Câu hỏi tự luận công dân 7 cánh diều Bài 11: Thực hiện phòng, chống tệ nạn xã hội

Bộ câu hỏi tự luận công dân 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 11.Thực hiện phòng, chống tệ nạn xã hội. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công dân 7 cánh diều.

BÀI 11: THỰC HIỆN phòng, chống tệ nạn xã hội (16 CÂU)

1. NHẬN BIẾT ( 5 CÂU)

Câu 1 /Bài 11: Hãy nêu một số quy định của nhà nước về phòng chống tệ nạn xã hội.

Trả lời:

Việc phòng, chống tệ nạn xã hội được Nhà nước ta quy định trong một số văn bản luật như Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Luật Phòng, chống ma túy năm 2021,… Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm tham gia dưới mọi hình thức vào các tệ nạn xã hội ma túy, mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan,… Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội sẽ bị xử lí theo nhiều hình thức như: cảnh báo, xử lí hành chính, phạt tù, tử hình,… tùy thuộc vào mức độ và tính chất vi phạm.

Câu 2 /Bài 11: Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong việc phòng chống tệ nạn xã hội.

Trả lời:

Học sinh có trách nhiệm:

- Chăm chỉ học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức, bổ sung kĩ năng, xây dựng lối sống giản dị, lành mạnh.

- Tuân thủ và tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

- Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

- Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở trường và địa phương.

Câu 3 /Bài 11: Nêu những biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội.

Trả lời:

Những biện pháp phòng tránh tệ nạn xã hội là:

  • Sống lành mạnh
  • Tham gia các hoạt động thể dục, thể thao lành mạnh
  • Chấp hành tốt các quy định của pháp luật, của nhà nước...

Câu 4 /Bài 11: Trình bày trách nhiệm của công dân, cơ quan, tổ chức trong việc phòng chống tệ nạn xã hội.

Trả lời:

  • Mỗi công dân cần nâng cao ý thức, nhận thức về việc chủ động phòng chống tệ nạn xã hội và tuân thủ pháp luật;
  • Với cơ quan tổ chức cũng cần tuyên truyền thường xuyên về tệ nạn xã hội cho người trong cơ quan;
  • Với trường học cần thường xuyên giáo dục về tệ nạn cho học sinh của mình;
  • Với các em học sinh cần chủ động lắng nghe những bài học về tệ nạn, tránh xa những đối tượng có nguy cơ tham gia tệ nạn.
  • Với những phụ huynh thì cần có biện pháp giáo dục con em mình, quan sát và cảnh báo kịp thời.

 

Câu 5/Bài 11: Nhà nước cần làm gì để giảm tệ nạn xã hội?

Trả lời:

  • Cần chú trọng ban hành những văn bản quy phạm pháp luật chặt chẽ để giảm thiểu những tác động của tệ nạn xã hội;
  • Có những chế tài xử lý hiệu quả những đối tượng vi phạm và tham gia tệ nạn;
  • Cần xây dựng cách thức tuyên truyền pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội thường xuyên, liên tục;
  • Nâng cao những công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động có liên quan đến tệ nạn xã hội phát sinh như karaoke, nhà nghỉ, khách sạn, bar, khu vực bỏ hoang,…
  • Nâng cao cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế, xã hội trong nhân dân;
  • Xây dựng những kế hoạch giáo dục về tệ nạn xã hội cho mọi nhóm đối tượng;
  • Phát hiện và cảnh báo đến toàn thể nhân dân về ổ nhóm tệ nạn và hậu quả;

2. THÔNG HIỂU ( 3 CÂU)

Câu 6/Bài 11: Tại sao phải phòng chống tệ nạn xã hội?

Trả lời:

Phòng tránh tệ nạn xã hội là nhằm mục đích tránh những hậu quả xấu của tệ nạn gây nên đối với con người và xã hội xung quanh. Nhưng hậu quả xấu mà có thể thấy như căn bệnh xã hội HIV/AIDS, tội phạm do tệ nạn gây nên, gia đình ly tán, kinh tế thụt giảm,... Những tác hại của tệ nạn này sẽ khiến cho con người, xã hội bị thụt lùi cả về đạo đức, văn hoá và kinh tế.

 

Câu 7/Bài 11: Theo em, cách phòng chống tệ nạn xã hội nào là hiệu quả nhất?

Trả lời:

+ Ban hành những văn bản pháp luật:

+ Tuyên truyền, vận động, giáo dục và thuyết phục:

+ Thanh tra, kiểm tra các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội:

Việc thanh tra, kiểm tra các tệ nạn xã hội được thực hiện tại một số ngành nghề, lĩnh vực có liên quan như hoạt động kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, karaoke đối với tệ nạn mại dâm; kiểm tra, giám sát đối với hoạt động vận tải hàng hóa trong tệ nạn ma túy; có sự phối hợp giữa các cơ quan với người dân trong việc phát hiện, xử lý các tệ nạn xã hội mà có yếu tố vi phạm pháp luật như tố cáo về hành vi đánh bài, tổ chức đánh bài, buôn bán và tàng trữ trái phép chất ma túy, bạo lực gia đình, mua dâm, bán dâm, hiếp dâm,…

+ Các giải pháp về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội: Trong việc đưa đất nước ngày càng đi lên, đời sống kinh tế ổn định thì các tệ nạn xã hội cũng phần nào giảm bớt. 

 

Câu 8/Bài 11: Em sẽ mg xử như thế nào trong các trường hợp sau?

  1. a) Bạn mới hút heroin. 
  2. b) Bạn rủ chơi bài ăn tiền. 
  3. c) Người lạ rủ đi chơi.
  4. d) Người khác nhờ mang hộ đồ mà không rõ là gì. 

Trả lời:

  1. a) Khi bạn mời hút heroin em sẽ từ chối và khuyên bạn không nên thử vì nó gây ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân và vi phạm pháp luật.
  2. b) Từ chối và khuyên bạn không nên tổ chức chơi bài ăn tiền vì vi phạm pháp luật.
  3. c) Từ chối, vì có thể sẽ nguy hiểm không lường trước.
  4. d) Từ chối vì không biết đó là đồ gì, có thể gây nguy hiểm.

3. VẬN DỤNG ( 5 CÂU)

Câu 9 /Bài 11: Nêu các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương mà em biết

Trả lời:

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống tội phạm, tệ nạn ma túy cụ thể: tuyên truyền về nguy cơ, tác hại của tệ nạn ma túy, đặc biệt là ma túy tổng hợp, các chất tân dược gây nghiện, hình thức đổi mới công tác cai nghiện ma túy, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của xã hội về tệ nạn ma túy.

+ Chính quyền địa phương, gia đình, xã hội cần có sự phối hợp, trong công tác phòng, chống ma túy nhằm hạn chế tình hình nghiện ma túy trên địa bàn. Bên cạnh đó, cần xóa bỏ mặc cảm của người nghiện ma túy khi trở về xã hội, giúp họ có sự hòa nhập cộng đồng khi trở về từ các cơ sở cai nghiện; đồng thời, tạo công ăn việc làm cho các đối tượng trên giúp họ có môi trường làm việc, sinh hoạt lành mạnh, đảm bảo cuộc sống; để họ tái hòa nhập cộng đồng, tránh xa con đường tái nghiện.

+ Phản ánh, biểu dương, nhân rộng mô hình, điển hình trong công tác cai nghiện phục hồi, quản lý sau cai nghiện, Đội công tác xã hội tình nguyện xã, phường, thị trấn giúp đỡ người cai nghiện, người sau cai, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, học nghề, vay vốn, tạo việc làm, tái hòa nhập cộng đồng có hiệu quả.

+ Tăng cường các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao để giải trí, vui chơi lành mạnh, bổ ích đối với từng lứa tuổi tạo môi trường lành mạnh, để họ tránh xa những đối tượng xấu lôi kéo, xa ngã vào ma túy.

+ Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và các cơ quan chức năng trong việc giáo dục, phòng ngừa tệ nạn xã hội.

+ Nâng cao trách nhiệm của gia đình trong việc quản lý, giáo dục con em mình; bản thân người nghiện phải có nghị lực, rèn luyện, tu dưỡng để tránh xa tệ nạn ma túy.

+ Cần có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương.

Câu 10/Bài 11: Em hãy nêu cách phòng chống tệ nạn mại dâm.

Trả lời:

- Rà soát, cập nhật thông tin về tình hình các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm, tình hình di biến động của các đối tượng có liên quan đến tệ nạn mại dâm; tích cực phòng ngừa, ngăn chặn các vụ vi phạm.

- Tổ chức các hoạt động lồng ghép cho nhóm phụ nữ có nhu cầu tìm kiếm việc làm trong các chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn, chương trình việc làm, hỗ trợ vay vốn, chương trình giảm nghèo... nhằm cung cấp cho họ các cơ hội lựa chọn công việc phù hợp, chuyển đổi nghề nghiệp, hòa nhập cộng đồng bền vững.

- Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... trong việc phối hợp cảm hóa, hỗ trợ tư vấn tâm lý, giới thiệu việc làm, giúp người bán dâm có điều kiện ổn định cuộc sống, phòng ngừa tái phạm.

- Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, phòng ngừa tệ nạn mại dâm, đấu tranh, triệt phá các ổ nhóm, tụ điểm, đường dây tổ chức hoạt động mại dâm ở các địa phương trọng điểm và phức tạp. Phối hợp với các ngành liên quan thống nhất xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ nảy sinh tệ nạn mại dâm, thông qua đó tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng chống mại dâm và xử lý nghiêm với các hành vi vi phạm.

Câu 11/Bài 11: Đóng vai và giải quyết tình huống: Một người nhờ em mang hộ túi đồ đến địa điểm nào đó

Trả lời:

Em sẽ từ chối khéo léo. Em sẽ đưa ra những lí do viện cớ mình cũng đang bận không thể giúp đỡ được. Bởi mình không biết người nhờ mình là ai, và đó là túi đồ gì. Nếu chẳng may chất cấm thì mình sẽ trở thành người vi phạm pháp luật.

Câu 12/Bài 11: Bản thân em đã có những biện pháp gì để giúp mình không sa vào tệ nạn xã hội?

Trả lời:

Để mình không sa vào các tệ nạn xã hội và đóng góp và phòng chống tệ nạn xã hội:

  • Trước hết để mình không sa vào tệ nạn xã hội, em sẽ cố gắng sống lành mạnh, phấn đấu học tập, rèn luyện tốt, biết làm chủ bản thân để không bị sự lôi kéo, rủ rê, cám dỗ từ bạn bè và xã hội…

Bên cạnh đó, em cũng cố gắng để góp một phần nhỏ công sức của mình trong phòng chống tệ nạn như:

  • Tham gia các hoạt động về phòng chống tệ nạn xã hội: như tuyên truyền, vẽ tranh cổ động, áp phích...
  • Tham gia học tập dưới hình thức ngoại khoá đố vui để học về phòng chống các tệ nạn xã hội do trường tổ chức;
  • Không tàng trữ hoặc che dấu những người tàng trữ ma tuý
  • Có thái độ kiên quyết trước những hành vi phạm tội của bạn
  • Giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện tội phạm.

Câu 13 /Bài 11: Qua tìm hiểu, biết D (13 tuổi) là người hiểu thắng và đua đòi nên anh Y đã trực tiếp giới thiệu và cho D hút thử một loại thuốc lá điện tử. Khi thấy D bắt đầu nghiện, anh Y để nghị D hãy giới thiệu sản phẩm đó đến bạn bè để bán hàng. Theo em, hành vi của anh Y có vi phạm pháp luật không? Vì sao? 

Trả lời:

Hành vi của Y là vi phạm pháp luật, vì đó là hành vi lôi kéo, dụ dỗ trẻ nhỏ tham gia nghiện ngập, đồng thời lôi kéo buôn bán thuốc là hành vi mà pháp luật nghiêm cấm.

4. VẬN DỤNG ( 3 CÂU)

Câu 14 /Bài 11: A là học sinh lớp 10 do đua đòi bạn bè xấu đã bị dính vào ma túy, sức khỏe kém, bỏ học nhiều nên đã bị nhà trường đuổi học. Được sự quan tâm, vận động của gia đình, A quyết tâm cai nghiện ma túy. A muốn hỏi xem pháp luật quy định có những biện pháp và hình thức cai nghiện ma túy nào? Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên A không có điều kiện điều trị mua thuốc cắt cơn tại gia đình, liệu A có thể đăng ký tự nguyện cai nghiện ma túy tại cộng đồng có được không?

Trả lời:

Theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Phòng, chống ma túy năm 2008, hiện nay, có các biện pháp và hình thức cai nghiện ma túy sau đây:

Các biện pháp cai nghiện ma tuý bao gồm:

- Cai nghiện ma túy tự nguyện;

- Cai nghiện ma túy bắt buộc.

Các hình thức cai nghiện ma tuý bao gồm:

- Cai nghiện ma túy tại gia đình;

- Cai nghiện ma túy tại cộng đồng;

- Cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện.

Trong đó, hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng được áp dụng đối với người tự nguyện cai nghiện, trừ trường hợp người nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện tại cơ sở cai nghiện.

Trường hợp người nghiện ma túy không tự nguyện cai nghiện thì áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Thời hạn cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng từ sáu tháng đến mười hai tháng. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức cai nghiện ma túy tại cộng đồng, hướng dẫn, hỗ trợ cai nghiện ma túy tại gia đình.

Trường hợp của A thuộc đối tượng tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng, theo đúng quy định tại Điều 12 Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng:

- Đối tượng tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng là người nghiện ma túy đang cư trú tại cộng đồng tự nguyện đăng ký cai nghiện nhưng không có điều kiện điều trị cắt cơn tại gia đình.

 Người nghiện ma túy hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy chưa thành niên có trách nhiệm tự giác khai báo và đăng ký tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Như vậy, A có thể đăng ký tự nguyện cai nghiện ma túy tại cộng đồng.

 

Câu 15/Bài 11: Đóng vai và giải quyết tình huống: Một người bạn rủ em vào quán chơi điện tử ăn tiền

Trả lời:

Em sẽ từ chối và lấy một lí do là đi công việc giúp mẹ hoặc lên kế hoạch làm việc khác rồi. Đồng thời, khuyên các bạn không nên lạm dụng trò chơi điện tử để đánh ăn tiền. Đó là hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 16/Bài 11: Đóng vai và giải quyết tình huống: Một người bạn rủ em hút He-rô in

Trả lời:

Em sẽ từ chối lời mời của người đó. Nếu đó là người cũng mới thử lần đầu , em sẽ khuyên nhủ người đó không nên hút Hê-rô-in vì đó là chất gây nghiện, không tốt cho con người. Ngược lại, nếu đó là người xấu, thì em sẽ tìm cách báo cáo với cơ quan chức năng để họ điều tra và giải quyết.

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay