Câu hỏi tự luận công dân 7 cánh diều Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng
Bộ câu hỏi tự luận công dân 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7. Ứng phó với tâm lí căng thẳng. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công dân 7 cánh diều.
Xem: => Giáo án công dân 7 cánh diều (bản word)
BÀI 7: ỨNG PHÓ VỚI TÂM LÍ CĂNG THẲNG (23 CÂU)
1. NHẬN BIẾT ( 9 CÂU)
Câu 1/Bài 7: Thế nào là tâm lý căng thẳng?
Trả lời:
Căng thẳng tâm lý là những gì mà con người cảm thấy khi họ đang chịu áp lực về tinh thần, thể chất hoặc tình cảm. Những người trải qua mức độ căng thẳng tâm lý cao hoặc trải qua nhiều lần trong một thời gian dài có thể phát triển các vấn đề về sức khỏe (tinh thần và/hoặc thể chất).
Câu 2/Bài 7: Nêu những biểu hiện căng thẳng.
Trả lời:
- Biểu hiện khi căng thẳng:
+ Cơ thể mệt mỏi;
+ Luôn cảm thấy chán nản, thiếu tập trung;
+ Hay lo lắng, buồn bực;
+ Dễ cáu gắt, tức giận;
+ Không muốn tiếp xúc với mọi người, thích ở một mình;...
Câu 3 /Bài 7: Hãy nêu một sô tình huống căng thẳng thường gặp.
Trả lời:
- Một số tình huống gây căng thẳng thường gặp:
+ Kết quả học tập, thi cử không mong muốn;
+ Bị bạn bè xa lánh;
+ Bị bố mẹ áp đặt, ngăn cấm;
+ Bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn;....
Câu 4 /Bài 7: Nêu nguyên nhân gây ra tâm lí căng thẳng.
Trả lời:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Áp lực trong học tập và công việc lớn hơn khả năng của bản thân;
+ Ssự kì vọng quá lớn của mọi người so với khả năng của bản thân;
+ Gặp khó khăn, thất bại, biến cô trong đời sống;...
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Tâm lí không ổn định, thể chất yếu đuối
+ Luôn mặc cảm hoặc dồn ép bản thân về một vấn đề;
+ Tự đánh giá bản thân quá thấp hoặc quá cao;...
Câu 4 /Bài 7: Kể tên những tình huống dẫn đến căng thẳng mà em đã gặp.
Trả lời:
- Trong cuộc sống, em đã gặp những tình huống dẫn đến căng thẳng như:
+ Làm bài thi cuối kì không tốt.
+ Khi bố mẹ đi họp phụ huynh về.
Khi đó, em sẽ cảm thấy lo sợ, không dám đối diện với bố mẹ
Câu 5 /Bài 7: Nêu tác hại của trạng thái căng thẳng.
Trả lời:
- Căng thẳng gây ra những tác động xấu đến sức khỏe như ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ cơ, hệ tim mạch,…
- Gây nên những rối loạn về mặt tinh thần
- Làm ảnh hưởng đến mối quan hệ với mọi người xung quanh và đến việc học tập, lao động.
Câu 6 /Bài 7: Trình bày các biện pháp ứng phó căng thẳng.
Trả lời:
- Thư giãn và giải trí: luyện tập thể thao, làm những việc yêu thích, hít thở sâu,…
- Chia sẻ tâm sự và tìm kiếm sự trợ giúp từ những người thân, người xung quanh.
- Suy nghĩ tích cực.
- Viết nhật kí.
- Lập kế hoạch một cách khoa học và vừa sức.
- Ăn uống, nghỉ ngơi, học tập điều độ, hợp lí.
- Tìm sự trợ giúp của chuyên gia tư vấn tâm lí, bác sĩ tâm lí.
Câu 7 /Bài 7: Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, chúng ta không nên làm gì?
Trả lời:
Khi căng thẳng chúng ta không nên tách biệt với mọi người, không trò chuyện với bất kì ai là việc chúng ta không nên làm khi rơi vào trạng thái căng thẳng.
Câu 8/ Bài 7: Em hãy nêu trình tự các bước ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng.
Trả lời:
- Tìm hiểu nguyên nhân vấn đề.
- Tìm các cách để giải quyết vấn đề.
- Chọn cách giải quyết khả thi nhất.
- Tiến hành giải quyết các vấn đề đó.
- Vượt qua sự căng thẳng.
Câu 9/ Bài 7: Em có lời khuyên gì cho các bạn để thoát khỏi căng thẳng trong học tập?
Trả lời:
Lời khuyên cho các bạn để thoát khỏi căng thẳng:
- Thẳng thắn nói chuyện với bố mẹ để bố mẹ hiểu mong muốn và suy nghĩ của bản thân.
- Dành thời gian học tập phù hợp, giải trí, thể thao, ...
2. THÔNG HIỂU ( 6 CÂU)
Câu 10/Bài 7: Em hãy kể thêm những tình huống gây căng thẳng mà em biết, mô tả biểu hiện căng thẳng trong những tình huống vừa kể.
Trả lời:
- Một số tình huống gây căng thẳng:
+ Đặt mục tiêu vượt quá khả năng của bản thân: Năng lực của bản thân có hạn nhưng đặt mục tiêu quá cao khiến cho bản thân rơi vào tình trạng căng thẳng, lo lắng.
=> Tình huống căng thẳng về cảm xúc.
+ Kết quả học tập không như mong muốn: Khi đạt mục tiêu về điểm số nhưng không đạt được sẽ tạo cảm giác buồn chán.
=> Tình huống căng thẳng về cảm xúc.
+ Ốm đau, bệnh tật,...: gây ra những cảm xúc tiêu cực, mệt mỏi về thể chất.
=> Tình huống căng thẳng về thể chất.
Câu 11/Bài 7: Những ảnh hưởng mà tâm lý căng thẳng gây ra.
Trả lời:
- Khi những căng thẳng vượt qua ngưỡng chịu đựng của con người thì sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực khiến con người rơi vào trạng thái mệt mỏi về cả thể chất và tinh thần, mất niềm tin và phương pháp trong cuộc sống.
Câu 12 /Bài 7: Chỉ ra biểu hiện của cơ thể em khi bị căng thẳng.
Trả lời:
- Khi bị căng thẳng, cơ thể em có những biểu hiện như:
+ Lo lắng, sợ hãi.
+ Buồn bã, không thể tập trung làm việc gì.
+ Dễ nổi cáu, bực bội, trở nên nóng tính với mọi người.
Câu 13/Bài 7: Em hãy kể thêm những tình huống gây căng thẳng mà em biết, mô tả biểu hiện căng thẳng trong những tình huống vừa kể.
Trả lời:
- Một số tình huống gây căng thẳng:
+ Đặt mục tiêu vượt quá khả năng của bản thân: Năng lực của bản thân có hạn nhưng đặt mục tiêu quá cao khiến cho bản thân rơi vào tình trạng căng thẳng, lo lắng.
=> Tình huống căng thẳng về cảm xúc.
+ Kết quả học tập không như mong muốn: Khi đạt mục tiêu về điểm số nhưng không đạt được sẽ tạo cảm giác buồn chán.
=> Tình huống căng thẳng về cảm xúc.
+ Ốm đau, bệnh tật,...: gây ra những cảm xúc tiêu cực, mệt mỏi về thể chất.
=> Tình huống căng thẳng về thể chất.
Câu 14 /Bài 7: Em hãy tư vấn cho một người bạn để giải quyết một tình huống căng thẳng mà bạn đang gặp phải và ghi lại những cảm nhận của bạn về việc tư vấn của em.
Trả lời:
- Ví dụ về một tình huống mà bạn đang gặp phải:
+ Tình huống: Bạn muốn tham gia câu lạc bộ âm nhạc theo như sở thích. Bố mẹ của bạn ấy thì muốn bạn tập trung cho việc học và không được tham gia câu lạc bộ đó.Bạn rất buồn và chán nản, không tập trung học được.
+ Nguyên nhân gây ra tình huống: Bạn muốn tham gia câu lạc bộ âm nhạc nhưng bố mẹ không đồng ý và muốn bạn tập trung vào học.
+ Các giải pháp:
Cách 1: Bạn sẽ nhờ cô giáo thuyết phục bố mẹ.
Cách 2: Bạn ấy sẽ không nghe lời bố mẹ, vẫn theo đuổi câu lạc bộ đó.
Cách 3: Bạn ấy tự thuyết phục bố mẹ và hứa sẽ chăm chỉ học tập.
+ Giải pháp khả thi nhất:
Cách 1: Bạn sẽ nhờ cô giáo thuyết phục bố mẹ. Bởi vì có người lớn thuyết phục sẽ dễ hơn. Đồng thơi, bạn ấy cũng phải hứa vừa tham gia câu lạc bộ nhưng cũng phải tập trung vào việc học nữa.
Câu 15/ Bài 7: Em hãy chia sẻ cách ứng phó đã từng áp dụng với một tình huống căng thẳng trước đây. Em đánh giá như thế nào về hiệu quả của cách thức đó?
Trả lời:
- Tình huống gặp phải: Trên đường đi học về, em luôn bị một người đàn ông lạ mặt đi xe máy đi phía sau. Em cảm thấy rất lo sợ và luôn phóng nhanh về nhà.
- Cách ứng phó: Em đã bình tĩnh và trình bày với mẹ về sự việc đó. Sau đó, em luôn đi học về cùng nhóm đông các bạn chứ không đi một mình nữa.
- Hiệu quả của cách thức đó là: em đã không bị người đàn ông đó bám theo nữa, tinh thần cũng không còn sợ hãi nữa.
3. VẬN DỤNG ( 5 CÂU)
Câu 16/ Bài 7: Em hãy đọc các ý kiến sau và trả lời câu hỏi.
- a) Một cái ôm của bố mẹ có thể giúp chúng ta giải toả được những căng thẳng trong cuộc sống.
- b) Khi căng thẳng, có thể đi đâu đó vài ngày cho nguôi ngoai.
- c) Hoà mình vào thiên nhiên với cỏ cây hoa lá và vui chơi, nô đùa cùng bạn bè là những khoảnh khắc tuyệt vời giúp ta quên đi mọi áp lực.
- d) Tập thể dục, thể thao mỗi ngày giúp chúng ta chống lại áp lực, căng thẳng.
- e) Không có điều gì trên cuộc đời này không có cách giải quyết. Nếu bạn đã thật cố gắng mà vẫn chưa giải quyết được thì hãy hỏi ý kiến của chuyên gia để được giúp đỡ.
- g) Lên mạng xã hội than thở cũng là một cách giải tỏa nỗi buồn.
- Em đồng ý với ý kiến nào ở trên? Vì sao?
Trả lời:
- Em đồng ý với các ý kiến:
- a) Một cái ôm của bố mẹ có thể giúp ta giải toả được những căng thẳng trong cuộc sống.
Bởi vì khi bản thân cảm thấy áp lực, căng thẳng sẽ cần một người để động viên mình, ba mẹ là người luôn luôn là chỗ vựa tinh thần vững chắc cho mình.
- c) Hoà mình vào thiên nhiên với cỏ cây hoa lá và vui chơi, nô đùa cùng bạn bè là những khoảnh khắc tuyệt vời giúp ta quên đi mọi áp lực.
Bởi vì khi căng thẳng, mình cần làm gì đó để có thể giải tỏa những căng thẳng.
- d) Tập thể dục, thể thao mỗi ngày giúp chúng ta chống lại áp lực, căng thẳng.
Bởi vì tập thể dục có thể giúp tinh thần ta thoải mái, thư giãn hơn.
- e) Không có điều gì trên cuộc đời này không có cách giải quyết. Nếu bạn đã thật cố gắng mà vẫn chưa giải quyết được thì hãy hỏi ý kiến của chuyên gia để được giúp đỡ.
Bởi vì khi muốn giải quyết một vấn đề gì thì cần bình tĩnh, xem xét các cách khác nhau và có thể nhờ tư vấn từ người khác.
Câu 17 /Bài 7: Em đã rơi vào những tình huống căng thẳng nào? Cách em thoát khỏi tình huống đó là gì?
Trả lời:
Em hay bị căng thẳng trong học tập do áp lực điểm số và khối lượng bài tập quá nhiều.
Cách khắc phục: em lập 1 thời gian biểu hợp lý giữa việc học và việc giải trí, trong quá trình học nếu em có khó khăn gì em sẽ tâm sự với bố mẹ, bạn bè và thầy cô và tham khảo lời khuyên từ họ. Ngoài ra mỗi khi căng thẳng em thường viết nhật ký.
Câu 18 /Bài 7: A là học sinh chăm ngoan, học giỏi được bố mẹ yêu chiều và hết mực tin tưởng năng lực của em. Tuy nhiên trong một lần chủ quan, A đã bị điểm kém trong bài kiểm tra toán, vì vậy A cảm thấy rất căng thẳng, buồn bã. Trong trường hợp này, nếu là bạn của A em nên chọn cách ứng xử nào?
Trả lời:
Trong trường hợp này, nếu là bạn của A em nên trò chuyện, chia sẻ và động viên bạn để bạn vượt qua được trạng thái căng thẳng tiêu cực.
Câu 19 /Bài 7: Gần đây, T nhận thấy mình có nhiều thay đổi, giọng nói to và khàn, vóc dáng cao lênh khênh, khuôn mặt xuất hiện mụn, T cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp với bạn bè. Trong trường hợp này, nếu là bạn của T, em nên chọn cách ứng xử nào?
Trả lời:
Trong trường hợp này, nếu là bạn của T em sẽ: trò chuyện, chia sẻ và động viên T, giúp T hiểu rằng: những thay đổi về ngoại hình là do bản thân T đang ở tuổi dậy thì, nên không cần lo lắng quá.
Câu 20 /Bài 7: Vận dụng hiểu biết về nguyên nhân, biểu hiện của căng thẳng để phân tích một tình huống mà em từng gặp và chia sẻ với các bạn trong lớp.
Trả lời:
- Tình huống mà em từng gặp: trên đường đi học về, em gặp một người lạ đi xe máy cứ chạy theo sau lưng em.
- Nguyên nhân: em sợ người lạ đó muốn hành động bất chính với em nên em đã lo sợ và hoang mang rất nhiều.
- Cách xử lí: Đầu tiên, em cố hít thở thật sâu, bình tĩnh tìm kiếm người giúp đỡ. Sau đó, em gặp được bác Hồng là bạn của mẹ em, em chạy lại chỗ bác báo cáo sự việc và nhờ bác giúp đỡ dẫn về nhà an toàn.
4. VẬN DỤNG ( 3 CÂU)
Câu 21/Bài 6: Em hãy ghi lại cụ thể những yếu tố khiến bản thân bị căng thẳng, nguyên nhân và biểu hiện của những căng thẳng đó.
Trả lời:
- Điều khiến em căng thẳng là: lo sợ bị điểm kém khi đến các kì thi
- Nguyên nhân của sự căng thẳng đó đến từ: áp lực học tập; áp lực từ sự kì vọng của bố mẹ dành cho em…
- Khi căng thẳng, em cảm thấy: đau đầu, mệt mỏi, kém tập trung, mất ngủ, tâm lí trở nên nóng nảy, hay cáu gắt…
Câu 22/Bài 7: Bố mẹ A dạo này hay cãi vã, bất hòa, có lúc còn nghe bố mẹ nói sẽ li hôn. A cảm thấy rất buồn, lo sợ và bất an, không biết gia đình mình sẽ ra sao, hai anh em sẽ thế nào. Mỗi khi như vậy, A lại vùi đầu vào xem phim hoặc chơi trò chơi điện tử để né tránh cảm xúc của mình, khiến kết quả học tập sa sút. Trong tình huống này bạn A nên khắc phục như nào?
Trả lời:
Bạn A không biết ứng phó với tâm lí căng thẳng: lo sợ, bất an nên vùi đầu vào xem phim, chơi điện tử kết quả là kết quả học tập sa sút.
Cách khắc phục: A nên trò chuyện với bố mẹ và tìm cách để bố mẹ không bất hòa nữa, A nên chú tâm vào học tập để không ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập.
Câu 23 /Bài 7: Em hãy xác định nguyên nhân gây căng thẳng trong tình huống sau:
Do tình hình dịch bệnh Covid-19, H phải học trực tuyến qua điện thoại, máy tính trong thời gian dài. Nhà H có hai chị em, không gian trong nhà lại chật hẹp nên ngoài việc học, H chỉ xem chương trình truyền hình hoặc điện thoại, máy tính chứ không vận động được nhiều. Dạo gần đây, H cảm thấy khó tập trung và tính cách trở nên bực bội, khó chịu hơn. H than thở với X:“Tớ thấy chán nản quá, chẳng thể tập trung học được!”.
Trả lời:
Nguyên nhân gây căng thẳng là: H ở lâu trong không gian chật hẹp, bí bách; thiếu sự vận động, tương tác trực tiếp với bạn bè (do tác động của dịch Covid-19).
=> Giáo án công dân 7 cánh diều bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng (3 tiết)