăng kích thước tế bào và chuẩn bị cho phân chia.

- Quá trình nguyên phân gồm 2 sự kiện chính là phân chia nhân (trải qua 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối) và phân chia tế bào chất.

- Các giai đoạn của chu kì tế bào có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, việc chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác được hệ thống kiểm soát chu kì tế bào điều khiển một cách nghiêm ngặt, đảm bảo cho chu kì tế bào diễn ra bình thường.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ...

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 700k/năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Sinh học 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD SINH HỌC 10 KẾT NỐI TRI THỨC

PHẦN MỞ ĐẦU

Giáo án sinh học 10 kết nối bài 1: Giới thiệu khái quát môn sinh học
Giáo án sinh học 10 kết nối bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

PHẦN MỘT: SINH HỌC TẾ BÀO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG Il THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO

Giáo án sinh học 10 kết nối bài 9: Thực hành - Quan sát tế bào

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3: TRAO ĐỔI CHẤT QUA MÀNG VÀ TRUYỀN TIN TẾ BÀO

Giáo án sinh học 10 kết nối bài 12: Truyền tin tế bào

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4: CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO

Giáo án sinh học 10 kết nối bài 19: Công nghệ tế bào

PHẦN HAI: SINH HỌC VI SINH VẬT VÀ VIRUS

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 6: SINH HỌC VI SINH VẬT

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT SINH HỌC 10 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án điện tử sinh học 10 kết nối bài 3: Các cấp tổ chức của thế giới sống
PHẦN MỘT: SINH HỌC TẾ BÀO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG Il THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC TẾ BÀO

Giáo án điện tử sinh học 10 kết nối bài 9. Thực hành - Quan sát tế bào

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 3: TRAO ĐỔI CHẤT QUA MÀNG VÀ TRUYỀN TIN TẾ BÀO

Giáo án điện tử sinh học 10 kết nối bài 12: Truyền tin tế bào

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 4: CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO

Giáo án điện tử sinh học 10 kết nối bài 19: Công nghệ tế bào

PHẦN HAI: SINH HỌC VI SINH VẬT VÀ VIRUS

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 6: SINH HỌC VI SINH VẬT

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay