Câu hỏi tự luận công nghệ 8 kết nối tri thức Bài 8: Gia công cơ khí bằng tay
Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 8 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8: Gia công cơ khí bằng tay. Cách giải thích nghĩa của từ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 8 Kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức
BÀI 8: GIA CÔNG CƠ KHÍ BẰNG TAY
(20 câu)
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Thế nào là dụng cụ cơ khí cầm tay? Cho ví dụ.
Giải:
Dụng cụ cơ khí cầm tay là những dụng cụ thường có kích thước nhỏ gọn, dễ cầm nắm.
Ví dụ: dụng cụ lấy dấu, búa, đục, cưa, dũa,…
Câu 2: Em hãy cho biết phạm vi sử dụng của dụng cụ cơ khí cầm tay.
Giải:
Dụng cụ cơ khí cầm tay thường được sử dụng trong các hộ gia đình và các xưởng gia công sản xuất hoặc sửa chữa các vật dụng liên quan đến cơ khí.
Câu 3: Thế nào là vạch dấu?
Giải:
Vạch dấu là xác định ranh giới giữa chi tiết cần gia công với phần lượng dư hoặc xác định vị trí tương quan các bề mặt.
Câu 4: Thế nào là cắt kim loại bằng cưa tay?
Giải:
Cắt kim loại bằng cưa tay là một dạng gia công thô, dùng lực tác động làm cho lưỡi cưa chuyển động qua lại để cắt vật liệu.
Câu 5: Thế nào là đục kim loại?
Giải:
Đục kim loại là bước gia công thô, thường được sử dụng khi lượng dư gia công lớn hơn 0,5 mm.
Câu 6: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy nêu một vài chi tiết về thước lá (vật liệu chế tạo, chiều dày, chiều rộng, chiều dài, mục đích sử dụng,…)
Giải:
Thước thường được chế tạo bằng thép hợp kim, ít giãn nở nhiệt và không gỉ. Thước lá thường có chiều dày từ 0,9 đến 1,5 mm, chiều rộng từ 10 đến 25 mm, chiều dài từ 150 đến 1000 mm. Trên thước có các vạch cách nhau 1 mm.
Thước lá dùng để đo độ dài của chi tiết hoặc xác định kích thước của sản phẩm.
Câu 7: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy nêu một vài chi tiết về thước cặp (vật liệu chế tạo, mục đích sử dụng,…)
Giải:
Thước cặp được chế tạo bằng hợp kim không gỉ, có độ chính xác cao (từ 0,1 đến 0,02 mm). Thước cặp dùng để đo đường kính trong, đường kính ngoài và chiều sâu lỗ,… với những kích thước không lớn lắm.
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Nếu vạch dấu sai, sản phẩm gia công sẽ như thế nào?
Giải:
Nếu vạch dấu sai, sản phẩm gia công sẽ sai số, sai tỉ lệ, dẫn tới hỏng sản phẩm, gây lãng phí nguyên liệu.
Câu 2: Trong phần an toàn khi cưa có hai điều cần lưu ý sau
- Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa nhẹ hơn và đỡ vật
- Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi vào mạch cưa
Em hãy giải thích lí do tại sao phải làm như vậy.
Giải:
- Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa nhẹ hơn và đỡ vật tránh rơi vào chân.
- Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi vào mạch cưa vì mạt cưa dễ bắn vào mắt.
Câu 3: Em hãy cho biết nếu trong quá trình dũa mà dũa không được giữ thăng bằng thì bề mặt dũa sẽ như thế nào?
Giải:
Nếu trong quá trình dũa mà dũa không được giữ thăng bằng thì bề mặt gia công sẽ không bằng phẳng, nó sẽ bị chỗ thấp chỗ cao, không đạt đúng yêu cầu.
Câu 4: Em hãy cho biết khi đang dũa mà người dũa dùng tay gạt phoi trên bề mặt gia công sẽ xảy ra những hậu quả gì?
Giải:
- Khi đang dũa mà người dũa dùng tay gạt phoi trên bề mặt gia công sẽ xảy ra những hậu quả:
- Khi đang dũa, đưa tay vào sẽ gây trầy xước da tay
- Dùng tay gạt phoi trên bề mặt dễ bị đâm vào tay vì đó là kim loại, sắc và cứng.
Câu 5: Em hãy cho biết tại sao tay cầm cán dũa phải là tay thuận?
Giải:
Tay cầm cán dũa phải tay thuận vì khi làm tay thuận, ta sẽ dễ dàng giữ được cân bằng tốt hơn, giúp cho quá trình dũa diễn ra nhanh hơn và đáp ứng được yêu cầu của sản phẩm.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Hãy gọi tên các dụng cụ gia công cầm tay có trong hình bên dưới
Giải:
- Dũa
- Đục
- Kìm
Câu 2: Hãy gọi tên các dụng cụ gia công cầm tay có trong hình bên dưới
Giải:
- Cưa
- Mũi vạch
- Mũi đột
- Búa
Câu 3: Hình dưới đây mô tả cấu tạo cưa tay, em hãy điền tên các chi tiết theo số thứ tự.
Giải:
- Khung cưa
- Vít điều chỉnh
- Chốt
- Lưỡi cưa
- Cán cưa
Câu 4: Hãy gọi tên các loại dũa trong hình.
Giải:
- Dũa tròn
- Dũa dẹt
- Dũa tam giác
- Dũa vuông
- Dũa bán nguyệt
Câu 5: Hãy cho biết tên gọi của các chi tiết trong hình bên dưới.
Giải:
- Cán
- Mỏ đo trong
- Khung động
- Vít hãm
- Thang chia độ chính
- Thước đo chiều sâu lỗ
- Mỏ đo ngoài
- Thang chia độ của du xích
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Dựa vào hình vẽ dưới đây và kiến thức đã học, em hãy nêu các thao tác đo và đọc trị số đo của thước cặp.
Giải:
- Thao tác đo kích thước bằng thước cặp:
+ Tay trái cầm chi tiết đặt giữa hai mỏ thước. Tay phải giữ cán thước, khi đo ngón tay cái của tay phải đẩy khung động di chuyển tới tiếp xúc với bề mặt cần đo, mỏ của thước không bị lệch
+ Kẹp chặt khung động bằng các ngón cái và ngón trỏ của tay phải, các ngón tay còn lại của tay phải giữ cán thước, siết chặt vít hãm. Khi đó, tay trái giữ mỏ của cán thước.
- Đọc trị số đo của thước cặp:
+ Xem vạch “0” của du xích trùng hoặc ở liền sau vạch thứ bao nhiêu của thước chính thì đó là phần chẵn của kích thước (nếu vạch “0” của du xích trùng với một vạch trên thước chính thì kích thước của vật không có phần lẻ).
+ Nhìn tiếp xem vạch nào của du xích trùng với một vạch bất kì trên thước chính, nhân chúng với độ chính xác của thước thì đó là phần lẻ của kích thước.
+ Cộng hai kích thước ta được kết quả đo.
Câu 2: Các hình vẽ sau minh họa cách chọn chiều cao ê tô theo tầm vóc của người cưa và vị trí chân đứng. Dựa vào các hình vẽ và kiến thức đã học, em hãy nêu các kĩ thuật cưa.
Giải:
- Chuẩn bị:
+ Lắp lưỡi cưa vào khung cưa sao cho các răng của lưỡi cưa hướng ra khỏi phía cán cưa.
+ Lấy dấu trên phôi cần cưa.
+ Chọn ê tô theo tầm vóc của người và gá chặt phôi lên ê tô.
- Tư thế đứng và thao tác cưa: Yêu cầu người cưa đứng thẳng, thoải mái, khối lượng cơ thể phân bố đều lên hai chân, vị trí chân đứng so với bàn kẹp ê tô được thể hiện như trong hình 8.8.
- Cầm cưa: Tay thuận nắm cán cưa, tay còn lại nắm đầu kia của khung cưa.
- Thao tác: Kết hợp 2 tay và cơ thể để đẩy và kéo cưa. Khi đẩy thì ấn lưỡi cưa và đẩy chậm để tạo lực cắt, khi kéo cưa về, tay thuận rút cưa về nhanh hơn lúc đẩy, tay còn lại không ấn, quá trình lặp đi lặp lại như vậy cho đến khi kết thúc.
Câu 3: Hình dưới đây mô tả tư thế đục. Dựa vào kiến thức đã học và hình vẽ, em hãy cho biết ta phải làm gì để đảm bảo an toàn khi đục?
Giải:
An toàn khi đục:
- Sử dụng bảo hộ an toàn lao động khi đục.
- Dùng búa và đục đảm bảo kĩ thuật.
- Kẹp chặt phôi vào ê tô.
- Phải có lưới chắn phoi ở phía đối diện với người đục.
- Cầm đục, búa chắc chắn, đánh búa đúng đầu đục.
=> Giáo án Công nghệ 8 kết nối bài 8: Gia công cơ khí bằng tay