Bài tập file word Toán 10 Kết nối tri thức Bài 2: Tập hợp và các phép toán trên tập hợp

Bộ câu hỏi tự luận Toán 10 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 2: Tập hợp và các phép toán trên tập hợp. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Toán 10 Kết nối tri thức

BÀI 2: TẬP HỢP VÀ CÁC PHÉP TOÁN TRÊN TẬP HỢP ( 15 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)

Bài 1: Cho tập hợp A = {0; 2; 4; 6; 8}

  1. a) Hãy chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp A
  2. b) Tập hợp A có bao nhiêu phần tử ?

Trả lời:

  1. a) A: số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 10
  2. b) Tập hợp A có 5 phần tử

Bài 2: Cho tập hợp B = {11; 13; 15; 17; 19; 21; 23; 25}

  1. a) Tập hợp B có bao nhiêu phần tử ?
  2. b) Trong các số 14; 97; 23; 30; 17 số nào thuộc tập B , số nào không thuộc B ? 

    ( Dùng kí hiệu ∈ ; ∉)

Trả lời:

  1. a) Tập hợp B có 8 phần tử
  2. b) 14 ∉ B; 97 ∉ B; 23 ∈ B;

    30 ∉ B; 17∈ B

Bài 3 : Cho K = {2; 3; 5; 7; 9; 11; 13}.Xác định đúng sai của các mệnh đề sau :

  1. a) 15 ∉ K; b) 7 ∈ K; c) 10 ∈ K; d) 3 ∉ K

Trả lời:

  1. a) đúng b) đúng c) sai d) sai

Bài 4: Cho tập hợp J = {1; 3; 5; 7; 9} ; M ={2; 3; 5; 7}. Xác định tập hợp J ∩ M

Trả lời:

J ∩ M = {3; 5; 7}

2. THÔNG HIỂU ( 4 CÂU)

Bài 1: Cho tập hợp H = { -9; 8,75 ; 4; 63}. Các mệnh đề sau đúng hay sai ?

  1. a) H ⸦ N b) H ⸦  Z                    c) H ⸦  R

Trả lời:

  1. a) sai   b) sai       c) đúng

Bài 2: Cho tập hợp A = { 1; 3; 4; 5} ; B = { 2; 4; 5; 6}. Viết tập hợp A ∩ B ; A ∪ B

Trả lời:

A ∩ B = { 4; 5}

A ∪ B = {1; 2; 3; 4; 5; 6}  

Bài 3: Viết các tập hợp sau :

A = {x ∈ N| x ⁝ 3 ; x < 10 } B = { x ∈ N*| x ⁝ 5 ; x ≤ 20}

Trả lời:

A = {0; 3; 6; 9} B = {5; 10; 15; 20}

Bài 4: Trong các tập hợp sau, tập hợp nào là tập con của tập hợp nào ?

J = {1 ; 2; 3}        K = { x ∈ N| x < 5} M = { x ∈ Z | -2 < x < 7 }

Trả lời:

J = {1; 2; 3}

K = {0; 1; 2 ; 3; 4}

M = {-1; 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6}

J ⸦ K ; J⸦ M ; K ⸦ M

3. VẬN DỤNG ( 4 CÂU)

Bài 1: Kí hiệu M là tập hợp các hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời

  1. a) Nêu 4 phần tử thuộc tập hợp M
  2. b) Nêu 3 phần tử không thuộc tập hợp M

Trả lời:

  1. a) Sao Kim, Sao Thủy, Sao Thổ, Trái Đất
  2. b) gấu bông , 88, phở

Bài 2: Tìm tập hợp X sao cho {m; n}⸦ X ⸦ {m; n; p; q}

Trả lời:

Các tập hợp X có thể là :

X = {m; n}

X = {m; n; p}

X = {m; n; q}

X = {m; n; p; q}

Bài 3: Cho 2 tập hợp A và B. Viết tập hợp A ∩ B ; A ∪ B

A = { x | x là ước nguyên dương của 18}

B = { x | x là ước nguyên dương của 24}

Trả lời:

A = {1; 2; 3; 6; 9; 18}

B = {1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24}

A ∩ B = {1; 2; 3; 6}

A ∪ B = {1; 2; 3; 4; 6; 8; 9; 12; 18; 24}

Bài 4: Lớp 10A có 32 học sinh tham gia câu lạc bộ đọc sách, 25 học sinh tham gia câu lạc bộ học nhảy,  7 học sinh tham gia cả 2 câu lạc bộ. Biết rằng tất cả học sinh lớp 10A đều tham gia ít nhất 1 trong 2 câu lạc bộ trên. Hỏi lớp 10A có bao nhiêu học sinh ?

Trả lời:

Ta có : |A∪ B | = |A| + |B| - | A ∩ B | = 32 + 25 – 7 = 50 ( học sinh)

4. VẬN DỤNG CAO ( 3 CÂU)

Bài 1: Cho J = {4m + 1 | m ∈ Z} ; K = {8n + 13| n ∈ Z}. Chứng minh K ⸦ J

Trả lời:

Xét x tùy ý thuộc K, x có dạng x = 8n + 13 = 4.( 2n + 3) + 1 , n ∈ Z

Đặt m = 2n + 3 => x = 4m + 1 , m ∈ Z => x ∈  J . Vậy K ⸦ J

Bài 2 :  Cho C = ( - 4 ; 3) và D = ( m – 7 ; m) . Tìm m để D ⸦ C

Trả lời:

D ⸦ C ⬄ m – 7 ≥ -4 và m ≤ 3

⬄ m ≥ 3 và m ≤ 3 ⬄ m = 3

Bài 3 : Cho tập hợp A = (−∞ ; m) ; B = [ 3m -1 ; 3m + 3]. Tìm m để A ⸦ CRB

Trả lời:

CRB = ( -∞ ; 3m -1) ∪ ( 3m + 3 ; +∞) 

A ⸦ CRB ⬄ m ≤ 3m -1 ⬄ m ≥ 12

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word Toán 10 Kết nối - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay