Câu hỏi tự luận công nghệ 8 kết nối tri thức Bài 6: Vật liệu cơ khí
Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 8 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 6: Vật liệu cơ khí. Cách giải thích nghĩa của từ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 8 Kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức
BÀI 6: VẬT LIỆU CƠ KHÍ
(20 câu)
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Vật liệu kim loại được chia thành mấy loại, là những loại nào? Mỗi loại gồm những vật liệu (hợp kim) gì?
Giải:
Vật liệu kim loại được chia làm 2 loại:
- Kim loại đen:
+ Thép
+ Gang
- Kim loại màu:
+ Đồng và hợp kim của đồng
+ Nhôm và hợp kim của nhôm
+ ...
Câu 2: Vật liệu cơ khí bao gồm những loại nào?
Giải:
Vật liệu cơ khí bao gồm các nguyên vật liệu dùng trong ngành cơ khí để tạo nên các sản phẩm.
Câu 3: Em hãy nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí.
Giải:
Vật liệu cơ khí có các tính chất cơ bản như: tính chất cơ học, tính chất vật lí, tính chất hóa học và tính chất công nghệ.
Câu 4: Hãy nêu các đặc điểm của vật liệu làm bằng thép.
Giải:
Đặc điểm của vật liệu làm từ thép: thường có màu trắng sáng, cứng, dẻo, dễ gia công, dễ bị oxy hóa. Khi bị oxy hóa sẽ chuyển sang màu nâu.
Câu 5: Hãy nêu các đặc điểm của vật liệu làm bằng gang.
Giải:
Đặc điểm của vật liệu làm bằng gang: thường có màu xám, cứng, giòn, không thể dát mỏng, chịu mài mòn.
Câu 6: Hãy nêu các đặc điểm của vật liệu làm bằng đồng và hợp kim của đồng.
Giải:
Đặc điểm của vật liệu làm bằng đồng và hợp kim của đồng: có màu vàng hoặc đỏ, mềm, dễ kéo dài, dễ dát mỏng, có tính chống mài mòn cao, tính dẫn điện dẫn nhiệt tốt, ít bị oxy hóa trong môi trường.
Câu 7: Hãy nêu các đặc điểm của vật liệu làm bằng nhôm và hợp kim của nhôm.
Giải:
Đặc điểm của vật liệu làm bằng nhôm và hợp kim của nhôm: thường có màu trắng sáng, nhẹ, dễ kéo dài, tính dẫn điện dẫn nhiệt tốt, ít bị oxy hóa trong môi trường.
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Một vật liệu phi kim loại được tổng hợp từ các chất hữu cơ như dầu mỏ, than đá, khí đốt. Em hãy cho biết tên và phân loại vật liệu đó.
Giải:
- Vật liệu đó là chất dẻo.
- Chất dẻo được chia làm hai loại: chất dẻo nhiệt và chất dẻo nhiệt rắn (chất dẻo được hóa rắn sau khi ép dưới áp suất và nhiệt độ).
Câu 2: Cho hình ảnh sau. Dựa vào kiến thức đã học, hãy gọi tên vật liệu, nêu đặc điểm và ứng dụng của vật liệu đó.
Giải:
- Tên vật liệu: Chất dẻo nhiệt
- Đặc điểm: Có nhiệt độ nóng chảy thấp, nhẹ; dẻo, không dẫn điện, không bị oxy hóa, ít bị hóa chất tác dụng, dễ pha màu và khả năng tái chế.
- Ứng dụng: Làm các vật dụng trong gia đình: dép, can, rổ, cốc,…
Câu 3: Cho hình ảnh sau. Dựa vào kiến thức đã học, hãy gọi tên vật liệu, nêu đặc điểm và ứng dụng của vật liệu đó.
Giải:
- Tên vật liệu: Chất dẻo nhiệt rắn
- Đặc điểm: Chịu được nhiệt độ cao, có độ bền cao, nhẹ, không dẫn điện, không dẫn nhiệt.
- Ứng dụng: Làm chi tiết máy, ổ đỡ, vỏ bút máy,…
Câu 4: Cho hình ảnh sau. Dựa vào kiến thức đã học, hãy gọi tên vật liệu, nêu đặc điểm và ứng dụng của vật liệu đó.
Giải:
- Tên vật liệu: Cao su
- Đặc điểm: Có tính đàn hồi cao, khả năng giảm chấn tốt, cách điện và cách âm tốt
- Ứng dụng: Làm săm, lốp, ống dẫn, đai truyền, vòng đệm,…
Câu 5: Cho hình ảnh sau. Dựa vào kiến thức đã học, hãy gọi tên vật liệu, nêu đặc điểm và ứng dụng của vật liệu đó.
Giải:
- Tên vật liệu: Đồng và hợp kim của đồng
- Đặc điểm: có màu vàng hoặc đỏ, mềm, dễ kéo dài, dễ dát mỏng, có tính chống mài mòn cao, tính dẫn điện dẫn nhiệt tốt, ít bị oxy hóa trong môi trường.
- Ứng dụng: Làm dây dẫn điện, chi tiết máy như bạc trượt, các chi tiết gia dụng như vòng đệm, vòi nước, các chi tiết tiếp xúc trong đồ điện,…
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Em hãy quan sát Hình 6.1 và cho biết bộ nồi, chảo nấu ăn thường được làm bằng những vật liệu gì? Tại sao lại sử dụng vật liệu đó?
Giải:
Bộ nồi, chảo nấu ăn thường được làm bằng kim loại vì chúng có đặc tính dẫn nhiệt rất tốt, giúp thức ăn nhanh chín.
Câu 2: Dựa vào hình ảnh sau, dựa vào kiến thức đã học em hãy cho biết tên, giải thích lí do chọn tên vật liệu đó. Theo em, vật liệu này thuộc nhóm nào trong vật liệu kim loại?
Giải:
Vật liệu làm nồi trong hình có màu xám, cứng, được ứng dụng làm vật dụng gia đình (nồi cơm,…)
⇒ Vật liệu này là gang.
Trong vật liệu kim loại, gang thuộc nhóm kim loại đen.
Câu 3: Gang và thép đều nằm trong nhóm kim loại đen, dựa vào đâu để phân phân biệt gang và thép?
Giải:
Dựa vào tỉ lệ carbon, kim loại đen được chia thành hai loại chính là gang (tỉ lệ carbon > 2,14%) và thép (tỉ lệ carbon ≤ 2,14%).
Câu 4: Em hãy cho biết lưỡi kéo cắt giấy, lưỡi cuốc, móc khóa cửa, chảo rán, lõi dây điện, khung xe đạp thường làm bằng những vật liệu gì?
Giải:
Sản phẩm | Lưỡi kéo cắt giấy | Lưỡi cuốc | Móc khóa cửa | Chảo rán | Lõi dây dẫn điện | Khung xe đạp |
Loại vật liệu | Thép không gỉ | Sắt | Thép hợp kim ti tan | Gang, nhôm | Đồng, nhôm, vàng | Hợp kim nhôm |
Câu 5: Em hãy cho biết áo mưa, can nhựa, vỏ ổ cắm điện, vỏ quạt điện, vỏ bút bi, thước nhựa thường làm bằng những vật liệu gì?
Giải:
Vật dụng | Áo mưa | Can nhựa | Vỏ ổ cắm điện | Vỏ quạt điện | Vỏ bút bi | Thước nhựa |
Loại chất dẻo | Dẻo nhiệt | Dẻo nhiệt | Dẻo nhiệt rắn | Dẻo nhiệt rắn | Dẻo nhiệt rắn | Dẻo nhiệt |
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Tại sao gang và thép có màu xắm hoặc trắng sáng nhưng lại được xếp vào nhóm kim loại đen?
Giải:
Người ta dựa vào tỉ lệ carbon và các nguyên tố tham gia để phân loại kim loại đen chứ không phải dựa vào màu sắc của sản phẩm.
Câu 2: Đồng và hợp kim của đồng cùng với nhôm và hợp kim của nhôm được xếp vào nhóm kim loại màu. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết tính chất chung của kim loại màu.
Giải:
Tính chất chung của kim loại màu là:
- Dễ kéo dài
- Dễ dát mỏng
- Chống mài mòn cao
Câu 3: Em hãy cho biết tại sao vật liệu phi kim loại lại được dùng phổ biến?
Giải:
Lí do vật liệu phi kim được sử dụng rộng rãi là:
- Dễ gia công
- Không bị oxy hóa
- Ít mài mòn
=> Giáo án Công nghệ 8 kết nối bài 6: Vật liệu cơ khí