Câu hỏi tự luận Công dân 7 cánh diều Ôn tập từ bài 4 - bài 6 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Giáo dục công dân 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập từ bài 4 - bài 6 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công dân 7 cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 4 – 6

GIỮ CHỮ TÍN – BẢO TỒN DI SẢN VĂN HOÁ – NHẬN DIỆN TÌNH HUỐNG GÂY CĂNG THẲNG

Câu 1: Nêu các biểu hiện của người không biết giữ chữ tín.

Trả lời:

Biểu hiện của người không có chữ tín là:

+  Hứa suông.

+ Buôn bán hàng giả thu lợi nhuận cao.

+  Nói một đằng làm một nẻo.

Câu 2: Trình bày ý nghĩa của việc giữ chữ tín.

Trả lời:

- Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người tin tưởng, tôn trọng, hợp tác, dễ thành công hơn trong công việc, cuộc sống và góp phần làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

- Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người tín nhiệm, yêu quý, trân trọng.

Câu 3: Em hãy kể tên:

- Ba điều em sợ nhất.

- Ba điều em ghét nhất.

- Ba điều khiến cho em mệt mỏi nhất.

- Ba điều em muốn thay đổi nhất.

Trả lời:

- Ba điều em sợ nhất: bị điểm thấp, bị bố mẹ mắng, không có ai chơi với mình.

- Ba điều em ghét nhất: quét dọn nhà cửa, làm bài tập về nhà, học thuộc bài.

- Ba điều khiến cho em mệt mỏi nhất: quá nhiều bài tập về nhà, ôn thi, bị so sánh với các bạn trong lớp.

- Ba điều mà em muốn thay đổi nhất: chăm chỉ học tập hơn, gần gũi với bạn bè, tự lập kế hoạch cho bản thân.

Câu 4: Em hãy kể thêm những tình huống gây căng thẳng mà em biết, mô tả biểu hiện căng thẳng trong những tình huống vừa kể.

Trả lời:

- Một số tình huống gây căng thẳng:

+ Đặt mục tiêu vượt quá khả năng của bản thân: Năng lực của bản thân có hạn nhưng đặt mục tiêu quá cao khiến cho bản thân rơi vào tình trạng căng thẳng, lo lắng.

=> Tình huống căng thẳng về cảm xúc.

+ Kết quả học tập không như mong muốn: Khi đạt mục tiêu về điểm số nhưng không đạt được sẽ tạo cảm giác buồn chán.

=> Tình huống căng thẳng về cảm xúc.

+ Ốm đau, bệnh tật,...: gây ra những cảm xúc tiêu cực, mệt mỏi về thể chất.

=> Tình huống căng thẳng về thể chất.

Câu 5: Vận dụng hiểu biết về nguyên nhân, biểu hiện của căng thẳng để phân tích một tình huống mà em từng gặp và chia sẻ với các bạn trong lớp.

Trả lời:

Tình huống mà em từng gặp: trên đường đi học về, em gặp một người lạ đi xe máy cứ chạy theo sau lưng em.

Nguyên nhân: em sợ người lạ đó muốn hành động bất chính với em nên em đã lo sợ và hoang mang rất nhiều.

Cách xử lí: Đầu tiên, em cố hít thở thật sâu, bình tĩnh tìm kiếm người giúp đỡ. Sau đó, em gặp được bác Hồng là bạn của mẹ em, em chạy lại chỗ bác báo cáo sự việc và nhờ bác giúp đỡ dẫn về nhà an toàn.

Câu 6: Em hãy xác định nguyên nhân gây căng thẳng trong tình huống sau:

“Đến tuổi dậy thì, da mặt hay nổi mụn khiến P cảm thấy thiếu tự tin. Nhiều lần, một số bạn bè trong lớp trêu đùa khiến P cảm thấy xấu hổ. Có hôm P bảo với N:“Tớ không muốn đi học nữa đâu, tớ ngại gặp mọi người lắm!”.

Trả lời:

Nguyên nhân gây căng thẳng là:

+ Sự thay đổi cơ thể khi đến tuổi dậy thì

+ P bị bạn bè trêu đùa vì ngoại hình (da mặt nổi mụn).

Câu 7: Em hãy ghi lại cụ thể những yếu tố khiến bản thân bị căng thẳng, nguyên nhân và biểu hiện của những căng thẳng đó.

Trả lời:

- Điều khiến em căng thẳng là: lo sợ bị điểm kém khi đến các kì thi

- Nguyên nhân của sự căng thẳng đó đến từ: áp lực học tập; áp lực từ sự kì vọng của bố mẹ dành cho em…

- Khi căng thẳng, em cảm thấy: đau đầu, mệt mỏi, kém tập trung, mất ngủ, tâm lí trở nên nóng nảy, hay cáu gắt…

Câu 8: Di sản văn hóa là gì?

Trả lời:

- Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Câu 9: Di sản văn hóa có mấy loại? Đó là những loại nào?

Trả lời:

Di sản văn hóa có 2 loại. Đó là di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết…

Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị  lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Câu 10: Lấy ví dụ về 2 loại di sản văn hóa.

Trả lời:

- Di sản văn hóa gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

+ Di sản văn hóa vật thể: Thành nhà Hồ, Thánh địa Mỹ Sơn,…

+ Di sản văn hóa phi vật thể: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Mộc Bản Triều Nguyễn, Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, ...

Câu 11: Nhà nước ta có quy định như thế nào về bảo vệ  và sử dụng di tích lịch sử, di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh?

Trả lời:

  • Nhà nước đã có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

  • Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích  hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa. Chủ sở hữu di sản văn hóa  có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Câu 12: Kể tên những tình huống dẫn đến căng thẳng mà em đã gặp.

Trả lời:

- Trong cuộc sống, em đã gặp những tình huống dẫn đến căng thẳng như:

+ Làm bài thi cuối kỳ không tốt.

+ Khi bố mẹ đi họp phụ huynh về.

Khi đó, em sẽ cảm thấy lo sợ, không dám đối diện với bố mẹ

Câu 13: Nêu tác hại của trạng thái căng thẳng.

Trả lời:

- Căng thẳng gây ra những tác động xấu đến sức khỏe như ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ cơ, hệ tim mạch,…

- Gây nên những rối loạn về mặt tinh thần

Câu 14: Hãy nêu một số tình huống căng thẳng thường gặp.

Trả lời:

- Một số tình huống gây căng thẳng thường gặp:

+ Kết quả học tập, thi cử không mong muốn;

+ Bị bạn bè xa lánh;

+ Bị bố mẹ áp đặt, ngăn cấm;

+ Bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn;....

Câu 15: Ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, trên nhiều công trình bị du khách viết, vẽ,... gây mất mỹ quan.

Trên một số cây cột hàng trăm năm tuổi ở đình Tân Trào, một số người đã khắc tên, địa chỉ hoặc các hình trái tim, hoa lá,... Thậm chí có người để lại cả địa chỉ, số điện thoại, tài khoản mạng xã hội,... Không chỉ ở trên những công trình, vật dụng tại khu di tích, ngay cả các thân cây, tảng đá và một số bia trong khu di tích cũng bị viết, vẽ gây mất mỹ quan.

  1. a) Em đồng ý hay không đồng ý với những việc làm trên? Vì sao?

  2. b) Nếu gặp những người đang viết, vẽ như vậy, em có thể nói gì với họ?

Trả lời:

- Em không đồng ý với những việc làm trên.

- Vì Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào là một di sản văn hóa của đất nước. Những hành động viết, vẽ bậy, khắc chữ lên trên trên nhiều công trình của khu di tích là hành vi gây mất mỹ quan, phá hoại, xâm hại đến di sản văn hóa

- Nếu bắt gặp những người đang viết, vẽ như vậy em sẽ giải thích cho họ hành vi của họ là sai trái, đang xâm hại đến di sản văn hóa; em sẽ khuyên họ cần biết bảo vệ di sản văn hóa, có rất nhiều cách khác để có thể ghi lại dấu ấn và kỉ niệm khi đến tham quan di tích lịch sử như chụp ảnh, mua quà lưu niệm,...

Câu 16: Chỉ ra biểu hiện của cơ thể em khi bị căng thẳng.

Trả lời:

- Khi bị căng thẳng, cơ thể em có những biểu hiện như:

+ Lo lắng, sợ hãi.

+ Buồn bã, không thể tập trung làm việc gì.

+ Dễ nổi cáu, bực bội, trở nên nóng tính với mọi người.

Câu 17: Nêu những biểu hiện căng thẳng.

Trả lời:

- Biểu hiện khi căng thẳng:

+ Cơ thể mệt mỏi;

+ Luôn cảm thấy chán nản, thiếu tập trung;

+ Hay lo lắng, buồn bực;

+ Dễ cáu gắt, tức giận;

+ Không muốn tiếp xúc với mọi người, thích ở một mình;...

Câu 18: Em hãy kể tên:

- Ba điều em sợ nhất.

- Ba điều em ghét nhất.

- Ba điều khiến cho em mệt mỏi nhất.

- Ba điều em muốn thay đổi nhất.

Trả lời:

- Ba điều em sợ nhất: bị điểm thấp, bị bố mẹ mắng, không có ai chơi với mình.

- Ba điều em ghét nhất: quét dọn nhà cửa, làm bài tập về nhà, học thuộc bài.

- Ba điều khiến cho em mệt mỏi nhất: quá nhiều bài tập về nhà, ôn thi, bị so sánh với các bạn trong lớp.

- Ba điều mà em muốn thay đổi nhất: chăm chỉ học tập hơn, gần gũi với bạn bè, tự lập kế hoạch cho bản thân.

Câu 19: Bích đã vi phạm lỗi đi học muộn rất nhiều lần, mặc dù đã hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng Bích vẫn thường xuyên bị ghi tên trong sổ sao đỏ vì đi học muộn. Việc làm đó của Bích thể hiện điều gì?

Trả lời:

Bích là người không giữ chữ tín vì đã hứa trước cả lớp là sẽ không vi phạm nữa nhưng sau đó lại không giữ được lời hứa, vẫn liên tiếp đi học muộn.

Câu 20: Vào đợt lợn bị dịch tả châu phi, người dân mua thịt lợn ít dần. Biết được điều đó, bà A mở cửa hàng thịt lợn sạch nhưng thực tế vẫn lấy thịt lợn bị ốm, bị bệnh để bán nhằm thu lợi nhuận cao. Việc làm của bà A là hành vi như thế nào?

Trả lời:

Hành vi mở cửa hàng thịt lợn sạch nhưng thực tế vẫn lấy thịt lợn bị ốm, bị bệnh để bán nhằm thu lợi nhuận cao của bà A là hành vi không giữ chữ tín.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay