Câu hỏi tự luận Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều Ôn tập Chủ đề 3: Phân bón

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 3: Phân bón. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 10 cánh diều.

Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều (bản word)

ÔN TẬP CHƯƠNG 3. PHÂN BÓN

Câu 1: Phân bón là gì?

Trả lời:

Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng.

Câu 2: Phân bón có vai trò gì?

Trả lời:

Phân bón là yếu tố không thể thiếu trong trồng trọt. Phân bón cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Đồng thời, cải thiện tính chất của đất trồng: làm tăng độ phì nhiêu, tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, thoát nước, tăng khả năng giữ chất dinh dưỡng của đất. Ngoài ra, phân bón còn cải thiện hệ vi sinh vật có lợi, ngăn ngừa các vi sinh vật có hại trong đất, bảo vệ đất trồng.

Câu 3: Phân bón hóa học có những đặc điểm gì?

Trả lời:

Phân hoá học được sản xuất theo quy trình công nghiệp, có sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp. Tỉ lệ hàm lượng của các nguyên tố dinh dưỡng khác nhau tùy từng loại phân. Phân hoá học có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn các loại phân bón khác. Phần lớn phân hoá học dễ hoà tan (trừ phân lân) nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh. Bón nhiều và liên tục phân hoá học trong nhiều năm sẽ làm cho đất bị thoái hoá.

 

Câu 4: Phân bón hóa học có thể sử dụng như thế nào?

Trả lời:

Đối với phân bón dễ tan (phân đạm và phân kali): dùng để bón thúc là chính. Có thể dùng để bón lót nhưng phải bón với lượng nhỏ. Phân lân khó tan nên thường dùng để bón lót.

Đối với phân tổng hợp: nên chọn loại phân bón phù hợp với từng loại đất, từng loại cây trồng và thời điểm bón.

Khi bón, cần tính toán lượng phân bón hợp lý dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của cây và tỉ lệ hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng có trong phân bón. Nên bón kết hợp với phân hữu cơ.

Câu 5: Phân bón hữu cơ có đặc điểm gì?

Trả lời:

Phân hữu cơ có nguồn gốc từ chất thải của gia súc, gia cầm; xác động, thực vật; rác thải hữu cơ. Phân chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, giàu mùn. Thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng của phân không ổn định (tuỳ thuộc vào nguồn gốc).

Bón phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất nhưng hiệu quả chậm vì phải qua quá trình khoáng hoá cây mới sử dụng được.

Câu 6: Phân bón vi sinh có đặc điểm gì?

Trả lời:

Phân vi sinh có chứa các vi sinh vật có ích: vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật chuyển hóa lân, vi sinh vật phân giải chất hữu cơ,... Phân vi sinh chứa đa dạng các yếu tố dinh dưỡng như: P₂O₃, Ca, Mg, S,... Phân có thời hạn sử dụng ngắn do khả năng sống và thời gian tồn tại của vi sinh vật phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Phân vi sinh có tác dụng cải tạo đất, ngăn ngừa sâu bệnh hại trong đất.

Câu 7: Phân bón vi sinh có thể sử dụng như thế nào?

Trả lời:

Phân vi sinh chủ yếu là bón lót; rải xung quanh gốc cây hoặc trộn vào đất trước khi trồng. Sau khi bón cần giữ độ ẩm thích hợp cho vi sinh vật hoạt động và phát triển; không bón cùng lúc với phân hoá học và tro bếp.

Câu 8: Liệt kê một số loại phân bón hóa học phổ biến?

Trả lời:

Một số loại phân bón hóa học phổ biến:

- Phân đạm (Urea)

- Phân super lån (Super phosphate)

- Phân kali (Potassium chloride)

- Phân tổng hợp

 

Câu 9: Cơ chế cung cấp dinh dưỡng của phân hữu cơ và phân hóa học có điểm gì khác nhau?

Trả lời:

Phân bón hóa học

Phân bón hữu cơ

Cơ chế cung cấp dinh dưỡng của phân bón hóa học: cung cấp trực tiếp chất nuôi dưỡng cây trồng.

Còn phân bón hữu cơ: phải trải qua một loạt quá trình thông qua: vật chất hữu cơ -> dinh dưỡng cho đất -> hệ vi sinh vật -> chất nuôi dưỡng cây trồng.

Câu 10: Cần làm gì để bảo quản phân bón?

Trả lời:

Để phân nơi cao ráo, thoáng mát, không đặt trực tiếp trên nền đất hoặc nền xi măng. Đối với phân dễ chảy nước hoặc bay hơi (phân đạm), cần bảo quản kín, hạn chế tối đa để phân tiếp xúc với không khí.

Không bảo quản phân bón trong các dụng cụ bằng kim loại. Không được để phân gần lửa, tránh ánh nắng trực tiếp.

Đối với phân hữu cơ, cần che phủ kín. Đối với phân vi sinh, cần bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C và không nên bảo quản quá 6 tháng kể từ ngày sản xuất. Đối với phân bón dạng viên hoặc viên nén, không nên trồng nhiều bao phân lên nhau để tránh làm vỡ viên phân.

 

Câu 11: Công nghệ vi sinh là gì?

Trả lời:

Công nghệ vi sinh là công nghệ sử dụng hoạt động sống của vi sinh vật để sản xuất ra các sản phẩm có giá trị phục vụ nhu cầu con người. Trong nông nghiệp, công nghệ này đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực trong đó có sản xuất phân hữu cơ vi sinh.

Câu 12: Thế nào là công nghệ nano?

Trả lời:

Công nghệ nano là công nghệ sản xuất vật liệu ở kích thước siêu nhỏ cỡ nguyên tử, phân tử và siêu phân tử (kích thước từ 1 đến 100 nm, 1 nm bằng 10 mm).

Câu 13: Thế nào là phân bón nano?

Trả lời:

Phân bón nano là phân bón được làm từ vật liệu nano. Do có kích cỡ siêu nhỏ nên cùng một khối lượng vật chất thì các hạt nano có diện tích bề mặt tiếp xúc lớn hơn hàng triệu lần và có thể xuyên qua vách tế bào của thực vật một cách dễ dàng.

Câu 14: Nêu cấu tạo của hạt phân bón tan chậm có kiểm soát?

Trả lời:

Cấu tạo của hạt phân bón tan chậm có kiểm soát bao gồm: phần vỏ bọc là các lớp polymer sinh học với độ dày khác nhau (tuỳ từng loại phân); phần nhân là các nguyên tố dinh dưỡng như N, P, K, Mn, Bo, Cu,...

Câu 15: Trình bày nguyên lí sản xuất phân hữu cơ vi sinh?

Trả lời:

Nguyên lí sản xuất phân hữu cơ vi sinh:

Phân lập và nhân chủng vi sinh vật đặc hiệu -> Phối trộn chủng vi sinh vật đặc hiệu với chất nền (chất mang) -> Phân hữu cơ vi sinh

 

Câu 16: Phân hữu cơ vi sinh có những ưu và nhược điểm gì?

Trả lời:

Ưu điểm

Nhược điểm

Phân hữu cơ vi sinh chuyển hoá chất dinh dưỡng trong đất thành dạng dễ hấp thụ cho cây trồng. Bón phân hữu cơ vi sinh làm tăng lượng mùn, làm tăng độ phì nhiêu và giúp cân bằng pH của đất; đồng thời tăng cường khả năng chống chịu cho cây trồng. Phân an toàn với con người, thân thiện với môi trường và thích hợp với trồng trọt hữu cơ

Phân hữu cơ vi sinh có hiệu quả chậm hơn phân hóa học, bảo quản phức tạp và hạn sử dụng ngắn. Mỗi loại phân chỉ thích hợp cho một hoặc một nhóm cây trồng. Giá thành của phân hữu cơ vi sinh cao.

Câu 17: Trình bày nguyên lí sản xuất phân bón nano?

Trả lời:

Các hạt nano trong phân bón (các hạt nano sắt, canxi, đồng, kẽm, boron....) thường được tạo thành bằng phương pháp khử hóa học.

Nguyên liệu đầu vào (hoá chất ban đầu) -> Chuỗi phản ứng khử hoá học -> Kết hợp dung môi, phụ gia -> Phân bón

Câu 18: Phân bón nano có những ưu và nhược điểm gì?

Trả lời:

Ưu điểm

Nhược điểm

Phân bón nano có kích thước siêu nhỏ nên dễ phân tán, bám dính, diện tích tiếp xúc tăng và có khả năng thấm sâu vào cây trồng. Tỉ lệ hấp thụ dinh dưỡng của cây đối với loại phân này rất cao, có thể đạt đến 90% (phân bón thông thường cây chỉ hấp thụ được tối đa 50%). Do vậy, người sử dụng sẽ tiết kiệm được phân bón.

Nếu bón quá liều hoặc không dùng thời điểm sẽ gây lãng phí, tồn dư kim nặng trong nông sản, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Giá thành của phân bón nano cao so với các loại phân bón khác.

Câu 19: Trình bày nguyên lí sản xuất phân bón tan chậm có kiểm soát?

Trả lời:

Sử dụng công nghệ lí – hoá đặc biệt để tạo ra những hạt phân có lớp vỏ bọc polymer nhằm kiểm soát mức độ tan của phân bón phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Câu 20: Phân bón tan chậm có kiểm soát có những ưu và nhược điểm gì?

Trả lời:

Ưu điểm

Nhược điểm

Phân bón tan chậm có kiểm soát giảm thiểu sự rửa trôi và bay hơi của phân bón. Do đó tiết kiệm được công bón, giảm được 40 – 60% lượng phân bón so -- với phân bón thông thường. Đồng thời, hạn chế gây ô nhiễm mạch nước ngầm, không khí và thoái hoá đất.

Giá thành sản xuất và giả bản của phân khá cao, chủng loại chưa đa dạng nên tùy từng loại cây trồng mà phải bón bổ sung thêm các loại phân khác.

=> Giáo án công nghệ trồng trọt 10 cánh diều bài ôn tập chủ đề 3: Công nghệ giống cây trồng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ trồng trọt 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay