Bài tập file word sinh học 10 kết nối Ôn tập chương 3

Bộ câu hỏi tự luận sinh học 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 3. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học sinh học 10 KNTT.

ÔN TẬP CHƯƠNG 3: TRAO ĐỔI CHẤT QUA MÀNG VÀ TRUYỀN TIN TẾ BÀO

(20 CÂU)

Câu 1: Nêu khái niệm và đặc điểm của vận chuyển thụ động.

Trả lời:

- Vận chuyển thụ động là kiểu khuếch tán các chất từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất thấp – xuôi chiều gradient nồng độ. - Vận chuyển thụ động là kiểu khuếch tán các chất từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất thấp – xuôi chiều gradient nồng độ.

- Không tiêu tốn năng lượng. - Không tiêu tốn năng lượng.

- Các chất có thể khuếch tán qua lớp kép phospholipid hoặc qua các protein xuyên màng. - Các chất có thể khuếch tán qua lớp kép phospholipid hoặc qua các protein xuyên màng.

Câu 2: Nêu khái niệm và vai trò của truyền tin tế bào.

Trả lời:

- Khái niệm: Truyền tin tế bào là sự phát tán và nhận các phân tử tín hiệu qua lại giữa các tế bào. - Khái niệm: Truyền tin tế bào là sự phát tán và nhận các phân tử tín hiệu qua lại giữa các tế bào.

- Vai trò: Truyền tin tế bào có thể thực hiện giữa các tế bào của cùng một cơ thể, hoặc giữa các tế bào của cá thể cùng loài cũng như khác loài. - Vai trò: Truyền tin tế bào có thể thực hiện giữa các tế bào của cùng một cơ thể, hoặc giữa các tế bào của cá thể cùng loài cũng như khác loài.

+ Đối với cơ thể đơn bào, sự truyền tin tế bào có thể xảy ra khi môi trường bất lợi giúp các tế bào vi khuẩn tập hợp lại thành từng cụm, hỗ trợ lẫn nhau. + Đối với cơ thể đơn bào, sự truyền tin tế bào có thể xảy ra khi môi trường bất lợi giúp các tế bào vi khuẩn tập hợp lại thành từng cụm, hỗ trợ lẫn nhau.

+ Đối với cơ thể đa bào, sự truyền tin tế bào tạo ra cơ chế điều chỉnh, phối hợp hoạt động đảm bảo tính thống nhất của cơ thể. + Đối với cơ thể đa bào, sự truyền tin tế bào tạo ra cơ chế điều chỉnh, phối hợp hoạt động đảm bảo tính thống nhất của cơ thể.

Câu 3: Nêu khái niệm, đặc điểm, vai trò của vận chuyển chủ động.

Trả lời:

- Khái niệm: Vận chuyển chủ động (vận chuyển tích cực) là kiểu vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ chất tan thấp tới nơi có nồng độ chất tan cao (ngược chiều gradient nồng độ) và cần tiêu tốn năng lượng. - Khái niệm: Vận chuyển chủ động (vận chuyển tích cực) là kiểu vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ chất tan thấp tới nơi có nồng độ chất tan cao (ngược chiều gradient nồng độ) và cần tiêu tốn năng lượng.

- Đặc điểm: - Đặc điểm:

+ Cần có sự tham gia của các protein kênh vận chuyển hoạt động như những chiếc bơm, bơm các chất từ nơi có nồng độ thấp tới nơi có nồng độ cao. + Cần có sự tham gia của các protein kênh vận chuyển hoạt động như những chiếc bơm, bơm các chất từ nơi có nồng độ thấp tới nơi có nồng độ cao.

+ Cần phải cung cấp năng lượng dưới dạng ATP. + Cần phải cung cấp năng lượng dưới dạng ATP.

- Vai trò: Thông qua sự vận chuyển chủ động, tế bào lấy các chất cần thiết và điều hòa nồng độ các chất trong tế bào. - Vai trò: Thông qua sự vận chuyển chủ động, tế bào lấy các chất cần thiết và điều hòa nồng độ các chất trong tế bào.

Câu 4: Trình bày các hình thức truyền tin tế bào.

Trả lời:

- Truyền tin trực tiếp: Các tế bào truyền tín hiệu trực tiếp cho nhau qua kết nối trực tiếp như cầu sinh chất ở các tế bào thực vật, mối nối ở các tế bào động vật. - Truyền tin trực tiếp: Các tế bào truyền tín hiệu trực tiếp cho nhau qua kết nối trực tiếp như cầu sinh chất ở các tế bào thực vật, mối nối ở các tế bào động vật.

- Truyền tin cận tiết: Tế bào truyền tin cho các tế bào liền kề. - Truyền tin cận tiết: Tế bào truyền tin cho các tế bào liền kề.

- Truyền tin nội tiết: Tín hiệu hormone được tiết vào máu truyền tới các tế bào đích ở xa. - Truyền tin nội tiết: Tín hiệu hormone được tiết vào máu truyền tới các tế bào đích ở xa.

- Truyền tin qua synapse: Tín hiệu là chất dẫn truyền xung thần kinh được truyền qua khe synapse giữa tế bào thần kinh và tế bào đích. - Truyền tin qua synapse: Tín hiệu là chất dẫn truyền xung thần kinh được truyền qua khe synapse giữa tế bào thần kinh và tế bào đích.

Câu 5: Nêu khái niệm và cơ chế thẩm thấu.

Trả lời:

- Khái niệm thẩm thấu: Thẩm thấu là sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng tế bào. - Khái niệm thẩm thấu: Thẩm thấu là sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng tế bào.

- Cơ chế thẩm thấu: - Cơ chế thẩm thấu:

+ Nước di chuyển từ vùng có nhiều phân tử nước (còn gọi là vùng có nồng độ chất tan thấp hoặc vùng có thế nước cao) sang vùng có ít phân tử nước hơn (còn gọi là vùng có nồng độ chất tan cao hoặc vùng có thế nước thấp). + Nước di chuyển từ vùng có nhiều phân tử nước (còn gọi là vùng có nồng độ chất tan thấp hoặc vùng có thế nước cao) sang vùng có ít phân tử nước hơn (còn gọi là vùng có nồng độ chất tan cao hoặc vùng có thế nước thấp).

+ Tốc độ thẩm thấu của nước phụ thuộc vào áp suất thẩm thấu của tế bào. + Tốc độ thẩm thấu của nước phụ thuộc vào áp suất thẩm thấu của tế bào.

+ Dựa vào nồng độ chất tan trong dung dịch có dung môi là nước, người ta chia môi trường bên trong và bên ngoài tế bào thành các loại: ưu trương, đăng trương và nhược trương. + Dựa vào nồng độ chất tan trong dung dịch có dung môi là nước, người ta chia môi trường bên trong và bên ngoài tế bào thành các loại: ưu trương, đăng trương và nhược trương.

Câu 6: Vì sao cùng một tín hiệu nhưng có thể gây nên những đáp ứng khác nhau?

Trả lời:

Cùng một tín hiệu nhưng có thể gây nên những đáp ứng khác nhau. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các loại thụ thể, con đường truyền tín hiệu và các protein đáp ứng ở các tế bào khác nhau. Nhờ cơ chế này, các tế bào không chỉ có khả năng tiếp nhận thông tin để đưa ra các đáp ứng mà chúng còn có khả năng điều chỉnh mức độ tiếp nhận thông tin cũng như mức độ đáp ứng cho phù hợp với nhu cầu tế bào.

Câu 7: Lấy ví dụ minh họa cho vận chuyển chủ động.

Trả lời:

Ví dụ: Tế bào thận sử dụng tới 90 % năng lượng của tế bào để lọc máu và bơm các amino acid và glucose từ nước tiểu trở lại máu; các tế bào niêm mạc dạ dày phải bơm H + và Cl - vào dạ dày tạo môi trường acid để tiêu hóa thức ăn và tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh;…

Câu 8: Trong cơ thể đa bào, các tế bào truyền tin cho nhau bằng cách nào?

Trả lời:

Trong cơ thể đa bào, tín hiệu truyền từ tế bào này tới tế bào khác qua bốn cách chủ yếu: truyền tin trực tiếp, truyền tin cận tiết, truyền tin nội tiết và truyền tin qua synapse.

Câu 9: Tế bào rễ cây hút nước bằng cách nào?      

Trả lời:

Tế bào rễ cây có thể hút được nước từ đất thông qua quá trình thẩm thấu. Sở dĩ, nước có thể thẩm thấu vào tế bào rễ cây vì tế bào của rễ cây có không bào trung tâm lớn, chứa nhiều chất tan nên có áp suất thẩm thấu cao hơn so với môi trường đất.

Câu 10: Kể tên một số phát minh khoa học và công nghệ được ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày. Nếu không có những phát minh này thì cuộc sống của con người sẽ như thế nào?

Trả lời:

- Những phát minh của khoa học và công nghệ được ứng dụng vào đồ dùng hằng ngày là: tủ lạnh, điều hòa hai chiều, máy giặt,... - Những phát minh của khoa học và công nghệ được ứng dụng vào đồ dùng hằng ngày là: tủ lạnh, điều hòa hai chiều, máy giặt,...

- Nếu không có những phát minh này thì cuộc sống của con người sẽ khó khăn, thiếu thốn, mất nhiều thời gian và công sức lao động hơn, sinh hoạt hằng ngày cũng bị hạn chế hơn. - Nếu không có những phát minh này thì cuộc sống của con người sẽ khó khăn, thiếu thốn, mất nhiều thời gian và công sức lao động hơn, sinh hoạt hằng ngày cũng bị hạn chế hơn.

Câu 11: Quá trình trao đổi chất qua màng tế bào diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Quá trình trao đổi chất diễn ra như sau:

- Vận chuyển thụ động là kiểu khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp, không tiêu tốn năng lượng. - Vận chuyển thụ động là kiểu khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp, không tiêu tốn năng lượng.

+ Khuếch tán đơn giản là quá trình khuếch tán của các phân tử nhỏ, không phân cực qua màng tế bào. + Khuếch tán đơn giản là quá trình khuếch tán của các phân tử nhỏ, không phân cực qua màng tế bào.

+ Khuếch tán tăng cường là sự khuếch tán của các phân tử nhỏ tích điện, phân cực qua các kênh protein của màng tế bào. + Khuếch tán tăng cường là sự khuếch tán của các phân tử nhỏ tích điện, phân cực qua các kênh protein của màng tế bào.

+ Thẩm thấu là sự khuếch tán của các phân tử nước từ nơi có nồng độ chất tan thấp tới nơi có nồng độ chất tan cao. + Thẩm thấu là sự khuếch tán của các phân tử nước từ nơi có nồng độ chất tan thấp tới nơi có nồng độ chất tan cao.

- Vận chuyển chủ động là kiểu vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao và cần có năng lượng. - Vận chuyển chủ động là kiểu vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao và cần có năng lượng.

- Các phân tử hay vật thể có kích thước lớn được vận chuyển qua màng bằng cách ẩm bào, thực bào và xuất bào nhờ sự biến dạng của màng tế bào và cần sử dụng năng lượng. - Các phân tử hay vật thể có kích thước lớn được vận chuyển qua màng bằng cách ẩm bào, thực bào và xuất bào nhờ sự biến dạng của màng tế bào và cần sử dụng năng lượng.

Câu 12: Lấy ví dụ về truyền tin trong tế bào (truyền tin cục bộ).

Trả lời:

Ví dụ: Truyền tin qua xinap là phương pháp truyền tín hiệu cục bộ, tín hiệu điện dọc theo tế bào thần kinh kích hoạt tế bào tiết ra một loại tín hiệu hoạt hóa được vận chuyển bởi các phân tử dẫn truyền thần kinh. Các phân tử này sẽ khuếch tán qua màng xinap (khoảng cách gần). Chất dẫn truyền sẽ kích thích tế bào đích.

Câu 13: Khi tế bào thực vật ở trong môi trường nhược trương thì điều gì sẽ xảy ra?

Trả lời:

Khi tế bào thực vật ở trong môi trường nhược trương (nồng độ chất tan thấp hơn tổng nồng độ chất tan trong tế bào), nhờ có thành tế bào, nước chỉ đi vào một mức độ nhất định làm trương tế bào tạo nên lực cản chống lại sự khuếch tán của các phân tử nước vào tế bào.

Câu 14: Tín hiệu truyền tin trong tế bào là gì?

Trả lời:

Tín hiệu truyền tin: Thông tin mà các tế bào truyền cho nhau rất đa dạng, trong đó chủ yếu là các tín hiệu hóa học. Tín hiệu có thể là amino acid, peptid ngắn, phân tử protein lớn, nucleotide, hormone, thậm chí chất khí như NO.

Câu 15: Tại sao các tế bào cần trao đổi chất với môi trường?

Trả lời:

Các tế bào cần trao đổi chất với môi trường để lấy các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình trao đổi chất và loại bỏ các chất thải. Các chất dinh dưỡng cần thiết bao gồm các chất như glucose, axit amin, vitamin và khoáng chất. Các chất thải bao gồm các chất như carbon dioxide, nước và các sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất.

Câu 16: Các phân tử tín hiệu thường có đặc điểm gì để có thể đi được qua màng sinh chất? Lấy ví dụ.

Trả lời:

- Khi thụ thể tiếp nhận tín hiệu nằm trong tế bào chất thì phân tử tín hiệu thường là những chất có kích thước nhỏ hoặc có tính kị nước để có thể đi được qua màng sinh chất - Khi thụ thể tiếp nhận tín hiệu nằm trong tế bào chất thì phân tử tín hiệu thường là những chất có kích thước nhỏ hoặc có tính kị nước để có thể đi được qua màng sinh chất

- Ví dụ: các hormone (insulin, testosterol...) - Ví dụ: các hormone (insulin, testosterol...)

Câu 17: Vì sao động vật dự trữ năng lượng dưới dạng glycogen chứ không phải glucose?

Trả lời:

Vì động vật thường xuyên hoạt động, di chuyển nhiều, đòi hỏi nhiều năng lượng hơn do các hoạt động sống nên dự trữ năng lượng dưới dạng glycogen dễ huy động, dễ phân hủy và đây là nguồn dự trữ năng lượng ngắn hạn, tích trữ ở gan và cơ. Glycogen dễ phân giải tạo năng lượng hơn tinh bột. Tinh bột cấu trúc phân nhánh, phần trăm chất không tan trong nước nhiều nên khó sử dụng.

Câu 18: Tình trạng kháng insulin là gì? Nêu một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Trả lời:

- Kháng insulin là một tình trạng mà cơ thể không đáp ứng tốt với insulin, một hormone sản xuất bởi tuyến tụy để điều chỉnh mức đường glucose trong máu. Insulin đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các tế bào trong cơ thể tiếp nhận đường glucose từ máu để sử dụng làm nguồn năng lượng. Khi cơ thể trở nên kháng insulin, các tế bào không phản ứng đúng với insulin, dẫn đến mức đường glucose trong máu tăng cao. - Kháng insulin là một tình trạng mà cơ thể không đáp ứng tốt với insulin, một hormone sản xuất bởi tuyến tụy để điều chỉnh mức đường glucose trong máu. Insulin đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các tế bào trong cơ thể tiếp nhận đường glucose từ máu để sử dụng làm nguồn năng lượng. Khi cơ thể trở nên kháng insulin, các tế bào không phản ứng đúng với insulin, dẫn đến mức đường glucose trong máu tăng cao.

- Có nhiều nguyên nhân khiến hiện tượng kháng insulin xuất hiện: - Có nhiều nguyên nhân khiến hiện tượng kháng insulin xuất hiện:

+ Yếu tố di truyền. + Yếu tố di truyền.

Tình trạng tăng cân và béo phì.

+ Lối sống ít vận động. + Lối sống ít vận động.

+ Chế độ ăn uống không lành mạnh: Thói quen ăn uống chứa đường và tinh bột, cùng với nạp vào cơ thể lượng glucose quá mức, có thể góp phần vào việc phát triển kháng insulin. + Chế độ ăn uống không lành mạnh: Thói quen ăn uống chứa đường và tinh bột, cùng với nạp vào cơ thể lượng glucose quá mức, có thể góp phần vào việc phát triển kháng insulin.

+ Tuổi tác: Người lớn tuổi thường có nguy cơ mắc tình trạng kháng insulin tăng cao. + Tuổi tác: Người lớn tuổi thường có nguy cơ mắc tình trạng kháng insulin tăng cao.

+ Thường xuyên căng thẳng, stress. + Thường xuyên căng thẳng, stress.

+ Bệnh liên quan đến chuyển hóa: Các tình trạng bệnh như hội chứng chuyển hóa, bệnh lipid máu cao hay bệnh tim mạch có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kháng insulin. + Bệnh liên quan đến chuyển hóa: Các tình trạng bệnh như hội chứng chuyển hóa, bệnh lipid máu cao hay bệnh tim mạch có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kháng insulin.

+ Tình trạng hormonal không cân đối: ví dụ như hội chứng buồng trứng đa nang có thể tăng nguy cơ mắc kháng insulin. + Tình trạng hormonal không cân đối: ví dụ như hội chứng buồng trứng đa nang có thể tăng nguy cơ mắc kháng insulin.

+ Bị tiền tiểu đường hoặc tình trạng đường huyết không ổn định. + Bị tiền tiểu đường hoặc tình trạng đường huyết không ổn định.

Câu 19: Loại mối nối nào giữa các tế bào trong cùng một mô có thể giúp các tế bào vận chuyển các chất cho nhau?

Trả lời:

Các tế bào trong cùng một mô được gắn kết với nhau bằng các loại protein:

- Ở các tế bào động vật, có loại mối nối được gọi là mối nối hở, ở đó, các protein màng tạo nên các lỗ thông giữa các tế bào để cho các chất nhất định có thể đi qua. - Ở các tế bào động vật, có loại mối nối được gọi là mối nối hở, ở đó, các protein màng tạo nên các lỗ thông giữa các tế bào để cho các chất nhất định có thể đi qua.

- Ở các tế bào thực vật cũng có kiểu lỗ thông giữa các tế bào như ở tế bào động vật và được gọi là cầu sinh chất. - Ở các tế bào thực vật cũng có kiểu lỗ thông giữa các tế bào như ở tế bào động vật và được gọi là cầu sinh chất.

Câu 20:  Làm thế nào tế bào có thể lấy được những chất đặc hiệu từ môi trường khi những chất này không thể đi qua được màng tế bào?

Trả lời:

Tế bào có thể lấy được những chất đặc hiệu từ môi trường khi những chất này không thể đi qua được màng tế bào bằng cách thức thực bào hoặc ẩm bào:

- Tế bào chỉ có thể nhận biết được chất đặc hiệu cần vận chuyển vào tế bào thông qua thụ thể trên màng tế bào. - Tế bào chỉ có thể nhận biết được chất đặc hiệu cần vận chuyển vào tế bào thông qua thụ thể trên màng tế bào.

- Thụ thể liên kết đặc hiệu với chất cần vận chuyển. - Thụ thể liên kết đặc hiệu với chất cần vận chuyển.

- Màng tế bào biến dạng bao bọc lấy chất cần vận chuyển và đưa vào trong tế bào theo hình thức thực bào hoặc ẩm bào. - Màng tế bào biến dạng bao bọc lấy chất cần vận chuyển và đưa vào trong tế bào theo hình thức thực bào hoặc ẩm bào.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay