Câu hỏi tự luận công nghệ 8 kết nối tri thức Bài 13: Sơ cứu người bị tai nạn điện

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 8 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 13: Sơ cứu người bị tai nạn điện. Cách giải thích nghĩa của từ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 8 Kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức

BÀI 13: SƠ CỨU NGƯỜI BỊ TAI NẠN ĐIỆN

(20 câu)

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Khi thấy người bị tan nạn điện, việc đầu tiên cần làm là gì?

Giải:

Khi phát hiện thấy người bị điện giật, cần nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.

 

Câu 2: Nêu các bước sơ cứu người bị tai nạn điện.

Giải:

Bước 1: Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.

Bước 2: Tiến hành sơ cứu nạn nhân tại chỗ.

Bước 3: Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

 

Câu 3: Để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, ta cần phải làm gì?

Giải:

Để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, người cứu nạn cần:

- Ngắt nguồn điện bằng những thiết bị đóng cắt ở gần nhất, như: công tắc điện, cầu dao,…

- Trang bị bảo hộ (dép cao su/ ủng cách điện, găng cách điện,…) và các vật dụng cách điện (đứng trên tấm gỗ hoặc thảm cách điện, dùng gậy bằng gỗ khô gạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi nguồn điện).

- Tuyệt đối không chạm trực tiếp vào người nạn nhân.

 

Câu 4: Hãy nêu các bước sơ cứu nạn nhân tại chỗ.

Giải:

Bước 1: Kiểm tra tình trạng nạn nhân

- Nếu nạn nhân còn tỉnh: nới rộng quần áo; nhanh chóng đưa nạn nhân tới vị trí thuận lợi và kêu gọi sự hỗ trợ của người khác.

- Nếu nạn nhân đã bị ngất, không thở hoặc thở không đều, co giật và run, cần phải xoa bóp tim ngoài lồng ngực kết hợp hô hấp nhân tạo cho tới khi nạn nhân thở được, tỉnh lại và mời nhân viên y tế.

Bước 2: Thực hiện hô hấp nhân tạo

- Chuẩn bị: Để nạn nhân nằm ngửa, nới rộng quần áo, thắt lưng. Để đầu ngửa ra sau và nghiêng về một bên.

- Thực hiện ngay việc xoa bóp tim ngoài lồng ngực: Người cứu quỳ bên cạnh nạn nhân, đặt chéo 2 bàn tay lên ngực nạn nhân rồi dùng sức ấn nhanh, mạnh làm lồng ngực nạn nhân bị nén xuống (5-6) cm. Sau khoảng 1/3 giây, buông tay ra để lồng ngực nạn nhân trở lại bình thường. Làm như vậy, khoảng từ 100-120 lần/phút.

- Thực hiện việc hà hơi thổi ngạt, chọn một trong hai cách sau:

+ Thổi vào mũi: Ấn mạnh cằm để giữ miệng nạn nhân ngậm chặt lại. Lấy hơi, ngậm mũi nạn nhân, thổi mạnh.

+ Thổi vào miệng: Một tay bịt mũi, một tay kéo hàm xuống dưới để mở miệng nạn nhân. Sau đó hít hơi thật sâu rồi ngậm chặt miệng nạn nhân và thổi mạnh.

Làm từ 16-20 lần/phút cho đến khi nạn nhân tỉnh.

Lưu ý: Nếu chỉ có một người cứu thì cứ 15 lần xoa bóp tim chuyển sang hà hơi thổi ngạt 02 lần. Nếu có 02 người thì một người làm động tác ép tim, người còn lại hà hơi thổi ngạt theo tỉ lệ 5:1.

Bước 3: Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Sơ cứu tại chỗ, gọi xe cứu thương để các nhân viên y tế cấp cứu và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

 

Câu 5: Có mấy cách hà hơi thổi ngạt? Kể tên các cách đó.

Giải:

Có 2 cách hà hơi thổi ngạt, gồm:

- Thổi vào mũi

- Thổi vào miệng

 

Câu 6: Nêu cách thực hiện việc xoa bóp tim ngoài lồng ngực.

Giải:

 Người cứu quỳ bên cạnh nạn nhân, đặt chéo 2 bàn tay lên ngực nạn nhân rồi dùng sức ấn nhanh, mạnh làm lồng ngực nạn nhân bị nén xuống (5-6) cm. Sau khoảng 1/3 giây, buông tay ra để lồng ngực nạn nhân trở lại bình thường. Làm như vậy, khoảng từ 100-120 lần/phút.

 

Câu 7: Nêu cách thực hiện hà hơi thổi ngạt.

Giải:

- Thực hiện việc hà hơi thổi ngạt, chọn một trong hai cách sau:

+ Thổi vào mũi: Ấn mạnh cằm để giữ miệng nạn nhân ngậm chặt lại. Lấy hơi, ngậm mũi nạn nhân, thổi mạnh.

+ Thổi vào miệng: Một tay bịt mũi, một tay kéo hàm xuống dưới để mở miệng nạn nhân. Sau đó hít hơi thật sâu rồi ngậm chặt miệng nạn nhân và thổi mạnh.

Làm từ 16-20 lần/phút cho đến khi nạn nhân tỉnh.

 

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Dựa vào hình dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3.

Câu 1: Từ kiến thức đã học, em hãy cho biết nguyên nhân gây ra tai nạn điện.

Giải:

Nguyên nhân gây ra tai nạn điện là do đến gần vị trí dây dẫn có điện bị rơi xuống đất.

 

Câu 2: Một bạn gợi ý rằng có thể dùng vải khô để lót tay và chạy lại gần kéo nạn nhân ra. Theo em, phương án này có khả thi không? Tại sao?

Giải:

Phương án này không khả thi vì khi chạy lại gần nạn nhân nghĩa là người cứu nạn đã đến gần vùng đất, nước xung quanh điểm chạm của dây dẫn có điện, có thể khiến người cứu nạn bị điện giật.

 

Câu 3: Trong trường hợp này, làm thế nào để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện?

Giải:

- Đầu tiên cần gọi cho người phụ trách điện trong khu vực để cắt điện (nếu có thể).

- Sau đó dùng các vật dụng cách điện như gậy bằng gỗ khô để đẩy nạn nhân ra xa khu vực dây dẫn có điện rơi xuống.

 

Câu 4: Trong trường hợp nạn nhân bị bỏng do điện giật, một vài ý kiến cho rằng nên tạt nước vào vết thương để giảm cảm giác bỏng rát. Theo em hành động này là đúng hay sai, vì sao?

Giải:

Hành động này là sai vì việc tạt nước vào vết thương chỉ khiến cho thương tổn nặng nề hơn.

 

Câu 5: Một vài ý kiến cho rằng khi nạn nhân bị điện giật bất tỉnh, việc cạo gió, xoa dầu sẽ giúp bệnh nhân tỉnh lại nhanh hơn. Nhận định đó là đúng hay sai, vì sao?

Giải:

Nhận định trên là sai vì các biện pháp như cạo gió, xoa dầu chỉ làm mất thời gian trong việc cấp cứu, thậm chí còn có thể làm lỡ thời gian vàng trong việc cứu nạn nhân.

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Quan sát hình sau và cho biết nguyên nhân gây ra tai nạn điện. Có nên tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện như trong hình không? Nếu cách đó là sai, hãy chỉ ra cách làm đúng.

Giải:

- Nguyên nhân gây ra tai nạn điện là do tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện. Trong trường hợp này, nạn nhân đã tiếp xúc trực tiếp với vỏ tủ lạnh bị rò điện.

- Không nên làm theo hình để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện vì người cứu nạn đã chạm trực tiếp vào người nạn nhân và vật mang điện, điều này khiến cho người cứu nạn bị điện giật.

- Cách làm đúng:

+ Rút phích cắm điện, ngắt cầu chì hoặc aptomat.

+ Dùng trang bị bảo hộ và các vật dụng cách điện để kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện.

 

Câu 2: Quan sát hình sau và cho biết nguyên nhân gây ra tai nạn điện. Có nên tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện như trong hình không? Nếu cách đó là sai, hãy chỉ ra cách làm đúng.

  

Giải:

- Nguyên nhân gây ra tai nạn điện là do tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện. Trong trường hợp này, nạn nhân đã tiếp xúc với dây dẫn bị hỏng cách điện.

- Không nên làm theo hình để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện vì người cứu nạn đã chạm trực tiếp vào vật mang điện, điều này khiến cho người cứu nạn bị điện giật.

- Cách làm đúng:

+ Rút phích cắm điện, ngắt cầu chì hoặc aptomat.

+ Dùng trang bị bảo hộ và các vật dụng cách điện để kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện.

 

Câu 3: Quan sát hình sau và cho biết nguyên nhân gây ra tai nạn điện. Có nên tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện như trong hình không? Tại sao?

 

Giải:

- Nguyên nhân gây ra tai nạn điện là do đến gần vị trí dây dẫn có điện bị rơi xuống đất. 

- Có thể tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện như cách làm trong hình vì người cứu nạn đã tuân thủ các nguyên tắc khi cứu người bị điện giật: đứng trên thảm cách điện, dùng gậy bằng gỗ khô gạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi nguồn điện.

 

Câu 4: Tại sao khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, người cứu nạn tuyệt đối không được chạm trực tiếp vào người nạn nhân?

Giải:

Khi phát hiện người bị tai nạn điện, không được dùng tay kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện vì lúc đó trên người nạn nhân vẫn còn điện. Nếu vô tình lấy tay không kéo nạn nhân sẽ làm cho người cứu sẽ bị điện giật lây. Do đó, nếu muốn kéo người bị nạn ra khỏi nguồn điện thì cần phải đeo găng tay cao su hoặc quấn vào tay lớp vải khô để cách điện rồi túm lấy chỗ quần áo khô của nạn nhân rồi kéo ra chỗ khô.

 

Câu 5: Tại sao khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện lại dùng gậy gỗ khô để gạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi nguồn điện mà không dùng gậy kim loại?

Giải:

Không dùng gậy kim loại vì kim loại có tính dẫn điện, khi tiếp xúc với nguồn điện sẽ khiến người cứu nạn bị điện giật.

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Quan sát hình bên dưới, sắp xếp trình tự và mô tả các bước sơ cứu nạn nhân tại chỗ.

Giải:

* Trình tự đúng là: d → c → b → a

* Các bước sơ cứu nạn nhân tại chỗ:

Bước 1: Kiểm tra tình trạng nạn nhân

- Nếu nạn nhân còn tỉnh: nới rộng quần áo; nhanh chóng đưa nạn nhân tới vị trí thuận lợi và kêu gọi sự hỗ trợ của người khác.

- Nếu nạn nhân đã bị ngất, không thở hoặc thở không đều, co giật và run, cần phải xoa bóp tim ngoài lồng ngực kết hợp hô hấp nhân tạo cho tới khi nạn nhân thở được, tỉnh lại và mời nhân viên y tế.

Bước 2: Thực hiện hô hấp nhân tạo

- Chuẩn bị: Để nạn nhân nằm ngửa, nới rộng quần áo, thắt lưng. Để đầu ngửa ra sau và nghiêng về một bên.

- Thực hiện ngay việc xoa bóp tim ngoài lồng ngực: Người cứu quỳ bên cạnh nạn nhân, đặt chéo 2 bàn tay lên ngực nạn nhân rồi dùng sức ấn nhanh, mạnh làm lồng ngực nạn nhân bị nén xuống (5-6) cm. Sau khoảng 1/3 giây, buông tay ra để lồng ngực nạn nhân trở lại bình thường. Làm như vậy, khoảng từ 100-120 lần/phút.

- Thực hiện việc hà hơi thổi ngạt, chọn một trong hai cách sau:

+ Thổi vào mũi: Ấn mạnh cằm để giữ miệng nạn nhân ngậm chặt lại. Lấy hơi, ngậm mũi nạn nhân, thổi mạnh.

+ Thổi vào miệng: Một tay bịt mũi, một tay kéo hàm xuống dưới để mở miệng nạn nhân. Sau đó hít hơi thật sâu rồi ngậm chặt miệng nạn nhân và thổi mạnh.

Làm từ 16-20 lần/phút cho đến khi nạn nhân tỉnh.

Lưu ý: Nếu chỉ có một người cứu thì cứ 15 lần xoa bóp tim chuyển sang hà hơi thổi ngạt 02 lần. Nếu có 02 người thì một người làm động tác ép tim, người còn lại hà hơi thổi ngạt theo tỉ lệ 5:1.

Bước 3: Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Sơ cứu tại chỗ, gọi xe cứu thương để các nhân viên y tế cấp cứu và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

 

Câu 2: Khi bị cháy do chậy điện cần làm thế nào? Giải thích.

Giải:

Khi bị cháy do chập điện, việc đầu tiên là phải cắt nguồn điện sau đó mới dập lửa. Nếu chưa cắt điện đã vội vàng phun nước để cứu hỏa thì lửa chưa bị dập tắt người đã bị điện giật. Bởi vậy, khi bị cháy do chập điện phải cắt điện và dùng cát, bình chữa cháy để dập lửa.

 

Câu 3: Vì sao cần ngắt ngay nguồn điện khi có người bị tai nạn điện?

Giải:

Nguồn điện được tắt càng sớm thì mức độ tổn thương cho nạn nhân càng thấp, nếu nguồn điện không được tắt sớm, nạn nhân bị điện giật lâu dễ dẫn đến mức độ tổn thương càng nặng, thậm chí tử vong.





=> Giáo án Công nghệ 8 kết nối bài 13: Sơ cứu người bị tai nạn điện

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay