Câu hỏi tự luận công nghệ 8 kết nối tri thức Bài 9: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 8 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 9: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí. Cách giải thích nghĩa của từ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 8 Kết nối tri thức.

BÀI 9: NGÀNH NGHỀ TRONG LĨNH VỰC CƠ KHÍ

(20 câu)

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Em hãy cho biết ngành nghề cơ khí thường có mặt trong lĩnh vực nào?

Giải:

Ngành nghề cơ khí có mặt ở hầu hết các lĩnh vực từ nhà máy, xí nghiệp, gia công máy móc thiết bị, công trình đang thi công cho đến các hoạt động sản xuất và sửa chữa các loại vật dụng thiết yếu trong gia đình, các phương tiện tham gia giao thông,…

 

Câu 2: Em hãy kể tên một các ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí ở nước ta.

Giải:

ở Việt Nam, lĩnh vực cơ khí có một số nghề nghiệp phổ biến như kĩ sư cơ khí, kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí, thợ cơ khí và sửa chữa máy móc,…

 

Câu 3: Ngành nghề kĩ sư cơ khí có đặc điểm gì?

Giải:

Kĩ sư cơ khí tiến hành nghiên cứu, tư vấn, thiết kế và sản xuất trực tiếp máy móc, thiết bị, hệ thống công nghiệp, máy bay, tàu thủy; tư vấn, chỉ đạo vận hành, bão trì và sửa chữa; nghiên cứu và tư vấn về các khía cạnh cơ học của vật liệu, sản phẩm hoặc quy trình cụ thể.

 

Câu 4: Ngành nghề kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí có đặc điểm gì?

Giải:

Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí thực hiện các nhiệm vụ kĩ thuật để hỗ trợ nghiên cứu kĩ thuật cơ khí và thiết kế, sản xuất, lắp ráp, xây dựng, vận hành, bảo trì và sữa chữa máy móc, linh kiện và thiết bị cơ khí.

 

Câu 5: Ngành nghề thợ cơ khí và sửa chữa máy móc có đặc điểm gì?

Giải:

Thợ cơ khí và sữa chữa máy móc lắp ráp, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa động cơ, xe cộ, máy móc nông nghiệp hoặc công nghiệp và thiết bị cơ khí tương tự.

 

Câu 6: Để làm trong lĩnh vực cơ khí, người lao động cần phải đáp ứng những yêu cầu gì? 

Giải:

Để làm việc trong lĩnh vực cơ khí, người lao động phải biết sử dụng, vận hành các loại dụng cụ, thiết bị; biết đọc bản vẽ, phân tích yêu cầu kĩ thuật, lập quy trình công nghệ và chế tạo, lắp ráp, sữa chữa các loại đồ gá, khuôn mẫu, máy móc thiết bị; biết phân tích, giải quyết các vấn đề kĩ thuật chuyên môn; biết sử dụng các phần mềm phục vụ thiết kế, mô phỏng và chế tạo.

 

Câu 7: Hãy nêu những khó khăn trong môi trường làm việc của công nhân ngành cơ khí.

Giải:

Môi trường làm việc của công nhân ngành cơ khí nói chung là khắc nghiệt: môi trường nóng bức, nhiều tiếng ồn; công việc nặng nhọc,…

 

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Một bạn học sinh thích nghiên cứu, tư vấn, thiết kế và sản xuất trực tiếp máy móc, thiết bị, hệ thông công nghiệp. Dựa vào kiến thức đã học, theo em, bạn học sinh trên phù hợp với ngành nghề nào?

Giải:

Bạn học sinh trên phù hợp với ngành nghề kĩ sư cơ khí.

 

Câu 2: Một bạn học sinh thích bảo trì và sửa chữa máy móc, linh kiện và thiết bị cơ khí. Dựa vào kiến thức đã học, theo em, bạn học sinh trên phù hợp với ngành nghề nào?

Giải:

Bạn học sinh trên phù hợp với ngành nghề kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí.

 

Câu 3: Một bạn học sinh thích lắp đặt, bảo trì, sửa chữa động cơ, xe cộ. Dựa vào kiến thức đã học, theo em, bạn học sinh trên phù hợp với ngành nghề nào?

Giải:

Bạn học sinh trên phù hợp với ngành nghề thợ cơ khí và sửa chữa máy móc.

 

Câu 4: Để xem xét sự phù hợp của bản thân với ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí, em cần những khả năng nào?

Giải:

Khả năng đáp ứng yêu cầu chuyên môn với nghề thuộc lĩnh vực cơ khí:

- Có thể thực hiện tốt hoạt động liên quan đến cơ khí.

- Có thể dễ dàng trình bày về các vấn đề liên quan đến cơ khí.

- Có năng khiếu học tập, tìm hiểu về các nội dung liên quan đến cơ khí.

 

Câu 5: Để xem xét sự phù hợp của bản thân với ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí, em cần những kĩ năng nào?

Giải: 

Kĩ năng cần thiết đối với nghề thuộc lĩnh vực cơ khí:

- Có kĩ năng phân tích, tổng hợp bản vẽ kĩ thuật.

- Có kĩ năng tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề về kĩ thuật, cơ khí.

- Có kĩ năng tổ chức, quản lí công việc trong ngành cơ khí.

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Hãy cho biết những ngành nghề dưới đây, ngành nghề nào thuộc lĩnh vực cơ khí?

Giải:

Ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí:

- Kĩ sư cơ khí.

- Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí.

- Kĩ thuật viên máy tự động.

- Kĩ thuật viên máy tàu thuỷ.

- Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc.

- Thợ lắp đặt máy móc.

- Kĩ thuật viên cơ khí hàng không.

 

Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy nêu tóm tắt các yêu cầu của người làm nghề trong lĩnh vực cơ khí.

Giải:

Các yêu cầu của người làm nghề trong lĩnh vực cơ khí:

- Biết sử dụng, vận hành các loại dụng cụ, thiết bị.

- Biết đọc bản vẽ và phân tích kĩ thuật.

- Biết giải quyết các vấn đề chuyên môn.

- Biết sử dụng phần mềm phục vụ lĩnh vực này.

- Có sức khoẻ, đam mê với công việc.

 

Câu 3: Môi trường làm việc của công nhân ngành cơ khí nói chung là khắc nghiệt, điều này đòi hỏi người lao động phải đáp ứng những yêu cầu nào?

Giải:

Môi trường làm việc của công nhân ngành cơ khí nói chung là khắc nghiệt (môi trường nóng bức, nhiều tiếng ồn; công việc nặng nhọc,…). Vì vậy, người lao động cần có sức khỏe tốt; cẩn thận, kiên trì, yêu thích công việc, đam mê máy móc và kĩ thuật; có tinh thần hợp tác tốt, khả năng làm việc theo nhóm và chịu đựng được áp lực công việc cao; có phản ứng nhanh nhạy để xử lí tình huống trong quá trình lao động; tuân thủ tuyệt đối an toàn lao động,…

 

Câu 4: Nam đã thể hiện ước mơ của mình trong lĩnh vực cơ khí qua hình vẽ dưới đây. Được biết nghề Nam thích đôi khi cần phải tư vấn về các khía cạnh cơ học của vật liệu. Dựa vào hình vẽ và kiến thức đã học, em hãy cho biết ngành nghề mà Nam theo đuổi.

Giải:

Trong hình vẽ có bản thiết kế, ngành nghề này còn yêu cầu tư vấn về các khía cạnh cơ học của vật liệu ⇒ đây là các đặc điểm của ngành nghề kĩ sư cơ khí.

 

Câu 5: Hình vẽ dưới đây thể hiện ước mơ về ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí của Minh. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết tên của ngành nghề đó và giải thích.

Giải:

Dựa vào hình vẽ trên, có thể thấy ngành nghề Minh chọn liên quan đến lắp đặt, bảo trì, sửa chữa động cơ, xe cộ ⇒ đây là các đặc điểm của ngành nghề thợ cơ khí và sửa chữa máy móc.

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Quan sát Hình 9.1 và cho biết người công nhân đang làm công việc gì trong nghề cơ khí? Em có nhận xét gì về đặc điểm của nghề đó?

Giải:

Người công nhân đang làm công việc giám sát máy móc hoạt động và theo dõi các bộ phận máy móc qua máy tính.

Đặc điểm của nghề này: cần có kiến thức công nghệ để hỗ trợ nghiên cứu kĩ thuật cơ khí và biết thiết kế, lắp ráp, ... để giám sát giai đoạn sản xuất.

 

Câu 2: Với mỗi ngành nghề ở cột bên trái, hãy xác định những yêu cầu của ngành nghề đó ở cột bên phải trong bảng 9.2.

Giải:

- Kĩ sư cơ khí: 1, 2, 3, 4, 7, 8

- Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí: 1, 3, 6, 7

- Thợ cơ khí và thợ sửa chữa máy móc: 1, 2, 5, 7

Câu 3: Dựa vào Bảng 9.3, khi xem xét về sự phù hợp của bản thân với những ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí cần tìm hiểu những sở thích và khả năng gì?

Giải:

- Sở thích: có niềm đam mê với máy móc và lắp ráp tạo ra sản phẩm, sự quyết tâm theo đuổi nghề.

- Khả năng: Có năng lực về những nội dung liên quan đến cơ khí, có khả năng trình bày, sáng tạo/giải quyết vấn đề.



=> Giáo án Công nghệ 8 kết nối bài 9: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay