Câu hỏi tự luận công nghệ 8 kết nối tri thức Bài 11: Tai nạn điện

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 8 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 11: Tai nạn điện. Cách giải thích nghĩa của từ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 8 Kết nối tri thức.

BÀI 11: TAI NẠN ĐIỆN

(19 câu)

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Tai nạn điện là gì?

Giải:

Tai nạn điện là tai nạn xảy ra do tác động của dòng điện gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của con người.

 

Câu 2: Em hãy nêu những hậu quả xảy ra khi có dòng điện đi qua cơ thể.

Giải:

Khi có dòng điện đi qua cơ thể người sẽ làm cho cơ thể bị tổn thương, ban đầu là bắp thịt, cơ bị co quắp, sau đó có thể gây tê liệt tuần hoàn máu và hô hấp dẫn đến tử vong.

 

Câu 3: Hãy liệt kê các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tác động của dòng điện lên cơ thể người.

Giải:

Mức độ tác động của dòng điện lên cơ thể người sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như: độ lớn, thời gian tác động và đường đi của dòng điện qua cơ thể người.

 

Câu 4: Em hãy nêu một số nguyên nhân chính gây ra tai nạn điện.

Giải:

Tai nạn điện thường xảy ra do ba nhóm nguyên nhân chính sau đây:

- Tiếp xúc trực tiếp vào vật mang điện như dây điện trần, ổ điện, dây dẫn hỏng cách điện, các đồ dùng điện bị rò rỉ điện ra vỏ,…

- Vi phạm khoảng cách bảo vệ an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp. 

- Đến gần vị trí dây dẫn có điện bị rơi xuống đất.

 

Câu 5: Theo em, chúng ta có thể làm gì để đảm bảo an toàn điện?

Giải:

- Tuyệt đối không chạm tay vào các vật mang điện như dây điện trần, ổ điện, dây dẫn hỏng cách điện, các đồ dùng điện bị rò rỉ điện ra vỏ,… Khi sửa chữa và thay thế mạng điện, cần ngắt cầu dao điện và sử dụng các dụng cụ an toàn điện.

- Không lại gần những nơi có điện áp cao.

- Tuyệt đối không lại gần các vị trí dây dẫn có điện bị rơi xuống. Khi cần sửa chữa, ngắt điện và sử dụng các dụng cụ an toàn điện.

 

Câu 6: Em hãy tìm hiểu và cho biết các vai trò chính của điện năng đối với đời sống.

Giải:

 * Đời sống sinh hoạt

Điện năng có vai trò quan trọng đối với đời sống sinh hoạt hằng ngày của con người: 

  • Trong cuộc sống hiện nay, con người hầu như sử dụng các thiết bị điện như: Ti vi, tủ lạnh, điều hòa, bếp điện, nồi cơm điện
  • Điện năng là nguồn năng lượng cho các thiết bị trong các gia đình. Khi nguồn điện năng bị cắt thì những thiết bị này cũng ngừng hoạt động
  • Do đó sử dụng điện năng là nguồn nhu cầu không thể thiết yếu trong đời sống sinh hoạt của con người
  • Vai trò quan trọng đối với nhiều lĩnh vực khác như y tế, giáo dục

* Phát triển hệ thống tự động hóa và các ngành công nghiệp sản xuất

  • Nhờ có điện năng mà các hệ thống tự động hóa trong các nhà máy sản xuất ngày càng phát triển
  • Điện năng giúp cho hệ thống máy móc tại các nhà máy sản xuất hoạt động mang lại hiệu quả năng suất cao, giảm bớ sự tiêu tốn sức lao động cũng  như thời gian

* Ngành công nghiệp

Điện năng đóng vai trò quan trọng trong các nganh nông nghiệp, giúp cải tiến nền nông nghiệp ngày càng phát triển. Điện năng cung cấp nguồn năng lượng cho hệ thống tưới tiêu hoạt động, giảm bớt sức lao động  của con người trong việc tưới tiêu các loại cây trồng.

 

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Bạn Nam cho rằng điện năng là nguồn năng lượng an toàn, không nguy hiểm đối với người sử dụng. Theo em, phát biểu đó là đúng hay sai, vì sao?

Giải:

Phát biểu trên là sai. Điện năng có vai trò rất quan trọng trong đời sống và sản xuất. Tuy nhiên nếu thiếu hiểu biết về an toàn điện, không thực hiện các biện pháp an toàn điện thì có thể gây tai nạn cho con người.

 

Câu 2: Dựa vào hình bên dưới, em hãy cho biết nguyên nhân gây ra tai nạn điện.

Giải:

Nguyên nhân gây ra tai nạn điện là: vi phạm khoảng cách bảo vệ an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp.

 

Câu 3: Dựa vào hình bên dưới, em hãy cho biết nguyên nhân gây ra tai nạn điện.

Giải: 

Nguyên nhân gây ra tai nạn điện là: đến gần vị trí dây dẫn có điện bị rơi xuống đất.

 

Câu 4: Dựa vào hình bên dưới, em hãy cho biết nguyên nhân gây ra tai nạn điện.

Giải:

Nguyên nhân gây ra tai nạn điện là: tiếp xúc trực tiếp vào vật mang điện.

 

Câu 5: Em hãy cho biết với dây trần có điện áp là 220 kV thì khoảng cách an toàn về chiều rộng là bao nhiêu mét?

Giải:

Dây trần có điện áp là 220 kV thì khoảng cách an toàn về chiều rộng là 6 mét.

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Tại sao chúng ta không nên lại gần nơi có điện áp cao?

Giải:

Vì tiếp xúc gần với lưới điện cao áp sẽ xảy ra hiện tượng phóng điện trong không khí gây tai nạn điện cho con người.

 

Câu 2: Tại sao chúng ta lại không được đến gần vị trí dây dẫn có điện bị rơi xuống đất?

Giải:

Vì mặc dù không tiếp xúc trực tiếp với dây điện, nhưng vùng đất, nước xung quanh điểm chạm của dây có khả năng gây tai nạn điện cho con người.

 

Câu 3: Một bạn học sinh đang thả diều thì diều bị đứt dây, bay vào trạm biến áp. Bạn học sinh này định trèo qua hàng rào bảo vệ để vào trạm biến áp lấy diều. Theo em, bạn học sinh đó có nên làm vậy không? Vì sao?

Giải: 

Bạn học sinh đó không nên trèo vào trạm biến áp để lấy diều vì điều này vi phạm khoảng cách bảo vệ an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp. Khi tiếp xúc gần với lưới điện cao áp sẽ gây ra hiện tượng phóng điện trong không khí gây tai nạn điện cho con người.

 

Câu 4: Vì sao dây dẫn điện trong nhà thường có lớp vỏ cách điện bên ngoài?

Giải:

Lớp vỏ cách điện bên ngoài giúp con người tránh tiếp xúc trực tiếp vào vật mang điện, giảm khả năng bị tai nạn điện.

 

Câu 5: Phong thấy dây dẫn có điện bị rơi xuống lòng đường. Để tránh cho người khác không chú ý chạm phải dây dẫn, Phong định cầm dây đó để gọn vào ven đường. Theo em, Phong có nên làm như vậy không? Vì sao?

Giải:

Phong không nên làm như vậy vì:

  • Nếu lại gần vị trí dây dẫn có điện bị rơi xuống, dù Phong không tiếp xúc trực tiếp với dây điện, nhưng vùng đất, nước xung quanh điểm chạm của dây vẫn có khả năng gây tại nạn điện. 
  • Để dây dẫn vào ven đường không phải là giải pháp cho tình huống này vì những người đi ở ven đường vẫn có thể tiếp xúc với dây dẫn hoặc vùng đất, nước xung quanh điểm chạm của dây, gây tai nạn điện.

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Cho bảng sau. Điền chữ Đ nếu hành động đó là đúng, chữ S nếu hành động đó là sai.

a) Chơi đùa và trèo lên cột điện cao áp.

 

b) Thả diều gần đường dây điện

 

c) Không buộc trâu bò, … vào cột điện cao áp

 

d) Không xây nhà gần sát đường dây điện cao áp

 

e) Chơi gần dây néo, dây chằng cột điện cao áp

 

f) Tắm mưa dưới đường dây điện cao áp

 

 

Giải:

a) Chơi đùa và trèo lên cột điện cao áp.

S

b) Thả diều gần đường dây điện

S

c) Không buộc trâu bò, … vào cột điện cao áp

Đ

d) Không xây nhà gần sát đường dây điện cao áp

Đ

e) Chơi gần dây néo, dây chằng cột điện cao áp

S

f) Tắm mưa dưới đường dây điện cao áp

S

 

Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết thực tiễn, em hãy cho biết thế nào là “điện giật” và “chập điện”? Nêu nguyên nhân và cách khắc phục hai hiện tượng trên.

Giải:

 

Điện giật

Chập điện

Khái niệm

Điện giật là hiện tượng dòng điện đi qua cơ thể dẫn đến cản trở chức năng của 1 số bộ phận, làm tổn thương chúng hoặc thậm chí dẫn đến tử vong.

Chập điện là hiện tượng xảy ra khi một phần dòng điện có dây dẫn điện dương chạm vào một dây trung tính hoặc một phần của mạch và cho điện trở thành một đường dẫn ít điện trở. Điện trở dây dẫn tăng lên đột ngột làm cháy dây dẫn sinh ra lửa điện và làm hủy hoại các thiết bị điện.

Nguyên nhân

  • Đường dây dẫn điện không đủ tiêu chuẩn
  • Chạm trực tiếp vào dây dẫn điện trần không bọc vỏ bọc cách điện hoặc dây dẫn hở cách điện
  • Do thiết bị điện sử dụng bị rò điện ra vỏ
  • Dây điện ở trên cột điện do mưa bão làm đứt dây rơi xuống đất
  • Thời tiết xấu
  • Con người chủ quan
  • Hệ thống điện nước không đúng hoặc không đạt tiêu chuẩn

Cách khắc phục

  • Ngắt điện, hoặc nếu không thể thì cách ly nạn nhân khỏi dòng điện bằng cách sử dụng các vật dài, sạch, khô và không dẫn điện
  • Nếu thấy nạn nhân đã ngừng thở, hãy làm hô hấp nhân tạo, sau đó gửi đi cấp cứu và gọi bác sỹ.
  • Tách rời dây điện hoặc ổ cắm, hoặc công tắc bị cháy nổ.
  • Đấu tắt không qua các thiết bị hoặc loại bỏ, sử dụng băng dính bịt kín 2 đầu dây mát và dây lửa
  • Mua các thiết bị mới để thay thế đấu nối bằng cầu nối hoặc băng dính cẩn thận tránh bị “Mô ve ” điện

 

Câu 3: Người trong hình dưới đây chạm vào vỏ máy giặt bị rò điện. Em hãy cho biết nguyên nhân có thể gây rò điện. Người này có bị điện giật không? Tại sao?

Giải:

Nguyên nhân dẫn đến máy giặt bị rò điện:

  • Dây điện bị đứt do bị động vật cắn, đè đứt.
  • Dây điện đứt chạm vào vỏ máy giặt.
  • Máy giặt chưa được nối tiếp đất.
  • Máy giặt đặt ở nơi ẩm ướt, bị thấm nước làm hư các mạch điện.

Có thể bị điện giật nếu chạm vào máy giặt bị rò điện vì khi đó, cơ thể tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện (các đồ dùng điện bị rò điện ra vỏ).

=> Giáo án Công nghệ 8 kết nối bài 11: Tai nạn điện

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay