Câu hỏi tự luận công dân 6 kết nối tri thức Bài 9: Công dân nước công hòa chủ nghia Việt Nam
Bộ câu hỏi tự luận Công dân 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 9: Công dân nước công hòa chủ nghia Việt Nam. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công dân 6 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án Công dân 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
BÀI 9: CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
NHẬN BIẾT
Câu 1: Thế nào là công dân của một nước? Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước?
Trả lời:
- Công dân là người dân của một nước
- Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và công dân nước đó.
Câu 2: Em hiểu công dân mang quốc tịch Việt Nam là như thế nào?
Trả lời:
- Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tất cả những người có quốc tịch Việt Nam tất cả những người có quốc tịch Việt Nam gồm: người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam; trẻ em sinh ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam và cha không rõ là ai; trẻ em sinh ra ở Việt Nam có cha mẹ là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam….
Câu 3: Bạn Jimin có bố mẹ là công dân Hàn Quốc. Bạn sinh ra ở Việt Nam và có nhiều năm sinh sống ở Việt Nam. Vậy bạn Jimin có phải là công dân Việt Nam không?
Trả lời:
- Bạn Jimin không phải là công dân Việt Nam vì bố hoặc mẹ bạn đều không là công dân mang quốc tịch Việt Nam cho nên bạn là công dân của Hàn Quốc.
Câu 4: Công dân là gì?
Trả lời:
Công dân là một cá nhân hoặc một con người cụ thể mang quốc tịch của một quốc gia có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Câu 5: Quốc tịch Việt Nam được ghi nhận ở các loại giấy tờ nào?
Trả lời:
- Quốc tịch Việt Nam được ghi nhận ở các loại giấy tờ: căn cước công dân, hộ chiếu, giấy khai sinh.
THÔNG HIỂU
Câu 1: Em hãy cho biết các trường hợp được công nhận là người có quốc tịch Việt Nam?
Trả lời:
- Người có quốc tịch Việt Nam là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cả cha và mẹ đều là công dân Việt Nam.
+ Khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài, nếu có sự thoả thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng kí khai sinh cho con.
+ Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thoả thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con.
+ Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.
+ Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú ở Việt Nam, còn cha không rõ là ai.
+ Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.
Câu 2: Trên đường đi làm về, bác Hiền phát hiện một em bé sơ sinh bị bỏ rơi ở gốc đa đầu làng. Thấy em bé khóc, đói, không ai chăm sóc nên bác Hiền đã mang bé về nhà, làm các thủ tục nhận nuôi. Theo em, em bé có quốc tịch của nước nào?
Trả lời:
Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
Câu 3: Hường có bố là công dân Hàn Quốc, mẹ là công dân Việt Nam. Khi Hường sinh ra ở Việt Nam, bố mẹ Hường không thoả thuận việc để bạn mang quốc tịch Việt Nam hay Hàn Quốc. Năm Hường 12 tuổi thì cả nhà bạn về Hàn Quốc sinh sống. Hường có quốc tịch nước nào?
Trả lời:
- Hường có quốc tịch Việt Nam vì Hường sinh ra ở Việt Nam và cha mẹ không thoả thuận được quốc tịch cho con. Người có quốc tịch Việt Nam là người sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thoả thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con.
Câu 4: Qua trang phục truyền thống của một nước em có thể khẳng định đó là công dân của nước nào không? Vì sao?
Trả lời:
- Qua trang phục truyền thống của một nước em có thể khẳng định đó là công dân của một nước vì đó là nét văn hóa đặc trưng là “ngôn ngữ” thể hiện đây là công dân của một nước. Tuy nhiên cũng có thể không khẳng định được công dân của nước nào vì còn phụ thuộc vào quốc tịch của họ.
Câu 5: "Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam” là điều mấy trong Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2014?
Trả lời:
- Khoản 1 Điều 5 trong Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi và bổ sung năm 2014 quy định: "Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam”.
III. VẬN DỤNG
Câu 1: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào là công dân Việt Nam?
- Trường hợp 1. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.
- Trường hợp 2. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam, có cả bố và mẹ đều là người nước ngoài.
Trả lời:
- Trường hợp 1 là công dân Việt Nam: Khoản 1 điều 15 trong Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi và bổ sung năm 2014 quy định: Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà sinh ra có cha và mẹ là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.
Câu 2: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào là công dân Việt Nam?
- Trường hợp 1. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia không có quốc tịch, hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
- Trường hợp 2. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà sinh ra có cha và mẹ là công dân Việt Nam.
Trả lời:
- Cả 2 trường hợp đều là công dân Việt Nam:
+ Khoản 1 điều 16 trong Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi và bổ sung năm 2014 quy định: Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia không có quốc tịch, hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
+ Khoản 1 điều 15 trong Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi và bổ sung năm 2014 quy định: Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà sinh ra có cha và mẹ là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.
Câu 3: Li là con của ông Jay (người Đức) và cô Mai (người Việt Nam). Khi sinh Li, ông Jay và cô Mai đã có thỏa thuận bằng văn bản để Li mang quốc tịch Việt Nam. Trong trường hợp trên, những nhân vật nào là công dân Việt Nam?
Trả lời:
- Trong trường hợp trên, cô Mai và Li là công dân Việt Nam. Vì cô Mai lầ người Việt nam và Li mang quốc tịch Việt Nam.
VẬN DỤNG CAO
Câu 1: M có cha (ông P) là người Pháp, mẹ (cô Q) là người Việt Nam. M sinh ra tại Việt Nam, ở thời điểm khai sinh cho M, cha mẹ M không thỏa thuận được việc M sẽ mang quốc tịch nước nào. Tới năm 2021, khi M được 12 tuổi, cả gia đình M chuyển về Pháp sinh sống.
Trả lời:
- Trong tình huống trên có cô Q và M là công dân Việt Nam, vì:
+ Đề bài cung cấp thông tin cô Q là người Việt Nam.
+ M có cha là người Pháp, mẹ là người Việt Nam. M sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam, ở thời điểm khai sinh cho M, cha mẹ M không thỏa thuận được việc M sẽ mang quốc tịch nước nào nên M được xác định mang quốc tịch Việt Nam (áp dụng theo khoản 2 điều 16 Luật quốc tịch Việt Nam).
Câu 2: Căn cứ quan trọng nhất để xác định công dân một nước là gì?
Trả lời:
- Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân nước đó.