Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài 37: Sinh sản ở người

Giáo án Bài 37: Sinh sản ở người sách Khoa học tự nhiên 8 (phần Sinh học) cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của KHTN 8 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài 37: Sinh sản ở người

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 8 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 37. SINH SẢN Ở NGƯỜI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được chức năng của hệ sinh dục, kể tên được các cơ quan và trình bày được chức năng của các cơ quan sinh dục nam và nữ.
  • Nêu được khái niệm thụ tinh và thụ thai, hiện tượng kinh nguyệt, cách phòng tránh thai.
  • Kể tên được một số bệnh lây truyền qua đường sinh dục và trình bày được cách phòng chống các bệnh đó.
  • Nêu được ý nghĩa và các biện pháp bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên. Vận dụng được hiểu biết về sinh sản để bảo vệ sức khỏe bản thân.
  • Điều tra được sự hiểu biết của HS trong trường về sức khỏe sinh sản vị thành niên.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được chức năng của hệ sinh dục, kể tên được các cơ quan và trình bày được chức năng của các cơ quan sinh dục nam và nữ.
  • Năng lực tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên: Nêu được khái niệm thụ tinh và thụ thai, hiện tượng kinh nguyệt, cách phòng tránh thai; Nêu được ý nghĩa và các biện pháp bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên.
  • Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn: Kể tên được một số bệnh lây truyền qua đường sinh dục và trình bày được cách phòng chống các bệnh đó; Vận dụng được hiểu biết về sinh sản để bảo vệ sức khỏe bản thân; Điều tra được sự hiểu biết của HS trong trường về sức khỏe sinh sản vị thành niên.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  • Có ý thức bảo vệ giữ gìn sức khỏe của bản thân, của người thân trong gia đình và cộng đồng.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên

https://www.youtube.com/watch?v=9buEBTpQ7e8 (0:05 – 2:27).

  1. Đối với học sinh
  • SHS khoa học tự nhiên 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: HS trả lời mở đầu liên quan đến bài học.
  4. Sản phẩm: Đáp án câu hỏi mở đầu.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV đặt vấn đề: Quan sát hình 37.1, cho biết vai trò của hệ sinh dục nam và hệ sinh dục nữ trong sinh sản ở người.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • Các học sinh xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

- GV ghi lên bảng các ý kiến của HS.

  • GV dẫn dắt vào bài: “Vậy tinh trùng và trứng được hình thành như thế nào, vì sao ở nữ có hiện tượng kinh nguyệt? Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe sinh sản? Để trả lời câu hỏi này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu Bài 37. Sinh sản ở người.
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của hệ sinh dục

  1. Mục tiêu: Nêu được chức năng của hệ sinh dục, kể tên được các cơ quan và trình bày được chức năng của các cơ quan sinh dục nam và nữ.
  2. Nội dung: HS hoạt động dựa trên kĩ thuật dạy học theo trạm, đọc SGK, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi, hoàn thành Phiếu học tập số 1.
  3. Sản phẩm: Hướng dẫn trả lời câu hỏi liên quan đến hệ sinh dục và Phiếu học tập số 1.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Cấu tạo và chức năng của hệ sinh sản

Đọc thông tin và quan sát các hình 37.2, 37.3 trang 174 SGK, hoàn thành bảng sau (LT1 trang 174 SGK):

Hệ sinh dục nữ

Hệ sinh dục nam

Cơ quan

Chức năng

Cơ quan

Chức năng

 

 

 

 

  1. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV sử dụng kĩ thuật dạy học theo trạm, chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 3 – 4 HS) yêu cầu đọc SGK, quan sát video và hình ảnh thực hiện nhiệm vụ:

+ Trạm 1: Cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục nữ.

+ Trạm 2: Cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục nam.

- GV yêu cầu HS lần lượt hoàn thành Phiếu học tập số 1 theo chiều: trạm 1 → trạm 2 cho đến khi tất cả HS đều thực hiện nhiệm vụ ở mỗi trạm.

- Đồng thời, các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi liên quan đến hệ sinh dục:

1. Nêu cách vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách.

2. Cần chú ý gì khi chọn đồ lót?

3. Đường di chuyển của trứng và tinh trùng như thế nào?

4. Người có chứng tinh hoàn ẩn (tinh hoàn nằm trong ổ bụng) hoặc hẹp bao quy đầu có khả năng sinh sản không? Tại sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc sách SGK, quan sát hình thực hiện nhiệm vụ theo trạm, thảo luận và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS phát biểu.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Cấu tạo và chức năng của hệ sinh dục

- Hướng dẫn Phiếu học tập số 1 (Đính kèm dưới hoạt động 1).

- Hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận:

1. Cách vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách:

- Tắm rửa thường xuyên, đặc biệt trong thời kì kinh nguyệt ở nữ.

- Vệ sinh cơ quan sinh dục hàng ngày và sau mỗi lần đi vệ sinh.

- Tránh sử dụng đồ lót quá chật, định kì thay đồ lốt.

- Không sử dụng cấc chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh cơ quan sinh dục…

2. Khi chọn đồ lót cần chú ý:

- Đảm bảo vừa vặn cơ thể

- Chọn đồ lót có chất liệu thoáng khí phù hợp như vải cotton, vải tre, sợi bông…

- Thay đồ lót định kì (3 – 6 tháng).

3.

a) Đường di chuyển của trứng: buồng trứng → ống dẫn trứng → tử cung.

b) Đường di chuyển của tinh trùng: tinh hoàn → mào tinh hoàn → ống dẫn tinh → túi tinh → niệu đạo trong dương vật.

4.

- Ẩn tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn không xuống bìu mà nằm trên vùng bẹn hoặc trong ổ bụng

→ Nguy cơ vô sinh vì tinh hoàn ẩn thường phát triển kém, kích thước nhỏ hơn nên sản xuất số lượng tinh trùng ít hơn hoặc tinh trùng kém chất lượng do nhiệt độ cơ thể cao.

- Hẹp bao quy đầu là tình trạng phần da bao quy đâu không thể tuột khỏi quy đầu.

→ Kích thước dương vật không phát triển hoàn thiện, nước tiểu tích tụ tại bao da gây tình trạng viêm nhiễm: viêm bao quy đầu, viêm niệu đạo, nghiêm trọng hơn là hoại tử quy đầu, ung thư dương vật… thậm chí có thể gây vô sinh.

F Kết luận: Hệ sinh dục có chức năng sinh sản, tiết hormone sinh dục, đảm bảo duy trì nòi giống qua các thế hệ.

Hướng dẫn trả lời Phiếu học tập số 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Cấu tạo và chức năng của hệ sinh sản

Đọc thông tin và quan sát các hình 37.2, 37.3 trang 174 SGK, hoàn thành bảng sau (LT1 trang 174 SGK):

Hệ sinh dục nữ

Hệ sinh dục nam

Cơ quan

Chức năng

Cơ quan

Chức năng

Buồng trứng

- Sản xuất trứng và tiết hormone sinh dục nữ.

Tinh hoàn

Sản xuất tinh trùng và hormone sinh dục nam.

Ống dẫn trứng

- Đón trứng.

- Nơi diễn ra sự thụ tinh.

- Vận chuyển trứng (hợp tử) xuống tử cung.

Mào tinh hoàn

Nơi tinh trùng phát triển toàn diện.

Tử cung

- Nơi tiếp nhận trứng (hợp tử).

- Nuôi dưỡng phôi thai.

Ống dẫn tinh

Vận chuyển tinh trùng đến túi tinh.

Âm đạo

- Có tuyến tiết ra chất nhờn mang tính acid → giảm ma sát và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập.

- Tiếp nhận tinh trùng.

- Đường ra của trẻ khi sinh.

Túi tinh

- Dữ trữ tinh trùng

- Tiết một ít dịch.

Âm hộ

Bảo vệ cơ quan sinh dục.

Tuyến tiền liệt

Tiết dịch màu trắng hòa lẫn với tinh trùng từ túi tinh phóng ra tạo thành tinh dịch

 

Tuyến hành

Tiết dịch nhờn có tác dụng rửa niệu đạo và làm giảm tính acid của dịch âm đạo, đảm bảo sự sống sót của tinh trùng.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về hiện tượng thụ tinh, thụ thai và kinh nguyệt

  1. Mục tiêu: Nêu được khái niệm thụ tinh và thụ thai, hiện tượng kinh nguyệt, cách phòng tránh thai.
  2. Nội dung: HS hoạt động theo kĩ thuật mảnh ghép, đọc SGK, quan sát hình ảnh và video tìm hiểu về thụ tinh, thụ thai và hiện tượng kinh nguyệt, hoàn thành Phiếu học tập số 2.
  3. Sản phẩm: Hướng dẫn trả lời câu hỏi liên quan đến hiện tượng thụ tinh, thụ thai, kinh nguyệt và Phiếu học tập số 2.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Thụ tinh, thụ thai và kinh nguyệt

1. Đọc thông tin và quan sát hình 37.4 trag 175 SGK, hoàn thành bảng sau:

Hiện tượng

Nơi diễn ra

Đặc điểm

Thụ tinh

 

 

Thụ thai

 

 

2. Đọc thông tin và quan sát hình 37.5 trang 175 SGK, hoàn thành bảng sau:

Hiện tượng

Nguyên nhân

Đặc điểm

Kinh nguyệt

 

 

 

  1. Tổ chức thực hiện

 


Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 8 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: CƠ THỂ NGƯỜI

Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài 27: Khái quát về cơ thể người
Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài 28: Hệ vận động ở người
Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hoá ở người
Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người
Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài 31: Thực hành về máu và hệ tuần hoàn
Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài 32: Hệ hô hấp ở người
Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người
Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài 34: Hệ thần kinh và các giác quan ở người
Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài 35: Hệ nội tiết ở người
Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài 36: Da và điều hoà thân nhiệt ở người
Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài 37: Sinh sản ở người
Giáo án KHTN 8 cánh diều: Bài tập (Chủ đề 7)

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7: CƠ THỂ NGƯỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8: SINH THÁI

Chat hỗ trợ
Chat ngay