Câu hỏi tự luận Công dân 7 cánh diều Ôn tập từ bài 7 - bài 9 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Giáo dục công dân 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập từ bài 7 - bài 9 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công dân 7 cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 7 – 9

ỨNG PHÓ VỚI TÂM LÍ CĂNG THẲNG – PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG – QUẢN LÍ TIỀN

Câu 1: Đầu năm mới, H nhận được một khoản tiền mừng tuổi và dự định dùng số tiền đó để mua một chiếc máy tính cầm tay. Nhưng khi thấy cửa hàng gần nhà bán một đồ chơi hấp dẫn, H đã dùng hết số tiền này để mua mà quên mất dự định của mình.

  1. a) Em có nhận xét gì về việc làm của H?

  2. b) Nếu em là bạn của H, em sẽ khuyên H như thế nào?

Trả lời:

  1. a) Việc làm của H thể hiện bạn là người chưa biết cách chi tiêu hợp lý, dễ bị dao động với những cám dỗ.

  2. b) Nếu em là bạn của H, em sẽ khuyên H không nên mua đồ chơi mà nên dành số tiền đó để mua máy tính phục vụ cho việc học, vì việc học là quan trọng hơn.

Câu 2: Giả định em có 1 triệu đồng, em hãy xác định mục tiêu quản lý tiền của bản thân, phân chia số tiền đó thành các khoản cụ thể, hợp lý và chia sẻ với bạn về cách phân chia của mình.

Trả lời:

Khoản chi tiêu

Mức tiền (vn đồng)

Mua đồ dùng học tập

100 000

Tiết kiệm

300 000

Tiền ăn sáng (1 tháng)

200 000

Ủng hộ quỹ từ thiện

50 000

Mua giày

200 000

Chi phí phát sinh

150 000

Câu 3: Bạo lực học đường là gì?

Trả lời:

Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.

Câu 4: Em hãy cho biết việc làm của bạn nào dưới đây thể hiện nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả? Vì sao?

  1. Bạn K thường tận dụng các đồ vật có thể tái chế để làm đồ dùng học tập.

  2. Bố mẹ cho H tiền ăn sáng nhưng H không ăn để tiết kiệm tiền.

  3. Bạn M sử dụng điện, nước tiết kiệm, hiệu quả.

  4. Bạn X cứ có tiền là tiêu hết.

  5. Khi nhận được tiền thưởng của nhà trường, bạn D dành một khoản để tiết kiệm.

Trả lời:

- Việc làm của bạn K, M, D là thể hiện nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả vì các bạn đều biết chi tiêu hợp lí, tiết kiệm.

- Việc làm của bạn H, X thể hiện nguyên tắc quản lí tiền không hiệu quả vì các bạn đều không chi tiêu hợp lí, chưa biết cách tiết kiệm tiền.

Câu 5: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

  1. Quản lý tiền là việc của người trưởng thành, không phải là của học sinh.

B, Quản lí tiền hiệu quả giúp mỗi người chủ động trong chỉ tiêu để thực hiện các dự định tương lai của bản thân.

  1. Quản lí tiền là việc không cần thiết, tốn thời gian, nên dùng thời gian đó để kiếm tiền thi tốt hơn.

  2. Quản lí tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể để phòng những trường hợp rủi ro bất ngờ trong cuộc sống.

  3. Học sinh không cần quản lý tiền, vì nhiều cha mẹ học sinh không muốn con minh sớm bị đồng tiền làm ảnh hưởng.

Trả lời:

- Em đồng tình với ý kiến: B, D.

Vì những ý kiến này đúng với ý nghĩa và mục đích của chi tiêu tiền hợp lí.

- Em không đồng tình với ý kiến: A, C, E.

Vì những ý kiến này không đúng với ý nghĩa và mục đích của chi tiêu tiền hợp lí.

Câu 6: Nếu chi tiêu tùy tiện, vượt qua mức cho phép sẽ dẫn đến hậu quả gì? Theo em, có cách nào để tránh việc chi tiêu quá mức?

Trả lời:

- Nếu chi tiêu tùy tiện, vượt quá mức cho phép thì khi có việc quan trọng, thiết yếu, chúng ta sẽ không có tiền để dùng.

- Theo em, có cách nào để tránh việc chi tiêu quá mức là chi tiêu có kế hoạch; việc gì cần dùng đền tiền ngay, việc gì chưa cần thiết, phải mua thứ gì và muốn mua thứ gì, và đặc biệt luôn có một khoản tiết kiệm phòng những trường hợp khẩn cấp.

Câu 7: Nếu không biết tiết kiệm tiền thì hậu quả sẽ như nào?

Trả lời:

Nếu không biết cách tiết kiệm tiền, hậu quả có thể là căng thẳng tài chính, khó khăn trong việc đạt được mục tiêu tài chính, và có khả năng tích tụ nợ.

Câu 8: Nêu lợi ích của việc biết tiết kiệm tiền.

Trả lời:

Đặt mục tiêu tiết kiệm sẽ cho chúng ta động lực để không tiêu tiền hoang phí, biết lên kế hoạch để tiêu tiền một cách hợp lí, cho ta động lực để nghĩ ra cách kiếm thêm tiền phù hợp với lứa tuổi và khả năng, hơn nữa có thể giúp ta mua được một số món quà tặng người thân, bạn bè.

Câu 9: Em có suy nghĩ gì về việc quản lí tiền hiện quả?

Trả lời:

Việc quản lí tiền hiệu quả không đơn giản chỉ là việc sử dụng tiền một cách hợp lí mà cũng có thể việc chúng ta làm tăng nguồn thu nhập. Việc quản lí tiền hiệu quả giúp chúng ta chủ động hơn trong cuộc sống, rèn luyện kĩ năng làm việc có mục đích.

Câu 10: Ý nghĩa của việc quản lý tiền hiệu quả là gì?

Trả lời:

- Quản kí tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể cân bằng tài chính hiện tại; chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai; đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra và có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.

- Quản lí tiền giúp cho chúng ta biết cách sử dụng tiền vào những việc bổ ích, hợp lí.

Câu 10: Nếu chứng kiến trường hợp bạo lực học đường trong trường, trong lớp mình, em sẽ làm gì để giúp người bị bạo lực?

Trả lời:

- Nếu chứng kiến trường hợp bạo lực học đường trong trường, trong lớp mình, em sẽ:

+ Can ngăn các bạn không nên thực hiện hành vi bạo lực học đường.

+ Nhanh chóng thông báo sự việc cho thầy cô giáo, gia đình của các bạn hoặc trình báo cơ quan chức năng.

+ Động viên, an ủi đối với bạn bị bạo lực và khuyên nhủ bạn không nên tìm cách trả thù, đánh lại hay tỏ thái độ thách thức.

+ Không cổ vũ hoặc lôi kéo các bạn khác tham gia vào hành vi bạo lực học đường

Câu 11: Bố mẹ A dạo này hay cãi vã, bất hòa, có lúc còn nghe bố mẹ nói sẽ li hôn. A cảm thấy rất buồn, lo sợ và bất an, không biết gia đình mình sẽ ra sao, hai anh em sẽ thế nào. Mỗi khi như vậy, A lại vùi đầu vào xem phim hoặc chơi trò chơi điện tử để né tránh cảm xúc của mình, khiến kết quả học tập sa sút. Trong tình huống này bạn A nên khắc phục như nào?

Trả lời:

Bạn A không biết ứng phó với tâm lí căng thẳng: lo sợ, bất an nên vùi đầu vào xem phim, chơi điện tử kết quả là kết quả học tập sa sút.

Cách khắc phục: A nên trò chuyện với bố mẹ và tìm cách để bố mẹ không bất hòa nữa, A nên chú tâm vào học tập để không ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập.

Câu 12: Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn dưới đây?

  1. a) Một số bạn trong lớp thường xuyên trêu chọc, bắt nạt G vì G nhỏ bé và nhút nhát.

  2. b) S kể với bố mẹ việc mình bị H trấn lột tiền dù H đe dọa không được kể với ai.

  3. c) Thấy một bạn trong lớp bị đánh, Q vội lấy điện thoại ra quay phim để đăng lên mạng.

Trả lời:

  1. a) Hành vi của các bạn trong lớp là ngược đãi bắt nạn G. Trong trường hợp này G không nên cam chịu để bị các bạn trêu học, bắt nạt như vậy mà cần tìm đến sự giúp đỡ của bố mẹ, thầy cô.

  2. b) Hành vi của S là đúng còn hành vi của H là bạo lực học đường. Nếu S vì sợ hãi lời đe dọa của H mà không dám kể với ai, thì S sẽ tiếp tục bị H bắt nạt.

  3. c) Hành vi của Q cũng là biểu hiện bạo lực học đường. Khi thấy tình trạng bạo lực học đường mà không tìm cách ngăn chặn, thay vào đó còn gián tiếp cổ xúy tình trạng này bằng cách đăng lên mạng, gây ra hình ảnh không tốt cho bạn bị bạo lực và cho nhà trường.

Câu 13: Nêu quan điểm của em về ý kiến: “Việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm riêng của ngành Giáo dục”

Trả lời:

Em không đồng tình với ý kiến trên vì việc phòng chống bạo lực học đường là trách nhiệm của tất cả mọi người. Mỗi học sinh cần có nhận thức đúng đắn, sống chan hòa với mọi người, hướng đến những điều tốt đẹp, không dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Thêm nữa, gia đình cần quan tâm đến con em của mình nhiều hơn, giáo dục về ý thức, tư duy cho các em. Ngoài ra, nhà trường cần có những biện pháp nghiêm khắc để xử lí những hành vi bạo lực học đường để răn đe và không cho các em tái phạm.

Câu 14: Em hãy nêu một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường?

Trả lời:

Một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường:

Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường

Câu 15: Hãy nêu một số cách tạo nguồn thu nhập cá nhân.

Trả lời:

Để tạo nguồn thu nhập, mỗi người có thể tìm cho mình một công việc phù hợp với độ tuổi, sở thích và điều kiện, để biết quý trọng đồng tiền của bản thân, gia đình và xã hội. Ví dụ, học sinh chúng ta có thể tạo nguồn thu nhập cá nhân bằng việc tự sáng tạo, tái chế những chai lọ, vật phẩm nhựa thành những đồ dùng sáng tạo, đẹp mắt và hữu dụng, có thể thu gom những sách vở, báo không dùng đến để bán giấy vụn,…

Câu 16: Bản thân em đã có các khoản thu nào? Theo em, các khoản tiền đó chủ yếu đến từ đâu?

Trả lời:

Bản thân em đã có các khoản thu là:

- Tiền lì xì ngày tết.

- Tiền thưởng từ nhà trường.

- Tiền bố mẹ cho.

- Tiền thu gom bán giấy vụn.

Các khoản tiền đó chủ yếu đến từ người lớn cho hoặc có thành tích nhà trường khen thưởng.

Câu 17: Nêu các cách phòng, chống bạo lực học đường

Trả lời:

- Tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm của mỗi học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội. Khi chứng kiến hành vi bạo lực, cần kịp thời hỗ trợ nạn nhân trong khả năng phù hợp hoặc thông báo cho những người liên quan để can thiệp, giải quyết.

- Học sinh có hành vi bạo lực học được phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả mà mình gây ra theo quy định của pháp luật.

Câu 18: Hậu quả của bạo lực học đường là gì?

Trả lời:

Bạo lực học đường có thể gây ra những hậu quả xã hội nghiêm trọng, như tạo ra các cá nhân trẻ tuổi có nguy cơ trở thành người lớn có vấn đề về hành vi và tình thần. Nó cũng có thể tạo ra một vòng lặp bạo lực trong xã hội, gây ra rối loạn trật tự công cộng và làm suy yếu môi trường hòa bình.

Câu 19: Em hãy lấy ví dụ về các tình huống căng thẳng và hướng giải quyết của tình huống đó.

Trả lời:

Tình huống 1: hải căng thẳng khi phải hùng biện trước toán trường.

- Cách ứng phó: Hải hít thở sâu và tự nhủ rằng bản thân sẽ làm tốt vì đã luyện tập chăm chỉ.

- Kết quả: Hải đã có phần thi ấn tượng và nhận được kết quả tốt.

Tình huống 2: Mai lo sẽ bị bố mẹ trách phạt vì làm mất đồng hồ đeo tay.

- Cách ứng phó: chạy tập thể dục quanh nhà.

- Kết quả: Mai bình tĩnh và đầu óc tỉnh táo hơn.

Tình huống 3: Tuấn căng thẳng vì sợ bố mẹ biết kết quả học tập sẽ thất vọng.

- Cách ứng phó: bình tĩnh và tự nhủ bản thân sẽ làm tốt hơn.

- Kết quả: Tuấn bình tĩnh hơn và nói chuyện với bố mẹ.

Câu 19: Ngoài việc học ở trường, T thường phải đi học thêm ở trung tâm. Chỉ riêng việc di chuyển đã khiến T cảm thấy mệt mỏi. Mỗi kì kiểm tra tới, lượng kiến thức ôn tập càng nhiều khiến T càng thấy căng thẳng, lo sợ. Trong trường hợp này, nếu là T, em không nên lựa chọn cách ứng xử nào?

Trả lời:

Nguyên nhân khiến T trở nên căng thẳng là do áp lực học tập, thi cử. Do đó, trong trường hợp này, nếu là T, em sẽ không lựa chọn cách ứng xử là: đăng kí học thêm. Em nên sẽ thiết lập kế hoạch học tập hợp lí để đảm bảo cân đối giữa thời gian học tập và vui chơi, giải trí; thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.

Câu 20: P không cẩn thận nên đã làm mất chiếc vòng tay. Bạn rất lo bố mẹ biết sẽ trách phạt. Càng nghĩ, P lại càng cảm thấy căng thẳng. Trong trường hợp trên, nếu là P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào?

Trả lời:

Trong trường hợp trên, em nên lựa chọn cách ứng xử: bình tĩnh, dũng cảm nhận lỗi với bố mẹ và hứa sẽ cẩn thận hơn trong việc bảo quản đồ. Em không nên dấu diếm hoặc nói dỗi bố mẹ, vì việc đó sẽ khiến cho bản thân căng thẳng hơn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay