Câu hỏi tự luận Công nghệ 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 5: Nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho vật nuôi
Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 5: Nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho vật nuôi. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 7 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án công nghệ 7 chân trời sáng tạo (bản word)
ÔN TẬP CHƯƠNG 5: NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC VÀ PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI
(20 CÂU)
Câu 1: Liệt kê những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi?
Trả lời:
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi:
- Quá trình chọn con giống.
- Quá trình nuôi dưỡng.
- Quá trình chăm sóc.
- Quá trình phòng và trị bệnh.
Câu 2: Nêu các bước thực hiện chính trong quy trình chăn nuôi?
Trả lời:
Để việc chăn nuôi đạt hiệu quả cao, đảm bảo chất lượng sản phẩm chăn nuôi và bảo vệ môi trường, người chăn nuôi cần thực hiện các bước chính trong quy trình chăn nuôi như sau:
- Chuẩn bị chuồng trại và xây dựng bãi chăn thả trước khi chăn nuôi để đảm bảo vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt và giữ vệ sinh môi trường.
- Chọn giống và con giống phù hợp mục tiêu chăn nuôi.
- Nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh để có đàn vật nuôi phát triển và khỏe mạnh.
Câu 3: Cần lựa chọn vật nuôi đực giống như thế nào?
Trả lời:
Vì vậy, vật nuôi đực giống cần có nguồn gene tốt, cơ thể khỏe mạnh, khả năng kháng bệnh tốt, thể hiện rõ tính đực.
- Đối với lợn, bò, dê: con đực giống cần có cơ thể cân đối, rắn chắc, không béo quá hay gầy quá, tăng trọng tốt, nhanh nhẹn, có số lượng và chất lượng tinh dịch tốt.
- Đối với gà, vịt: con trống phải có cơ thể to, mạnh mẽ, không quá béo hay quá gầy, nhanh nhẹn.
Câu 4: Nêu mục đích của nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi cái sinh sản?
Trả lời:
Mục đích của nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi cái sinh sản nhằm giúp vật nuôi có khả năng sinh sản tốt, tiết sữa và nuôi con khỏe mạnh, sinh con có tỉ lệ sống và tỉ lệ con nuôi sống đến lúc cai sữa cao, đàn con có chất lượng tốt (cân nặng đồng đều).
- Đối với lợn, bò, dê: sinh sản đúng chu kỳ, đủ sữa nuôi con, sữa có thành phần dinh dưỡng tốt.
- Đối với gà, vịt: tăng trọng tốt, có đủ lượng calcium và các chất dinh dưỡng cần thiết để tạo trứng có chất lượng tốt.
Câu 5: Nêu yêu cầu của chuồng trại nuôi gà, vườn (bãi) chăn thả gà?
Trả lời:
Yêu cầu của chuồng trại nuôi gà:
- Chuồng nuôi là nơi để gà nghỉ ngơi, tránh nắng mưa, nền chuồng phải đảm bảo khô ráo, thoáng mát, dễ dọn vệ sinh. Cửa chuồng nuôi nên mở ra hướng đông hoặc đông nam để chuồng hứng được ánh nắng buổi sáng và tránh được ánh nắng buổi chiều.
- Chuồng phải đủ rộng, mật độ nuôi khoảng 6 – 7 con/m2 và có hệ thống cống rãnh để xử lý chất thải, nước thải. Trước khi nuôi gà cần thực hiện tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng để đảm bảo vệ sinh môi trường chăn nuôi và môi trường sống xung quanh.
Yêu cầu của vườn (bãi): Vườn (bãi) chăn thả gà nên có diện tích rộng tối thiểu khoảng 0,5 – 1 m2/con. Vườn chăn thả thường là bãi cỏ, vườn tự nhiên, có môi trường phù hợp cho giun đất, dế,... phát triển, tạo nguồn thức ăn cho gà và có bóng mát cây xanh để gà vận động và tìm kiếm thức ăn. Rào xung quanh vườn bằng lưới mắt cáo hoặc phên tre chắc chắn để gà không thể vượt qua, đồng thời chống thú hoang hoặc thú nuôi xâm nhập. Trồng thêm các loại cây cỏ vào vườn chăn thả để làm thức ăn cho gà. Đặt máng ăn, treo máng uống để gà dễ dàng ăn và uống nước khi cần.
Câu 6: Chăm sóc và nuôi dưỡng có ảnh hưởng như thế nào tới sản xuất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi?
Trả lời:
Quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
– Vật nuôi được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt sẽ phát triển, tăng khối lượng, kích thước cơ thể và có sức khoẻ, sức đề kháng.
– Tiêm phòng hoặc cho uống đầy đủ các loại vaccine, giữ vệ sinh thân thể và vệ sinh chuồng trại, giúp đàn vật nuôi phòng ngừa được bệnh dịch.
– Điều trị đúng bệnh và kịp thời giúp đàn vật nuôi luôn khoẻ mạnh, phát triển tốt.
Câu 7: Trình bày nguồn thức ăn cho ăn phù hợp với từng giai đoạn của gà?
Trả lời:
- Giai đoạn gà con (từ 1 ngày đến 4 tuần tuổi): cho ăn tự do loại cám được chế biến phù hợp với khả năng tiêu hoá của gà. Rải đều thức ăn lên khay ăn tuỳ theo định lượng thức ăn cho số gà (dày khoảng 1 cm), cho ăn 6 – 7 lần/ngày. Trước khi rải thức ăn mới nên vệ sinh sạch lượng thức ăn thừa còn lại trên khay ở lần cho ăn trước. Đặt xen kẽ máng uống với khay ăn và thay nước khoảng 2 – 3 lần/ngày.
- Giai đoạn gà tơ (gà non, mới lớn): phối trộn thêm lúa, gạo và rau vào trong thức ăn để tăng cường chất dinh dưỡng cho gà.
- Giai đoạn gà thịt: gia tăng lượng thức ăn, nước uống, đồng thời bổ sung thêm thức ăn giàu chất đạm, rau xanh,... để gà lớn nhanh và chắc xương hơn.
Câu 8: Vật nuôi non cần được nuôi dưỡng và chăm sóc như thế nào?
Trả lời:
Để vật nuôi non khoẻ mạnh, phát triển và kháng bệnh tốt, cần nuôi dưỡng và chăm sóc phù hợp với đặc điểm phát triển của cơ thể vật nuôi.
- Nuôi dưỡng:
+ Cho bú sữa đầu có đủ chất dinh dưỡng, nhiều kháng thể giúp cho cơ thể vật nuôi non chống lại bệnh tật
+ Tập cho ăn sớm để cung cấp dinh dưỡng cho vật nuôi non và giúp hệ tiêu hoá phát triển hoàn thiện.
- Chăm sóc:
+ Sưởi ấm để tránh nhiễm lạnh làm phát sinh các bệnh về hô hấp, tiêu hoá cho vật nuôi non; trai sang tiếp xúc nhiều với nắng sớm.
+ Cho vật nuôi non vận động, tiếp xúc nhiều với cơ thể khoẻ mạnh và trao đổi chất tốt.
+ Giữ vệ sinh chuồng sạch sẽ, khô ráo; cho uống hoặc tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ.
+ Thường xuyên theo dõi để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Nhanh chóng cách li vật nuôi non nhiễm bệnh để tránh lây lan.
Câu 9: Trình bày chế độ chăm sóc gà?
Trả lời:
Chăm sóc gà hằng ngày đúng cách, đúng thời điểm là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng của gà thịt khi xuất chuồng.
- Giai đoạn gà con: sử dụng đèn thắp sáng để sưởi ấm trong vài tuần đầu sau khi gà nở và vào mùa đông, đồng thời phòng chuột, mèo và kích thích gà ăn được nhiều thức ăn. Khi gà nuôi được 1 tháng tuổi, hằng ngày thả gà ra vườn chăn thả vài giờ khi nắng ấm.
- Giai đoạn gà tơ và gà thịt: gà lớn dần, có thể tăng thêm thời gian thả ra vườn khi nắng ấm và lùa gà về chuồng trước lúc mặt trời lặn. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống để tránh vi khuẩn gây bệnh phát triển.
Câu 10: Vật nuôi đực giống cần được nuôi dưỡng và chăm sóc như thế nào?
Trả lời:
Để có cơ thể khoẻ mạnh và thể trạng tốt, vật nuôi đực giống cần được nuôi dưỡng và chăm sóc như sau:
- Nuôi dưỡng: cung cấp thức ăn có đủ năng lượng, protein, vitamin và những chất khoáng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển tính dục của vật nuôi đực giống như: zinc (kem), manganese (mangan), iodine.
- Chăm sóc:
+ Cho vật nuôi đực giống vận động hằng ngày để cơ thể săn chắc, nhanh nhẹn, trao đổi chất tốt.
+ Giữ vệ sinh chuồng trại và tắm, chải cho vật nuôi.
+ Tiêm vaccine định kỳ cho vật nuôi đực giống.
+ Thường xuyên theo dõi để phát hiện bệnh kịp thời. Nhanh chóng cách li và điều trị các vật nuôi đực giống nhiễm bệnh.
+ Kiểm tra định kì thể trọng và tinh dịch của vật nuôi đực giống.
Câu 11: Vật nuôi cái sinh sản cần được nuôi dưỡng và chăm sóc như thế nào?
Trả lời:
Chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi cái sinh sản ở giai đoạn mang thai và giai đoạn nuôi con quyết định đến chất lượng của đàn vật nuôi con.
- Nuôi dưỡng:
+ Cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng như: protein, chất khoáng (Ca, P,...), vitamin (A, B, D, E,...) cho giai đoạn mang thai để nuôi cơ thể mẹ tăng trưởng, chuẩn bị tiết sữa sau đẻ.
+ Thêm thức ăn như rau tươi, củ, quả,... cung cấp cho giai đoạn nuôi con để vật nuôi cái sinh sản hồi phục cơ thể sau đẻ, tạo sữa nuôi con, nuôi cơ thể mẹ và chuẩn bị cho kỳ sinh sản tiếp theo.
- Chăm sóc:
+ Cho vật nuôi vận động phù hợp để cơ thể vật nuôi tăng cường trao đổi chất. Tắm, chải, vệ sinh chuồng trại và dụng cụ cho ăn giúp vật nuôi tránh nhiễm bệnh (nhất là ở cuối giai đoạn mang thai).
+ Theo dõi và chăm sóc kịp thời khi vật nuôi đẻ để bảo vệ đàn vật nuôi sơ sinh.
+ Tiêm vaccine định kỳ cho vật nuôi cái sinh sản.
+ Thường xuyên theo dõi nhằm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Cách li vật nuôi cái nhiễm bệnh để tránh lây lan cho đàn vật nuôi con.
Câu 12: Trình bày các yêu cầu cần đạt khi vệ sinh môi trường sống của vật nuôi? Từ đó trình bày cách phòng, trị bệnh cho gà?
Trả lời:
- Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi cần phải đạt được các yêu cầu:
+ Khí hậu trong chuồng: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, không khí,... thích hợp để vật nuôi sinh trưởng và phát triển.
+ Xây dựng chuồng nuôi: hướng chuồng, kiểu chuồng đảm bảo thông gió, đủ ánh sáng, kiểm soát được nhiệt độ, chuồng được giữ vệ sinh, khô ráo, sạch sẽ.
+ Thức ăn và nước uống đảm bảo vệ sinh.
+ Xử lý phân, rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn trong chăn nuôi, bảo đảm chất lượng chăn nuôi cũng như sức khoẻ của con người.
- Cách phòng, trị bệnh cho gà:
Trong quá trình nuôi dưỡng cần cho gà uống hoặc tiêm vaccine phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Gà nuôi thả vườn thường mắc phải một số bệnh như: cúm gia cầm, cầu trùng, nhiễm khuẩn E. coli, tụ huyết trùng,...
Để phòng bệnh cho đàn gà cần phải thực hiện các công việc sau:
+ Giữ cho chuồng trại luôn sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát;
+ Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine cho gà theo định kỳ để phòng bệnh;
+ Đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng giúp gà có được sức đề kháng tốt nhất.
+ Khi đàn gà nuôi có triệu chứng bệnh, cần báo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị cho đàn gà. Cách li riêng những gà bệnh và bổ sung thêm chất dinh dưỡng, vitamin để tăng sức đề kháng cho gà.
+ Sau khi điều trị bệnh cho gà, cần dọn vệ sinh, khử trùng chuồng nuôi và môi trường xung quanh để chống tình trạng gà tái nhiễm bệnh.
+ Gà thả vườn có thể xuất chuồng sau khi nuôi khoảng 3,5-4,5 tháng và đạt khối lượng trung bình khoảng 1,2 - 1,5 kg/con.
Câu 12: So sánh sự khác nhau về đặc điểm của vật nuôi non và vật nuôi trưởng thành?
Trả lời:
Đặc điểm khác nhau của vật nuôi trưởng thành và vật nuôi non:
- Vật nuôi non khả năng điều tiết thân nhiệt chưa tốt, dễ bị tác động bởi sự thay đổi nhiệt độ của môi trường.
- Chức năng của một số hệ cơ quan như hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên dễ bị mắc bệnh.
Câu 13: Khi dùng thuốc trị bệnh cho gà cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
Trả lời:
Khi dùng thuốc để trị bệnh cho gà, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Đúng thuốc: mỗi loại thuốc chỉ có tác dụng điều trị với một hoặc một vài loại bệnh nhất định, vì vậy cần sử dụng thuốc phù hợp cho từng loại bệnh thì việc điều trị mới có hiệu quả.
- Đúng thời điểm: khi gà có dấu hiệu bị bệnh, cần cho gà dùng thuốc càng sớm càng tốt.
- Đúng liều lượng: sử dụng thuốc đúng liều lượng theo hướng dẫn sử dụng. Nếu sử dụng thuốc không đúng liều lượng sẽ làm giảm hiệu quả điều trị bệnh và làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của gà.
Câu 14: Làm thế nào để xử lý chất thải trong chăn nuôi?
Trả lời:
Xử lý chất thải trong chăn nuôi:
– Làm nền chuồng nuôi bằng đệm lót sinh học (là nguyên liệu hữu cơ đã được lên men bằng vi sinh vật) giúp phân huỷ chất thải chăn nuôi, bảo vệ môi trường.
– Lắp đặt hầm chứa khí biogas (khí sinh học) để xử lý chất thải trong chăn nuôi và tạo nguồn năng lượng sạch, góp phần tiết kiệm năng lượng điện, năng lượng chất đốt.
Câu 15: Vật nuôi sẽ xảy ra hiện tượng gì nếu cho ăn thừa hoặc thiếu chất?
Trả lời:
Nếu cho vật nuôi ăn thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng thì sẽ xảy ra hiện tượng vật nuôi bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, sức đề kháng bệnh năng suất và chất lượng thịt của vật nuôi
- Thừa dinh dưỡng sẽ gây tình trạng ngộ độc như loạn dưỡng cơ, mề bị bào mòn, tích nước trong mô, chất chứa manh tràng đen.
- Thiếu dinh dưỡng thì tùy theo từng loại chất khoáng mà vật nuôi có những biểu hiện khác nhau như:
+ Thiếu hụt hoặc mất cân đối Ca, P ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bộ xương;
+ Thiếu Mn (mangan) ảnh hưởng xấu đến sự phát triển khớp xương, súc vật yếu chân, đi lại khó khăn.
+ Thiếu Zn (kẽm) ảnh hưởng xấu đến sự phát triển lớp tế bào niêm mạc da, gây bệnh sừng hóa trên da (parakeratosis), giảm hoạt lực tinh trùng, giảm sức đề kháng bệnh.
+ Thiếu Fe (sắt), Cu (đồng) và Co (cobalt) ảnh hưởng xấu đến sự tạo máu, sự tổng hợp hemoglobin, làm cho vật nuôi thiếu máu; thiếu myoglobin, thịt nạc thiếu sắc tố đỏ, bạc màu, chất lượng kém.
+ Thiếu I (iod) ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tuyến giáp và sự tổng hợp kích tố thyroxin. Nếu thiếu iod lâu ngày sẽ đưa đến sinh trưởng chậm, vật nuôi bị trụi lông, bướu cổ, sức đề kháng bệnh giảm sút, năng suất sinh trưởng, đẻ trứng cũng như tiết sữa giảm sút.
Câu 16: Việc thả gà ra vườn chăn thả khi mặt trời mọc và lùa gà về chuồng trước lúc mặt trời lặn có tác dụng gì?
Trả lời:
Thả gà ra vườn chăn thả khi mặt trời mọc và lùa gà về chuồng trước lúc mặt trời
lặn có tác dụng:
- Ánh nắng có ảnh hưởng rất tốt đến thể trạng của gà.
- Gà khi được phơi nắng sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình nuôi gà, giúp gà tăng trưởng cả về mặt thể chất cũng như tinh thần:
- Ánh nắng sẽ giúp gà làm sạch cơ thể, thải trừ bọ mạt. Công tác vệ sinh cũng tinh khiết hơn khi gà sinh hoạt tại vùng có ánh nắng.
- Gà sẽ hấp thụ được ánh nắng nắng mặt trời giúp chuyển hoá, đàm đạo đổi chất tốt hơn, da đỏ, xương cứng cáp.
- Việc giam cầm và phơi nắng sẽ khiến cho gà tiêu hao năng lượng khi hoạt động dưới trời nắng giúp cơ thể chúng săn chắc hơn.
- Lùa gà về chuồng trước khi mặt trời mọc đảm bảo cho gà con không bị lạnh khi ra khỏi chuồng dẫn đến bệnh chết.
Câu 17: Khi nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi cần thực hiện những công việc gì?
Trả lời:
Những công việc cần làm để nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi.
- Chuẩn bị chuồng trại một cách tốt nhất, chọn nơi đủ mát, đủ ấm, đủ ánh sáng để làm chuồng.
- Nuôi vật nuôi mẹ tốt để có nhiều sữa chất lượng tốt cho đàn con.
- Tiêm thuốc phòng các bệnh theo đúng từng giai đoạn.
- Giữ ấm cho cơ thể.
- Cho bú sữa đầu có đủ chất dinh dưỡng và kháng thể (chất chống bệnh).
- Tập cho vật nuôi non ăn sớm với các loại thức ăn có đủ chất dinh dưỡng để bổ sung sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong sữa mẹ.
- Cho vật nuôi vận động và tiếp xúc với nhiều ánh sáng.
- Giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi.
- Cần phải cho vật nuôi vận động, tắm chải thường xuyên, kiểm tra thể trọng và tinh dịch.
- Thức ăn phải có đủ năng lượng, protein, chất khoáng và vitamin.
- Thường xuyên bổ sung các loại thức ăn để đảm bảo vật nuôi được đủ chất.
- Làm cho khả năng phối giống và chất lượng đời sau có thể tăng lên.
Câu 18: Vaccine là gì? Cho biết tác dụng của vaccine. Những điểm cần chú ý khi sử dụng vaccine.
Trả lời:
- Vaccine là chế phẩm sinh học, được chế từ chính mầm bệnh gây ra bệnh mà ta muốn phòng.
- Tác dụng:
+ Khi đưa vaccine vào cơ thể vật nuôi khỏe mạnh, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng.
+ Khi mầm bệnh xâm nhập lại, cơ thể vật nuôi có khả năng tiêu diệt mầm bệnh, vật nuôi không bị mắc bệnh gọi là vật nuôi đã có khả năng miễn dịch.
- Chú ý khi sử dụng vaccine:
+ Chất lượng và hiệu lực của vaccine phụ thuộc vào điều kiện bảo quản vaccine.
+ Khi sử dụng vaccine phải kiểm tra kĩ tính chất của vắc xin và tuân theo đúng mọi chỉ dẫn cách sử dụng từng loại vaccine.
Câu 19: Khi nào vật nuôi bị bệnh? Nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi?
Trả lời:
Vật nuôi bị bệnh là vậy nuôi có sự rối loạn chức năng sinh lí trong cơ thể do tác động của các yếu tố gây bệnh. Làm giảm khả năng thích nghi của cơ thể với ngoại cảnh, khả năng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi.
- Nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi:
+ Yếu tố bên trong (yếu tố di truyền)
+ Yếu tố bên ngoài: Cơ học, lý học, hóa học, sinh học: ký sinh trùng, vi sinh vật (vius, vi khuẩn,..)
Câu 20: Các phương pháp chọn phối và nhân giống thuần chủng vật nuôi.
Trả lời:
- Phương pháp chọn phối:
+ Chọn ghép con đực với con cái trong cùng giống.
+ Chọn ghép con đực với con cái khác giống.
- Phương pháp nhân giống thuần chủng:
+ Chọn cá thể đực, cái tốt của giống.
+ Cho giao phối để sinh con.
+ Chọn con tốt trong đàn con nuôi lớn, lại tiếp tục chọn.
=> Giáo án công nghệ 7 chân trời bài: Ôn tập chương 4 và chương 5