Câu hỏi tự luận công nghệ 8 kết nối tri thức Bài 4: Bản vẽ lắp

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 8 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 4: Bản vẽ lắp. Cách giải thích nghĩa của từ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 8 Kết nối tri thức.

BÀI 4: BẢN VẼ LẮP

(20 câu)

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Bản vẽ lắp là gì?

Giải:

Bản vẽ lắp là bản vẽ kĩ thuật thể hiện một sản phẩm gồm nhiều chi tiết lắp ráp tạo thành. 

 

Câu 2: Bản vẽ lắp dùng để làm gì?

Giải:

Bản vẽ lắp dùng làm tài liệu cho quá trình thiết kế, lắp ráp, kiểm tra và sử dụng sản phẩm.

 

Câu 3: Nêu các nội dung cần có trong hình biểu diễn của bản vẽ lắp.

Giải:

Hình biểu diễn gồm các hình chiếu và hình cắt thể hiện hình dạng kết cấu và vị trí của các chi tiết trong sản phẩm.

 

Câu 4: Nêu các nội dung cần có trong kích thước của bản vẽ lắp.

Giải:

Kích thước gồm kích thước chung toàn bộ sản phẩm, kích thước lắ ráp giữa các chi tiết,…

 

Câu 5: Nêu các nội dung cần có trong bảng kê của bản vẽ lắp.

Giải:

Bảng kê gồm số thứ tự, tên gọi chi tiết, số lượng, vật liệu.

 

Câu 6: Nêu các nội dung cần có trong khung tên của bản vẽ lắp.

Giải:

Khung tên gồm tên sản phẩm, tỉ lệ, kí hiệu bản vẽ, nơi thiết kế (chế tạo),…

 

Câu 7: Nêu trình tự đọc bản vẽ lắp.

Giải:

  1. Khung tên
  2. Bảng kê
  3. Hình biểu diễn
  4. Kích thước
  5. Phân tích các chi tiết
  6. Tổng hợp

 

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Dựa vào hình vẽ sau để trả lời các câu hỏi bên dưới

Câu 1: Hãy cho biết chi tiết nội dung trong phần khung tên của bản vẽ.

Giải:

  • Tên gọi của sản phẩm: bộ ròng rọc
  • Tỉ lệ bản vẽ 1:2

 

Câu 2: Hãy cho biết chi tiết nội dung trong phần bảng kê của bản vẽ.

Giải:

Tên gọi chi tiết và số lượng chi tiết: 

  • Bánh ròng rọc: 1
  • Trục: 1
  • Móc treo: 1
  • Giá: 1

 

Câu 3: Hãy cho biết chi tiết nội dung trong phần hình biểu diễn của bản vẽ.

Giải:

- Hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh

- Có cắt cục bộ ở hình chiếu đứng

 

Câu 4: Hãy cho biết kích thước chi tiết.

Giải:

- Kích thước chung: Cao 100, rộng 40, dài 75

- Kích thước chi tiết: Ø75 và Ø60 của ròng rọc

 

Câu 5: Hãy phân tích vị trí các chi tiết.

Giải:

Vị trí của các chi tiết: chi tiết (1) bánh ròng rọc ở giữa, lắp với trục (2), trục được lắp với giá chữ U (4), móc treo (3) ở phía trên được lắp với giá chữ U.

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Dựa vào các câu trả lời ở phần 2, hãy hoàn thành bảng đọc vẽ lắp bộ ròng rọc.

Giải:

Trình tự đọc

Nội dung

Kết quả đọc bộ bản lề

1. Khung tên

- Tên gọi sản phẩm

- Tỉ lệ bản vẽ

- Bộ ròng rọc

- 1:2

2. Bảng kê

Tên gọi chi tiết và số lượng

- Bánh ròng rọc (1), số lượng 1

- Trục (2), số lượng 1

- Móc treo (3), số lượng 1

- Giá (4), số lượng 1

3. Hình biểu diễn

- Hình chiếu

- Các hình biểu diễn khác

- Hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh

- Có cắt cục bộ ở hình chiếu đứng

4. Kích thước

- Kích thước chung: chiều dài, rộng và chiều cao toàn bộ sản phẩm.

- Kích thước lắp ráp: kích thước chung của hai chi tiết lắp với nhau.

- Kích thước xác định khoảng cách giữa các chi tiết.

- Cao 100, rộng 40, dài 75.


- Ø75 và Ø60 của ròng rọc.

5. Phân tích các chi tiết

Vị trí của các chi tiết. Có thể tô màu khác nhau cho các chi tiết để dễ phân biệt. 

Vị trí của các chi tiết: chi tiết (1) bánh ròng rọc ở giữa, lắp với trục (2), trục được lắp với giá chữ U(4), móc treo (3) ở phía trên được lắp với giá chữ U.

6. Tổng hợp

Trình tự tháo lắp.

- Dũa 2 đầu trục tháo cụm 1-2, sau đó dũa đầu móc treo tháo cụm 3-4.

- Lắp cụm 3-4 tán đầu móc treo sau đó lắp cụm 1-2 và tán 2 đầu trục.

 

Câu 2: Hãy nêu trình tự đọc của bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp.

Giải:

* Trình tự đọc bản vẽ chi tiết:

Trình tự đọc

Nội dung

1. Khung tên

- Tên gọi chi tiết

- Vật liệu

- Tỉ lệ

2. Hình biểu diễn

- Tên gọi hình chiếu

- Các hình biểu diễn khác (nếu có)

3. Kích thước

- Kích thước chung của chi tiết

- Kích thước các thành phần của chi tiết

4. Yêu cầu kĩ thuật

- Gia công

- Xử lí bề mặt

* Trình tự đọc bản vẽ lắp

Trình tự đọc

Nội dung

1. Khung tên

- Tên gọi sản phẩm

- Tỉ lệ bản vẽ

2. Bảng kê

Tên gọi chi tiết và số lượng

3. Hình biểu diễn

- Hình chiếu

- Các hình biểu diễn khác

4. Kích thước

- Kích thước chung: chiều dài, rộng và chiều cao toàn bộ sản phẩm.

- Kích thước lắp ráp: kích thước chung của hai chi tiết lắp với nhau.

- Kích thước xác định khoảng cách giữa các chi tiết.

5. Phân tích các chi tiết

Vị trí của các chi tiết. Có thể tô màu khác nhau cho các chi tiết để dễ phân biệt.

6. Tổng hợp

Trình tự tháo lắp

 

Dựa vào hình vẽ sau đây để trả lời các câu hỏi từ câu 3 đến câu 5.

Câu 3: Các kích thước 4xØ9, 26, 64 dùng để làm gì?

Giải:

Các kích thước 4xØ9, 26, 64 dùng để xác định bán kính và khoảng cách giữa các lỗ vít.

Câu 4: Kích thước chung của sản phẩm dùng để làm gì?

Giải:

Kích thước chung của sản phẩm dùng để xác định chiều dài, chiều rộng, chiều cao vật thể.

Câu 5: Tại sao trên bản vẽ lắp không ghi kích thước của tất cả các chi tiết?

Giải:

Trên bản vẽ lắp không ghi kích thước của tất cả các chi tiết vì theo tiêu chuẩn ghi kích thước, mỗi kích thước chi được ghi một lần trên bản vẽ và được ghi trên hình chiếu nào thể hiện rõ nhất cấu tạo của phần tử được ghi miễn sao đủ để chế tạo, lắp ghép và kiểm tra vật thể.

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Đọc bản vẽ lắp của hình sau

Giải:

Trình tự đọc

Nội dung

Kết quả đọc bộ vòng đai

1. Khung tên

- Tên gọi sản phẩm

- Tỉ lệ bản vẽ

- Bộ vòng đai

- 1:2

2. Bảng kê

Tên gọi chi tiết và số lượng 

- Bu lông M10 - 2 cái

- Vòng đệm - 2 cái

- Đai ốc M10 - 2 cái

- Vòng đai - 2 cái

3. Hình biểu diễn

- Hình chiếu

- Các hình biểu diễn khác

- Hình chiếu bằng

- Hình chiếu đứng có cắt cục bộ

4. Kích thước

- Kích thước chung: chiều dài, chiều rộng và chiều cao của bộ sản phẩm.

- Kích thước lắp ráp: kích thước chung của hai chi tiết lắp với nhau.

- Kích thước xác định khoảng cách giữa các chi tiết

- 140, 50, 78


- M10

- 50, 110

5. Phân tích các chi tiết

Vị trí của các chi tiết: Có thể tô màu khác nhau cho các chi tiết để dễ phân biệt

Mỗi chi tiết được tô một màu để xác định vị trí của nó ở bản vẽ

6. Tổng hợp

- Trình tự tháo, lắp

- Trình tự tháo: 2 - 3 - 4 - 1

- Trình tự lắp: 1 - 4 - 3 - 2

 

Dựa vào bản vẽ lắp sau đây để trả lời câu hỏi số 2 và số 3.

Câu 2: Đọc bản vẽ lắp trên

Giải:

Trình tự đọc

Nội dung

Kết quả đọc bộ bản lề

1. Khung tên

- Tên gọi sản phẩm

- Tỉ lệ bản vẽ

- Bộ bản lề

- 1:2

2. Bảng kê

Tên gọi chi tiết và số lượng

- Bản lề (1), số lượng 2

- Vòng đệm (2), số lượng 1

- Chốt (3), số lượng 1

3. Hình biểu diễn

- Hình chiếu

- Các hình biểu diễn khác

Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh.

4. Kích thước

- Kích thước chung: chiều dài, rộng và chiều cao toàn bộ sản phẩm.

- Kích thước lắp ráp: kích thước chung của hai chi tiết lắp với nhau.

- Kích thước xác định khoảng cách giữa các chi tiết.

- 100; 20; 78.



- Kích thước lắp giữa chi tiết (3) với các chi tiết (1), (2) đều là Ø10.

- 40; 33.

5. Phân tích các chi tiết

Vị trí của các chi tiết. Có thể tô màu khác nhau cho các chi tiết để dễ phân biệt. 

Tô màu các chi tiết như hình bên dưới

6. Tổng hợp

Trình tự tháo lắp.

- Tháo chi tiết 1 bên dưới – 2 – chi tiết 1 ở trên – 3 

- Lắp chi tiết 3 – chi tiết 1 phía trên – 2 – chi tiết 1 dưới.

Tô màu phân biệt các chi tiết:

 

Câu 3: Cần chú ý gì khi lắp bản lề?

Giải:

Khi bản lề trái và bản lề phải được lắp với bộ phận khác thì trình tự tháo lắp có thể sẽ phải thay đổi phù hợp với điều kiện thực tế.

=> Giáo án Công nghệ 8 kết nối bài 4: Bản vẽ lắp

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay