Câu hỏi tự luận công dân 7 cánh diều Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Bộ câu hỏi tự luận công dân 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công dân 7 cánh diều.

BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG (18 CÂU)

1. NHẬN BIẾT ( 6 CÂU)

Câu 1/Bài 1: Thế nào là tự hào về truyền thống quê hương?

Trả lời:

- Tự hào về truyền thống của quê hương là sự tự hào, tự tin, hãnh diện về những giá trị mà người dân ở quê hương đã sáng tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 2/Bài 1: Thế nào là truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước, ...?

Trả lời:

Truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước, ... là truyền thống đáng tự hào, là sợi dây kết nối và đoàn kết người Việt Nam. Dù ở đâu, người Việt cũng sẽ mang theo mình hành trang về những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Câu 3 /Bài 1: Em hãy kể một vài truyền thống ở quê hương mà em tự hào.

Trả lời:

- Mỗi vùng miền, địa phương trên đất nước Việt Nam đều có những truyền thống tốt đẹp về ẩm thực, lễ hội, nghệ thuật, trang phục, tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm,…

Câu 4 /Bài 1: Em hãy nêu biểu hiện của tự hào truyền thống quê hương.

Trả lời:

- Biểu hiện đúng của việc tự hào về truyền thống quê hương:

+ Tham gia vào các hoạt động đền ơn – đáp nghĩa

+ Tôn trọng sự đa dạng văn hóa vùng miền

+ Kính trọng và biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.

+ Tích cực tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa của quê hương.

Câu 5 /Bài 1: Em hãy nêu biểu hiện của việc không tự hào truyền thống quê hương.

Trả lời:

- Biểu hiện chưa đúng của việc tự hào về truyền thống quê hương:

+ Phân biệt, kì thị vùng miền.

+ Thiếu tôn trọng đối với những người có công với quê hương.

+ Từ chối tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa của quê hương.

Câu 6 /Bài 1: Cần làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

Trả lời:

- Chúng ta cần tìm hiểu và tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương, từ đó có những việc làm phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống đó như: tôn trọng sự đa dạng văn hóa vùng miền; kính trọng và biết ơn những người có công với quê hương, đất nước; tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa; tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa của quê hương;….

- Cần phê phán, ngăn chặn những việc làm gây tổn hại đến những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

2. THÔNG HIỂU ( 4 CÂU)

Câu 7 /Bài 1: Em sẽ làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương?

Trả lời:

Để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương, em cần:

- Tìm hiểu và tự hào về những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

- Có những việc làm phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, như: tôn trọng sự đa dạng văn hóa vùng miền; kính trọng và biết ơn những người có công với quê hương, đất nước; tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa; tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa của quê hương,…

- Phê phán, ngăn chặn những việc làm trái ngược gây tổn hại đến những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Câu 8 /Bài 1: Vì sao cần phải tự hào về truyền thống quê hương?

Trả lời:

- Tự hào về truyền thống quê hương giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, động lực vượt qua khó khăn, thử thách và nỗ lực vươn lên để thành công trong cuộc sống; đồng thời, góp phần quảng bá hình ảnh tốt đẹp về quê hương mình tới bạn bè khắp nơi.

Câu 9/Bài 1: Nếu không biết tự hào về những truyền thống của quê hương thì sẽ ra sao?

Trả lời:

Nếu không biết tự hào về những truyền thống của quê hương, chúng ta có thể bị mất đi một phần tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước và những giá trị văn hóa đặc trưng của quê hương. Tự hào về truyền thống quê hương cũng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa và tôn trọng những người tiền bối đã góp phần xây dựng nên quê hương của chúng ta.

Câu 10/Bài 1: Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm dưới đây? Vì sao?

  1. a) Tự hào về truyền thống quê hương cũng chính là tự hào về nguồn gốc, dòng họ, tổ tiên của mình.
  2. b) Nghề thủ công truyền thống không còn là niềm tự hào của quê hương vì không phù hợp với cuộc sống hiện đại.
  3. c) Truyện dân gian và những làn điệu dân ca địa phương là một phần của truyền thống văn hóa quê hương.

Trả lời:

- Ý kiến a) Đồng tình, vì: quê hương là gốc rễ của gia đình, dòng họ. Bởi vậy, tự hào về truyền thống quê hương chính là tự hào về nguồn gốc, dòng họ, tổ tiên của mình.

- Ý kiến b) Không đồng tình, vì: nghề thủ công truyền thống là một nét đẹp truyền thống của địa phương và là niềm tự hào của truyền thống quê hương.

- Ý kiến c) Đổng tình, vì: truyện dân gian và những làn điệu dân ca của địa phương góp phần tạo nên bản sắc văn hoá riêng có của địa phương đó và là nét đẹp truyền thống văn hoá của địa phương.

3. VẬN DỤNG ( 4 CÂU)

Câu 11 /Bài 1: Lan rất hãnh diện về chuỗi cửa hàng bán đồ lưu niệm cho khách du lịch ở quê hương của mình. Những sản phẩm bày bán tại các cửa hàng đều do những nghệ nhân và người dân nơi đây chế tác, khách du lịch đến mua hàng ai cũng hài lòng về sự phong phú, tỉnh xảo của hàng hoá, sự tiếp đón niềm nở, tận tình, chiều khách của người bán hàng, đặc biệt là được nghe những câu chuyện thú vị gắn với sự ra đời và giá trị văn hóa của những món đồ lưu niệm xinh xắn mà họ mua được.

Truyền thống nào của quê hương Lan được nói đến trong thông tin? Truyền thống này mang lại điều gì cho quê hương Lan?

Trả lời:

- Đoạn thông tin trên đề cập đến nghề truyền thống (sản xuất, chế tác đồ lưu niệm) và sự hiếu khách của quê hương Lan.

- Truyền thống này giúp cho:

+ Người dân trong địa phương có thêm thu nhập.

+ Hình ảnh đẹp của quê hương Lan luôn được lưu giữ trong tâm trí của khách du lịch.

Câu 12/Bài 1: Hãy nêu tên 5 truyền thống về văn hóa, nghệ thuật của quê hương em và cách giữ gìn, phát huy những truyền thống đó.

Tên truyền thống

Cách giữ gìn, phát huy

1.

 

2.

 

3.

 

4.

 

5.

 

Trả lời:

Tên truyền thống

Cách giữ gìn, phát huy

1. Tôn sư trọng đạo

- Luôn lễ phép, biết ơn với các thầy cô giáo.

- Siêng năng, chăm chỉ học tập.

2. Hiếu học

- Chăm chỉ học tập, tìm tòi những kiến thức mới.

3. Tương thân tương ái

- Giúp đỡ, chia sẻ, cảm thông với những người có hòan cảnh khó khăn.

4. Các loại hình nghệ thuật dân gian

- Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động tìm hiểu, tuyên truyền, quảng bá những truyền thống đó đến mọi người, bạn bè quốc tế.

- Gìn giữ, truyền lại các các loại hình nghệ thuật/ nghề truyền thống cho thế hệ sau.

5. Uống nước nhớ nguồn

- Biết ơn, trân trọng những thành tựu của thế hệ đi trước để lại.

- Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa những người có công với cộng đồng, làng xã.

Câu 13 /Bài 1: Những truyền thống dưới đây được biểu hiện như thế nào ở quê hương em?

Tên truyền thống

Biểu hiện

1. Yêu nước

2. Yêu thương con người

3. Đoàn kết

4, Lao động cần cù, sáng tạo

5, Tôn sư trọng đạo

6. Uống nước nhớ nguồn

7. Hiếu thảo

8. Hiếu học

9. Các truyền thống về văn hóa, nghệ thuật

10, Nghề truyền thống

Trả lời:

Tên truyền thống

Biểu hiện

1. Yêu nước

- Người dân đoàn kết, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống ngoại xâm

- Người dân tích cực tham gia vào phong trào đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn - xã hội tại địa phương…

2. Yêu thương con người

- Chính quyền địa phương vận động người dân quyên góp, giúp đỡ những gia đình có hòan cảnh khó khăn.

3. Đoàn kết

- Người dân chung tay, góp sức, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

4. Lao động cần cù, sáng tạo

- Người dân tích cực tham gia lao động, sản xuất.

- Ở địa phương xuất hiện nhiều tấm gương sáng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

5. Tôn sư trọng đạo

- Các bạn học sinh thực hiện nhiều hoạt động tri ân thầy/ cô giáo.

6. Uống nước nhớ nguồn

- Biết ơn, trân trọng những thành tựu của thế hệ đi trước để lại.

- Chính quyền địa phương nhiều lần tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa những người có công với cộng đồng, làng xã.

7. Hiếu thảo

- Yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ.

- Hết lòng chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ.

8. Hiếu học

- Các bạn học sinh có tinh thần ham học hỏi

- Từ xa xưa, tại địa phương đã có nhiều danh nhân nổi tiếng về học thức rộng, đỗ đạt cao trong các kì thi.

9. Các truyền thống về văn hóa, nghệ thuật

- Người dân trân trọng các làn điệu dân ca, điệu múa truyền thống

- Các nghệ nhân tại địa phương đã mở các lớp học đề truyền dạy kĩ năng và tình yêu với nghệ thuật truyền thống cho thế hệ trẻ.

10. Nghề truyền thống

- Người dân trân trọng nghề truyền thống của địa phương.

- Các nghệ nhân tại địa phương đã mở các lớp học đề truyền dạy kĩ năng cho thế hệ trẻ.

 

Câu 14/Bài 1: Chủ nhật, Phương cùng các bạn trong xóm tham gia lao động ở nghĩa trang liệt sĩ của xã. Phương lấy khăn lau cẩn thận từng tấm bia mộ, nhổ cỏ xung quanh và quét dọn sạch sẽ. Bạn thấy biết ơn, kính phục những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh để bảo vệ quê hương, đất nước. Hà tự hứa sẽ học tập tốt để góp phần xây dựng quê hương, phát huy truyền thống yêu nước của quê hương mình. Em có nhận xét gì về suy nghĩ và việc làm của Hà?

Trả lời:

Suy nghĩ và việc làm của Hà rất đúng, thể hiện sự trân trọng, biết ơn các anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh xương máu để bảo vệ quê hương, đất nước.

4. VẬN DỤNG ( 4 CÂU)

Câu 15/Bài 1: Thảo luận về trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương, bạn Lân cho rằng học sinh trung học cơ sở chỉ cần chăm ngoan và học thật tốt còn việc giữ gìn truyền thống là của người lớn.

Em hãy viết ra các cách để thay đổi suy nghĩ của bạn Lân

Trả lời:

- Giải thích của Lân hiểu rằng: việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương là trách nhiệm của mỗi người dân. Là học sinh THCS, chúng ta có thể giữ gìn truyền thống của quê hương bằng nhiều hành động thiết thực, phù hợp, như:

+ Siêng năng, kiên trì học tập và rèn luyện, đoàn kết, giúp đỡ nhau.

+ Chủ động và tích cực tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa của cộng đồng.

+ Phê phán những hành động làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của quê hương.

 

Câu 16/Bài 1: Sau khi học xong bài “Tự hào về truyền thống quê hương”, nhóm của Linh tranh luận truyền thống nào quan trọng nhất, Ly cho rằng truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm là quan trọng nhất. Phương lại cho rằng truyền thống hiếu học là quan trọng nhất. Linh thì cho rằng truyền thống nào cũng quan trọng. Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?

Trả lời:

- Em đồng ý với ý kiến của bạn Linh “truyền thống nào cũng quan trọng”. Vì:

+ Các truyền thống đều là những nét đẹp của mỗi địa phương, vùng miền, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

+ Mỗi truyền thống đều có giá trị riêng, thể hiện những góc cạnh riêng trong bản sắc văn hóa vùng miền.

 

Câu 17/Bài 1: Có ý kiến cho rằng, truyền thống quê hương là những giá trị của mỗi vùng miền địa phương, làm nên bản sắc riêng của mỗi vùng miền. Vì vậy, giữ gìn truyền thống, bản sắc quê hương thì chỉ cần giữ gìn những gì mình có, không nên học hỏi, đưa các giá trị, truyền thống của nơi khác đến quê mình.

Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

Trả lời:

- Em không đồng ý với ý kiến trên, vì: mỗi địa phương, vùng miền trong cả nước đều có những truyền thống, bản sắc văn hóa riêng. Việc chúng ta tiếp thu, học hỏi những truyền thống tốt đẹp của địa phương khác sẽ góp phần giúp:

+ Mỗi người dân thay đổi nhận thức về sự đa dạng, phong phú của văn hóa Việt Nam; hiểu và tôn trọng sự khác biệt về văn hóa giữa các vùng miền.

+ Mỗi người dân có thể tự nhận thức và hành động để khắc phục những mặt còn yếu kém, hạn chế của địa phương.

Câu 18/Bài 1: Lan rất hãnh diện về chuỗi cửa hàng bán đồ lưu niệm cho khách du lịch ở quê hương của mình. Những sản phẩm bày bán tại các cửa hàng đều do những nghệ nhân và người dân nơi đây chế tác, khách du lịch đến mua hàng ai cũng hài lòng về sự phong phú, tỉnh xảo của hàng hoá, sự tiếp đón niềm nở, tận tình, chiều khách của người bán hàng, đặc biệt là được nghe những câu chuyện thú vị gắn với sự ra đời và giá trị văn hóa của những món đồ lưu niệm xinh xắn mà họ mua được. Truyền thống nào của quê hương Lan được nói đến trong thông tin? Truyền thống này mang lại điều gì cho quê hương Lan?

Trả lời:

- Đoạn thông tin trên đề cập đến nghề truyền thống (sản xuất, chế tác đồ lưu niệm) và sự hiếu khách của quê hương Lan.

- Truyền thống này giúp cho:

+ Người dân trong địa phương có thêm thu nhập.

+ Hình ảnh đẹp của quê hương Lan luôn được lưu giữ trong tâm trí của khách du lịch.

 

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay