Bài tập file word Toán 10 Kết nối tri thức Bài 14: Các số đặc trưng đo độ phân tán

Bộ câu hỏi tự luận Toán 10 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 14: Các số đặc trưng đo độ phân tán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Toán 10 Kết nối tri thức

Xem: => Giáo án toán 10 kết nối tri thức (bản word)

BÀI 14: CÁC SỐ ĐẶC TRƯNG ĐO ĐỘ PHÂN TÁN  (15 CÂU)

1. NHẬN BIẾT ( 3 CÂU)

Bài 1: Mẫu số liệu thống kê chiều cao ( đơn vị : mét) của 10 cây bạch đàn là :

6,3 ; 6,5 ; 8,2 ; 7,4 ; 6,9 ; 7,5 ; 8,3 ; 7,7 ; 6,8 ; 8,5

Tìm khoảng biến thiên của mẫu số liệu trên

Trả lời:

Khoảng biến thiên là : R = xmax - xmin  = 8,5 – 6,3 = 2,2(m)

Bài 2: Tìm khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu sau : 105; 108; 110; 106; 109; 107; 113

Trả lời:

Sắp xếp theo thứ tự không giảm là : 105; 106; 107; 108; 109; 110 ; 113

Tứ phân vị là : Q2 = 108 ; Q1 = 106 ; Q3 = 110

Khoảng tứ phân vị là : ΔQ = 110 – 106 = 4

Bài 3: Bảng sau thống kê nhiệt độ ở Thành phố Hồ Chí Minh trong 1 ngày (0C)

Giờ

1h

4h

7h

10h

13h

16h

19h

22h

t0C

27

26

28

32

34

35

30

28

Tính số trung bình và phương sai của mẫu số liệu trên.

Trả lời:

Nhiệt độ trung bình là : 27+26+28+32+34+35+30+288 = 30 (0C)

Phương sai : s2 = 18 .[ (27 – 30)2 + (26 – 30 )2 + (28 – 30 )2 + (32 – 30 )2 + (34 – 30 )2 + (35 – 30)2 + (30 – 30)2 + (28 – 30)2] = 9,75

2. THÔNG HIỂU ( 4 CÂU)

Bài 1: Mẫu số liệu sau đây cho biết sản lượng lúa ( đơn vị : tạ) của 5 thửa ruộng: 20; 21; 24; 22; 23. Tìm phương sai và độ lệch chuẩn

Trả lời:

Số trung bình là : ( 20 + 21 + 24 + 22 + 23 ) : 5 = 22

Phương sai: 

s2 = 15 .[ (20 – 22)2 + (21 – 22)2 + (24 – 22)2 + (22 – 22)2 +(23 – 22)2] = 2

Độ lệch chuẩn s = 2 1,41

Bài 2: Điểm kiểm tra của một nhóm học sinh được ghi lại như sau : 9; 8; 7; 10; 9; 8. Tìm số trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn.

Trả lời:

Số trung bình : x = ( 9 + 8 + 7 + 10 + 8 + 9 ) : 6 = 8,5

Phương sai : s2 = 16 .[2.(9 – 8,5)2 + 2.(8 – 8,5)2 + (7 – 8,5)2 + (10 – 8,5)2 ] = 1112

Độ lệch chuẩn s 0,96

Bài 3: Cho mẫu số liệu sau : 89; 92; 95; 97; 94 ; 90; 93. Tìm khoảng tứ phân vị.

Trả lời:

Sắp xếp lại theo thứ tự không giảm : 89; 90; 92; 93; 94; 95; 97

Tứ phân vị : Q2 = 93 ; Q1 = 90 ; Q3 = 95

Khoảng tứ phân vị là : ΔQ = 95 – 93 = 2

Bài 4: Số tiền chi tiêu trong 1 tuần của bạn Lan được ghi lại như sau ( đơn vị : nghìn đồng) : 84; 97; 124; 88; 136; 95; 90. Tính số trung bình và khoảng biến thiên.

Trả lời:

Số trung bình : ( 84 + 97 + 124 + 88 + 136 + 95 + 90 ) : 7 = 102 ( nghìn đồng)

Khoảng biến thiên : R = 136 – 84 = 52 ( nghìn đồng) 

3. VẬN DỤNG ( 4 CÂU)

Bài 1: Thống kê số xe đạp điện bán ra của một cửa hàng một số ngày : 

Số xe

0

1

2

3

4

5

Tần số

2

13

15

12

7

3

Tìm số trung bình và độ lệch chuẩn

Trả lời:

Số trung bình : ( 2.0 + 1.13 + 2.15 + 3.12 + 4. 7 + 5.3 ) : 52  = 2,35 

Phương sai : s2 = 152. [2.(0 – 2,35)2 + 13.(1– 2,35)2 +...+ 3.(5– 2,35)2] 1,57

Độ lệch chuẩn : s = 1,57 1,25

Bài 2: Mẫu số liệu ghi lại cân nặng của 15 người như sau ( đơn vị : kg)

50; 51; 55; 53; 60; 48; 42; 45; 56; 42; 44; 47; 43; 46; 40

Tìm khoảng biến thiên và khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu trên.

Trả lời:

Sắp xếp lại theo thứ tự không giảm : 

40; 42; 42; 43; 44; 45; 46; 47; 48; 50; 51; 53; 55; 56; 60

Khoảng biến thiên : R = 60 – 40 = 20( kg)

Trung vị của mẫu số liệu là : Q2 = 47

Trung vị của nửa số liệu bên trái là : Q1 = 43

Trung vị của nửa số liệu bên phải là : Q2 = 53

Khoảng tứ phân vị ΔQ = Q3 – Q1 = 53  - 43 = 10

Bài 3: Bảng thống kê số kg gạo một cửa hàng bán được trong tháng 6 như sau (kg)

Số kg

100

120

130

160

180

200

250

Tần số

7

4

2

8

3

2

4

Trung bình một ngày cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo ? Tìm phương sai của mẫu số liệu trên.

Trả lời:

Số trung bình : 

( 100.7 + 120. 4 + 130. 2 + 160. 8 + 180. 3 + 200. 2 + 250.4) : 30 155 (kg)

Phương sai : 

  1. 130. [7.(100 – 155)2 + 4.(120 – 155)2 +...+ 4.(250 – 155)2] 2318

Bài 4 : Mẫu số liệu là giá tiền ( triệu đồng) của 8 loại rượu ngoại được nhập về tại một cửa hàng: 1,2; 1,42; 1,35 ; 1,8 ; 1,53; 1,96; 1,84 ; 2,4. Tìm giá trị bất thường (nếu có) trong mẫu số liệu trên ?

Trả lời:

Sắp xếp theo thứ tự không giảm : 1,2 ; 1,35; 1,42; 1,53; 1,8; 1,84; 1,96; 2,4

Trung vị của mẫu số liệu là Q2 = ( 1,53 + 1,8 ) : 2 = 1,665

Trung vị của nửa số liệu bên trái là : Q1 = ( 1,35 + 1,42) : 2 = 1,385

Trung vị của nửa số liệu bên phải là : Q3 = ( 1,84 + 1,96) : 2 = 1,9

Khoảng tứ phân vị là : ΔQ = Q3 – Q1 = 1,9 – 1,385 = 0,515

Q1 – 1,5. ΔQ = 0,6125 ; Q3 + 1,5. ΔQ = 2,6725

Trong mẫu số liệu các giá trị đều nằm trong khoảng 0,6125 đến 2,6725 

=> Không có giá trị bất thường.

4. VẬN DỤNG CAO ( 4 CÂU)

Bài 1: Số lượng khách đến thăm quan một địa điểm du lịch trong 1 năm được ghi lại như sau : 

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

SL

430

560

450

550

760

430

525

110

635

450

800

950

Tính độ lệch chuẩn của mẫu số liệu trên.

Trả lời:

Ta có bảng phân bố tần số

SL

110

430

450

525

550

560

635

760

800

900

Tần số

1

2

2

1

1

1

1

1

1

1

Số trung bình là : 

( 110 + 430. 2 + 450 . 2 + 525 + 550 + 560 + 635 + 760 + 800 + 900) : 12 = 554,17

Phương sai : 

 s2 = 112. [( 110 – 554,17)2 + 2.(430 – 554,17)2 +...+ (900 – 554,17)2] = 43061,81

Độ lệch chuẩn là : s = 43061,81 = 207,51

Bài 2: Điểm kiểm tra Toán của các bạn học sinh tổ 1 và tổ 2 được ghi lại như sau :

Tổ 1 : 7; 8; 7,5 ; 7; 6; 6,5; 7,5; 8; 7

Tổ 2 : 6; 7; 8; 6,5;  8,5; 7,7; 8 ; 8,5

Tổ nào học Toán đều hơn ?

Trả lời:

+) Tổ 1 :

Số trung bình : (7+ 8 +7,5 + 7+ 6 + 6,5 +7,5 +8 +7) : 9 = 7,17

Phương sai : s2 = 0,39 ; độ lệch chuẩn : s = 0,62

+) Tổ 2 :

Số trung bình : (6+ 7 +8 +6,5 + 8,5 +7,7 +8  +8,5) : 9 = 7,525

Phương sai : s2 = 0,75 ; độ lệch chuẩn : s = 0,87

Vì độ lệch chuẩn của tổ 1 nhỏ hơn tổ 2 nên tổ 1 học môn Toán đều hơn tổ 2.

Bài 3: Người ta ghi lại khối lượng ( đơn vị : gam) của 100 củ khoai tây như sau : 

Khối lượng

[10; 19]

[20; 29]

[30; 39]

[40; 49]

[50;59]

Tần số

5

28

37

22

8

Tính khối lượng trung bình 1 củ khoai tây.

Trả lời:

Ta có bảng sau:

Khối lượng

[10; 19]

[20; 29]

[30; 39]

[40; 49]

[50;59]

Giá trị đại diện

14,5

24,5

34,5

44,5

54,5

Tần số

5

28

37

22

8

Khối lượng trung bình 1 củ khoai tây là :

(14,5 . 5 + 24,5 . 28 + 34,5 . 37 + 44,5 . 22 + 54,5 .8 ) : 100 = 34,5 (g)

Bài 4 : Mẫu số liệu ghi lại số bàn thắng của đội tuyển Việt Nam và Thái Lan trong một năm khi thi đấu với các đội bóng khác ở khu vực. Em hãy cho biết hiệu suất ghi bàn của đội tuyển nào ổn định hơn ?

Việt Nam : 4 ; 3; 2; 1; 6; 2; 3; 3; 2; 2; 3; 5

Thái Lan :    6; 8; 0; 0; 3; 4; 3; 2; 3; 1; 1; 5

Trả lời:

+) Đội tuyển Việt Nam

  Số trung bình : ( 4 + 3 +2 + 1 + 6 + 2 + 3 + 3 + 2 + 2 + 3 +5 ) : 12 = 3 (bàn)

Phương sai : s12 = 1,833 ; độ lệch chuẩn : s1 = 1,354

+) Đội tuyển Thái Lan 

Số trung bình : (6 + 8 + 0 + 0 +3 + 4 + 3 + 2 + 3 +1 + 1 + 5) : 12 = 3 (bàn)

Phương sai s22 = 5,5 ; độ lệch chuẩn s2 = 2,345

 +) Số bàn thắng trung bình hai đội bằng nhau nhưng độ lệch chuẩn s1  < s2  nên khả năng ghi bàn của đội tuyển Việt Nam có tính ổn định hơn so với đội tuyển Thái Lan.

=> Giáo án toán 10 kết nối bài 14: Các số đặc trưng đo độ phân tán (2 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word Toán 10 Kết nối - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay