Câu hỏi tự luận công dân 7 cánh diều Bài 10: Tệ nạn xã hội
Bộ câu hỏi tự luận công dân 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 10. Tệ nạn xã hội. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công dân 7 cánh diều.
Xem: => Giáo án công dân 7 cánh diều (bản word)
BÀI 10: TỆ NẠN XÃ HỘI (15 CÂU)
1. NHẬN BIẾT ( 5 CÂU)
Câu 1/Bài 10: Thế nào là tệ nạn xã hội?
Trả lời:
Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật mang tính phổ biến, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.
Câu 2/Bài 10: Hãy kể tên một số tệ nạn xã hội mà em biết.
Trả lời:
Có nhiều loại tệ nạn xã hội như: ma túy, mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan, nghiện rượu, bia,…
Câu 3 /Bài 10: Nêu nguyên nhân gây ra các tệ nạn xã hội.
Trả lời:
- Nguyên nhân: Do thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống; do lười lao động, ham chơi, đua đòi, thích hưởng thụ; do ảnh hưởng của môi trường gia đình, môi trường xã hội tiêu cực;…
Câu 4 /Bài 10: Tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả gì?
Trả lời:
- Hậu quả: Tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả tiêu cực:
+ Sức khỏe, tâm lí, tính mạng, kinh tế của bản thân và gia đình
+ Ảnh hưởng của môi trường gia đình, môi trường xã hội tiêu cực
+ Làm tha hóa về nhân cách
+ Rối loạn về hành vi
+ Rơi vào lối sống buông thả
+ Dễ vi phạm pháp luật và phạm tội
+ Gây rối loạn trật tự xã hội
+ Cản trở sự phát triển của đất nước
Câu 5 /Bài 10: Em hãy tìm hiểu về 1 tệ nạn xã hội và nêu hiểu biết của mình về tệ nạn xã hội đó.
Trả lời:
- Dưới giác độ y tế thì HIV là vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến chết người.
AIDS là giai đoạn cuối cúng của quá trình nhiễm HIV được thể hiện bởi các bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch dẫn đến tử vong. Thời gian từ khi nhiễm HIV đến khi biến chuyển thành bệnh AIDS tuỳ thuộc vào hành vi và đáp ứng miễn dịch của từng người nhưng tựu trung lại trong khoảng thời gian trung bình là 05 năm.
Thuật ngữ HIV/ AIDS cũng được giải thích tại Điều 2 Luật phòng, chống nhiễm virút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (sau đây gọi là Luật phòng, chống HIV/AIDS)
- HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Human Immunodeficiency Virus" là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
- AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Acquired Immune Deficiency Syndrome" là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong.
- Các con đường lây truyền HIV/AIDS: HIV có thể lây truyền qua quan hệ tình dục, qua đường máu (mà ở nước ta hiện nay, tỷ lệ người tiêm chích ma tuý nhiễm HIV/AIDS rất cao) hoặc truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ và cho con bú.
2. THÔNG HIỂU ( 5 CÂU)
Câu 6 /Bài 10: Nêu tác hại đối với chính bản thân người tham gia các tệ nạn xã hội:
Trả lời:
Các tệ nạn xã hội có thể gây những tổn thương nghiêm trọng đối với sức khỏe của chính bản thân người tham gia (gây các bệnh về hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ thần kinh đối với người nghiện ma túy…); làm tha hóa về nhân cách, rối loạn về hành vi, rơi vào lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật và phạm tội.
Câu 7 /Bài 10: Nêu tác hại tệ nạn xã hội đối với gia đình.
Trả lời:
Đối với các gia đình có người thân tham gia các tệ nạn xã hội sẽ có thể bị khủng hoảng về mặt tài chính cũng như tinh thần. Ví dụ như tệ nạn cờ bạc sẽ làm phát sinh các mâu thuẫn trong quan hệ hôn nhân – gia đình của những người nghiện cờ bạc, gây sứt mẻ tình cảm, đổ vỡ niềm tin giữa vợ chồng và có thể dẫn tới tình trạng bạo lực gia đình.
Câu 8/Bài 10: Nêu tác hại tệ nạn xã hội đối với xã hội.
Trả lời:
+ Có tính lây lan nhanh trong xã hội: tệ nạn xã hội là những hiện tượng có tính chất cộng đồng nên thường dễ nhanh chóng lan tỏa trong một khoảng thời gian ngắn.
+ Tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức như mại dâm, may túy, cờ bạc… Đối tượng tham gia rất đa dạng và phức tạp về thành phần.
+ Các đối tượng hoạt động có nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi để đối phó với lực lượng chức năng và che mắt quần chúng nhân dân thường cấu kết với nhau thành đường dây, ổ nhóm.
+ Tệ nạn xã hội thường có quan hệ chặt chẽ với tội phạm hình sự như các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, các tội phạm về ma túy, các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Đó là biểu hiện của các hiện tượng tiêu cực xã hội và có sự chuyển hoá lẫn nhau.
Câu 9 /Bài 10: Phân tích nguyên nhân khách quan dẫn đến việc sa ngã vào tệ nạn xã hội.
Trả lời:
+ Người dân chưa nhận thức rõ ràng được hành vi, hậu quả của tệ nạn xã hội: Đa phần do chưa biết đến hoặc nhận thức chưa đầy đủ và rõ ràng về hành vi nào là tệ nạn xã hội cũng như tác hại của tệ nạn xã hội.
+ Người dân có lối sống, suy nghĩ lạc hậu: Thể hiện rõ nhất ở tệ nạn mê tín dị đoan và tệ nạn bạo lực gia đình. Nhiều người dân theo phong tục tập quán hoặc theo lối suy nghĩ cổ hủ, duy tâm, thờ cúng và tôn sủng thánh thần một cách thái quá. Đồng thời coi đó là một sự việc bình thường trong cuộc sống chứ như là hành vi chồng chửi bới, đánh đập vợ và con.
+ Do lối suy nghĩ hiếu thắng, muốn khẳng định bản thân hay do nhu cầu muốn giàu nhanh bằng các hành vi phi pháp như ở tệ nạn đánh bạc, buôn bán ma túy hay sử dụng trái phép chất ma túy.
Câu 10 /Bài 10: Phân tích nguyên nhân chủ quan dẫn đến việc sa ngã vào tệ nạn xã hội.
Trả lời:
+ Do kinh tế, đời sống vật chất của người dân chưa được đảm bảo:
Tình trạng đói nghèo, kinh tế chậm phát triển là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các tệ nạn như trộm cướp, cướp giật hay đánh bạc, buôn ma túy. Với nhu cầu sinh hoạt của người dân không đủ thì họ luôn tìm kiếm những phương thức để kiếm ra tiền, vật chất dù cho đó có là hành vi sai trái.
+ Do đời sống xã hội không được đảm bảo, trình độ văn hóa, trình độ dân trí còn thấp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội.
+ Do chính sách quản lý, điều hành còn nhiều lỗ hổng, các hoạt động phòng, chống, ngăn chặn và hạn chế tệ nạn xã hội đã có nhưng diễn ra chưa triệt để và còn nhiều hạn chế, không bắt kịp với xu hướng phát triển của đời sống xã hội.
3. VẬN DỤNG ( 3 CÂU)
Câu 11 /Bài 10: Em hãy lập bảng liệt kê tác hại của tệ nạn xã hội mà em biết. Từ đó, rút ra bài học để chia sẻ cùng bạn nhằm tránh xa tệ nạn xã hội.
Trả lời:
Số thứ tự | Loại tệ nạn xã hội | Hậu quả |
1 | Hút thuốc lá điện tử | - Đối với người vướng vào tệ nạn xã hội: + Gây các bệnh về hệ hô hấp, ảnh hưởng đến phổi, hệ tim mạch, hệ thần kinh. + Ảnh hưởng trực tiếp đến việc học. + Không kiểm soát được hành vi. - Đối với gia đình của người vướng vào tệ nạn xã hội: + Khủng hoảng về tài chính, tinh thần + Phát sinh các mâu thuẫn gia đình, sứt mẻ tình cảm - Đối với xã hội: + Làm suy thoái giống nòi. + Ảnh hưởng tới trật tự, an toàn xã hội |
2 | Đánh bài bạc | - Đối với người vướng vào tệ nạn xã hội: + Tinh thần giảm sút, mất tinh thần học tập. + Tha hóa về đạo đức, dễ vi phạm pháp luật. - Đối với gia đình của người vướng vào tệ nạn xã hội: + Ảnh hưởng tài chính, tinh thần + Phát sinh các mâu thuẫn gia đình, sứt mẻ tình cảm + Nguy cơ bạo lực gia đình. - Đối với xã hội: + Ảnh hưởng tới trật tự, an toàn xã hội. + Nguy cơ bạo lực gia đình. |
Câu 12 /Bài 10: Nêu quan điểm của em về ý kiến sau: “Chỉ người lớn mới vướng vào các tệ nạn xã hội.”
Trả lời:
Em không đồng tình với ý kiến trên vì không chỉ người lớn mà cả trẻ em cũng có thể vướng vào các tệ nạn xã hội.
Câu 13/Bài 10: Do tình cờ K đã biết một vụ mua bán người, kẻ phạm tội cũng nghi ngờ K biết vụ việc nên K rất lo sợ bị trả thù nếu khai báo sự việc với cơ quan Công an. Vậy K phải làm gì?
Trả lời:
Điều 19 Luật Phòng, chống mua bán người quy định cá nhân có nghĩa vụ phải tố giác, tố cáo hành vi mua, bán người với cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào.
Để bảo đảm an toàn cho người tố cáo, tố giác hành vi mua bán người và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán ngườ, Luật Phòng, chống mua bán người không giới hạn hình thức tố giác, tố cáo. Cá nhân có thể lựa chịn cách thức phù hợp như: trực tiếp đến cơ quan chức năng để khai báo; gọi điện thoại (đường dây nóng 111); qua mạng thông tin điện tử của cơ quan chức năng hoặc gửi văn bản (đơn tố giác, tố cáo). Đồng thời Khoản 4 Điều 21 Luật Phòng, chống mua bán người quy định lực lượng làm nhiệm vụ phòng, chống mua bán người trong Công an nhân dân và Quân đội nhân dân có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố giác, người tố cáo và người thân thích của họ khi những người này bị xâm phạm hoặc bị đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản.
Như vậy, ông/bà phải tố thực hiện nghĩa vụ tố giác, tố cáo hành vi mua bán người mà mình biết. Nếu ông/bà có căn cứ cho rằng bản thân hoặc người thân thích sẽ bị xâm hại nếu tố giác, tố cáo thì ông/bà có quyền đề nghị cơ quan công an để áp dụng các biện pháp cần thiết bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của bản thân cũng nhưn của người thân thích. Tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan công an sẽ áp dụng biện pháp bảo vệ phù hợp.
4. VẬN DỤNG ( 2 CÂU)
Câu 14/Bài 10: Năm ngoái, cô K bị lừa sang Trung quốc và bị bán vào ổ mại dâm. Sau đó, K đã được giải cứu và mới trở về nhà. Vừa qua, khu xóm N có chịX chuyển đến sinh sống, khi biết chuyện của K, X tỏ rõ thái độ khinh miệt K.Gần đây chị Xcòn rêu rao sự việc của K. Xin hỏi hành vi này của chị X có bị xử lý theo quy định của pháp luật không?
Trả lời:
Hành vi của X vi phạm khoản 9, khoản 10 Điều 3 Luật Phòng, chống mua bán người nghiêm cấm hành vi kỳ thị, phân biệt,đối xử tiết lộ thông tin về nạn nhân mua bán người khi chưa có sự đồng ý của họ hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân.
Với hành vi vi phạm này, X sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 23 Luật Phòng, chống mua bán người. Theo đó, “người thực hiện hành vi quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống mua bán người thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.
Câu 15/Bài 10: Tại sao nói tệ nạn xã hội là con đường ngắn nhất dẫn đến tội ác?
Trả lời:
Sở dĩ nói: Tệ nạn xã hội là con đường ngắn nhất dẫn đến tội ác" bởi vì chính tệ nạn xã hội hủy hoại sức khỏe tinh thần và đạo đức của con người. Làm tiêu tán của cải vật chất và tan vỡ hạnh phúc gia đình, những hậu quả này khiến con người rơi vào tuyệt vọng, không làm chủ được chính mình và dễ dáng sa vào con đường tội ác. HS lấy ví dụ để chứng minh như: Tệ nạn ma túy thì dẫn đến hậu quả gì....và không ít những tội ác đã làm đau lòng mọi người chỉ vì nghiện ma túy như giết người, cướp của....
=> Giáo án công dân 7 cánh diều bài 10: Tệ nạn xã hội (3 tiết)