Bài tập file word Toán 10 Kết nối tri thức Bài 16: Hàm số bậc hai

Bộ câu hỏi tự luận Toán 10 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 16: Hàm số bậc hai. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Toán 10 Kết nối tri thức

BÀI 16: HÀM SỐ BẬC HAI  (15 CÂU)

1. NHẬN BIẾT ( 3 CÂU)

Bài 1: Cho hàm số y = x2 – 6x – 2. Hãy xác định tập xác định và tập giá trị của hàm số.

Trả lời:

TXĐ : D = R

y = x2 – 6x – 2 = ( x – 3)2 – 11 ≥ -11 => Tập giá trị T = [ -11 ; +)

Bài 2: Hàm số y = ( x – 2).(x – 3) có là hàm số bậc hai không ? Nếu có hãy xác định hệ số a, b, c của hàm số.

Trả lời:

y = ( x – 2). (x – 3) = x2 – 5x + 6 có dạng y = ax2 + bx + c 

=> Hàm số y = ( x – 2).(x – 3) có là hàm số bậc hai với hệ số a = 1 ; b = -5 ; c = 6

Bài 3: Xét hàm số bậc hai y = x2 + 5 . Thay dấu ? bằng các số thích hợp để hoàn thành bảng giá trị của hàm số

x

0

1

2

3

4

y

?

?

?

?

?

Trả lời:

x

0

1

2

3

4

y

5

6

9

14

21

2. THÔNG HIỂU ( 4 CÂU)

Bài 1: Hàm số y = x2 – 4x + 11 đồng biến trên khoảng nào ?

Trả lời:

Ta có bảng biến thiên:

Nhìn vào bảng biến thiên ta thấy hàm số đồng biến trên khoảng ( 2 ; + )

Bài 2: Vẽ parabol (P) : y = x2 – 2x - 3

Trả lời:

+) Đỉnh I ( 1; -4) ; trục đối xứng x = 1

+) Giao điểm của đồ thị với trục Oy là A(0 ; -3)

+) Parabol cắt trục hoành tại hai điểm có hoành độ là nghiệm của phương trình x2 – 2x – 3 = 0 ⬄ x = 3 và x = -1 

Bài 3: Cho parabol  y = ax2 + bx + c có đồ thị như hình bên. Xác định dấu của các hệ số a, b, c.

Trả lời:

+) Parabol quay bề lõm xuống dưới => a < 0

+) Parabol cắt Oy tại điểm có tung độ dương => c > 0

+) Đỉnh của parabol có hoành độ dương => -b2a > 0 ⬄ ba < 0 mà a < 0 => b > 0

Vậy a < 0 ; b > 0 ; c > 0

Bài 4: Tìm parabol y = ax2 + bx + c biết parabol có đồ thị như hình sau :

Trả lời:

Đồ thị hàm số cắt Oy tai điểm ( 0; -1 ) => c = -1

Đỉnh I ( 1; -3) => -b2a = 1 và a + b – 1 = -3 

⬄ 2a + b = 0 ; a + b = -2

⬄ a = 2 ; b = -4 

Vậy parabol cần tìm là y = 2x2 – 4x – 1

3. VẬN DỤNG ( 4 CÂU)

Bài 1: Tìm giá trị của tham số m sao cho giá trị nhỏ nhất của hàm số y = x2 + 2mx + 5 bằng 1

Trả lời:

Hàm số có a = 1> 0 => hàm số đạt giá trị nhỏ nhất khi x = -b2a = -m

y(-m) = 1 ⬄ m2 – 2m2 + 5 = 1 ⬄ m2 = 4 ⬄ m = ± 2

Bài 2: Tìm giá trị của tham số m để hàm số y = mx2 – 2mx – 3m -2 có giá trị nhỏ nhất bằng -10

Trả lời:

Ta có : x = -b2a = 2m2m = 1 ⬄ y = - 4m – 2

Để hàm số có giá trị nhỏ nhất = -10 ⬄ m2 > 0 và -4m -2 = -10 ⬄ m > 0 ; m = 2

Vậy m = 2

Bài 3: Xác định hàm số bậc hai có đồ thị là parabol (P) : y = ax2 + bx + 2 đi qua điểm A( 1; 0) và có trục đối x = 32

Trả lời:

(P) đi qua điểm A( 1; 0) => 0 = a.12 + b.1 + 2 ⬄a + b = -2 (1)

(P) có trục đối x = 32 = -b2a => 3a + b = 0  (2)

Từ (1) và (2) => b = -3 ; a = 1

Vậy hàm số y = x2 – 3x + 2

Bài 4 : Cho parabol (P) có phương trình y = ax2 + bx + c. Tính a + b + c biết (P) đi qua A( 0; 3) và có đỉnh I ( -1; 2)

Trả lời:

(P) đi qua A( 0; 3) => c = 3

(P) có đỉnh I ( -1; 2) => -b2a = -1 ; a – b + 3 = 2 ⬄ b = 2a ; a – 2a = -1 ⬄ a = 1 ; b = 2

=> a + b + c = 6

4. VẬN DỤNG CAO ( 4 CÂU)

Bài 1: Hàm số y = -x2 + 2x + m – 4 đạt giá trị lớn nhất trên đoạn [-1; 2] bằng 3 khi m nhận giá trị nào ?

Trả lời:

Ta có bảng biến thiên :

Hàm số đạt giá trị lớn nhất = 3 ⬄ m – 3 = 3 ⬄ m = 6

Bài 2: Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của tham số m để hàm số sau đồng biến trên khoảng ( 5; 2023) : y = x2 – 2.(m +1 ).x - 3

Trả lời:

Hàm số có a = 1 > 0 ; -b2a = m + 1 nên hàm số đồng biến trên khoảng ( m + 1; +)

Để hàm số đồng biến trên khoảng ( 5; 2023) 

⬄ ( 5; 2023 ) ⸦ ( m + 1; +)

⬄  m + 1 ≤ 5 ⬄ m ≤ 4 

Vậy có 4 giá trị nguyên dương của m thỏa mãn là 1; 2; 3; 4

Bài 3: Một cửa hàng buôn giày nhập 1 đôi với giá 40 USD. Cửa hàng ước tính rằng nếu đôi giày được bán với giá x USD thì mỗi tháng khách hàng sẽ mua ( 120 – x) đôi. Hỏi cửa hàng bán một đôi giày giá bao nhiêu thì thu được nhiều lãi nhất ?

Trả lời:

Gọi y (USD) là số tiền lãi của cửa hàng bán giày

Ta có : y = ( x – 40). (120 – x) = - x2 + 160x – 4800 = - ( x – 80)2 + 1600 ≤ 1600

Dấu “=” xảy ra ⬄ x = 80

Vậy cửa hàng lãi nhiều nhất khi bán đôi giày với giá 80 USD.

Bài 4 : Người ta cần xây một chiếc bể chứa nước với dạng khối hộp chữ nhật không nắp có thể tích bằng 5003 m3 . Đáy bể là hình chữ nhật có chiều dài gấp đôi chiều rộng. Giá thuê nhân công để xây bể là 500 000 đồng / m2 lòng bể. Để chi phí thuê nhân công thấp nhất thì kích thước của bể nước là bao nhiêu ?

Trả lời:

Gọi x là chiều rộng của bể nước ( m) ( x > 0) 

=> chiều dài là 2x ; chiều cao là 5003.x.2x = 2503x2

Diện tích cần xây dựng là : S = x. 2x + 2503x2 . 2.( x + 2x) = 2x2 + 500x

Áp dụng bất đẳng thức Cô – si ta có :

S = 2x2 + 250x + 250x ≥ 3.32x2. 250x . 250x = 30

Dấu “=” xảy ra ⬄ 2x2 = 250x ⬄ x = 5 ( thỏa mãn điều kiện)

Vậy kích thước của bể nước là chiều rộng 5m ; chiều dài 10m ; chiều cao 103 m

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word Toán 10 Kết nối - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay