Câu hỏi tự luận Địa lí 12 cánh diều Bài 23: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 23: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 12 cánh diều.
Xem: => Giáo án địa lí 12 cánh diều
BÀI 23: KHAI THÁC THẾ MẠNH ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN
(13 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)
Câu 1: Nêu đặc điểm vị trí và phạm vi lãnh thổ của Tây Nguyên?
Trả lời:
- Tây Nguyên là vùng kinh tế không giáp biển, giáp với vùng Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, giáp với hai nước láng giềng là Lào và Cam-pu-chia. Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, an ninh quốc phòng và đối ngoại của nước ta. Vị trí địa lí đã tạo cho vùng nhiều thuận lợi trong mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá với các quốc gia trong tiểu vùng sông Mê Công và nhiều vùng khác trong cả nước.
- Tổng diện tích tự nhiên của Tây Nguyên khoảng 54,5 nghìn km². Lãnh thổ bao gồm 5 tỉnh là: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
Câu 2: Em hãy cho biết đặc điểm dân số của Tây Nguyên?
Trả lời:
Câu 3: Tây Nguyên có những hạn chế gì đối với phát triển các ngành kinh tế?
Trả lời:
Câu 4: Việc phát triển kinh tế - xã hội đối có ý nghĩa gì với quốc phòng an ninh ở vùng Tây Nguyên?
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)
Câu 1: Em hãy phân tích các thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển các ngành kinh tế ở Tây Nguyên?
Trả lời:
- Địa hình và đất: Địa hình vùng Tây Nguyên chủ yếu là các cao nguyên và khối núi. Các cao nguyên có bề mặt khá bằng phẳng, rộng, đất đai màu mỡ, điển hình là đất đỏ ba-dan thuận lợi cho phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn. Các khối núi cao như: Ngọc Linh, Chư Yang Sin, Bi-doup Núi Bà.... kết hợp với cảnh quan tự nhiên và khí hậu phân hoá theo độ cao tạo thuận lợi cho phát triển du lịch.
- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, có sự phân hoá theo mùa rõ rệt. Do ảnh hưởng của độ cao nên các khu vực địa hình trên 1000 m có khí hậu mát mẻ. Vì thế, vùng có thể đa dạng hoá cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới (cả phê, cao su, hồ tiêu,...), cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè, cây dược liệu,...) và phát triển du lịch.
- Nguồn nước: Trong vùng có nhiều hệ thống sông lớn như: Sê San, Srê Pôk.... và thượng nguồn của sông Ba, sông Đồng Nai, có trữ năng thuỷ điện lớn (chiếm hơn 27% trữ lượng cả nước), là điều kiện thuận lợi để phát triển thuỷ điện. Ngoài ra, Tây Nguyên có nhiều thác, hồ nước tạo cảnh quan phát triển du lịch và nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
- Rừng: Vùng có diện tích rừng lớn (chiếm 17,4% diện tích rừng cả nước, năm 2021), đa dạng sinh học cao, có nhiều loại gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, trắc, sến, nghiến....) và nhiều loại cây thân gỗ có giá trị. Độ che phủ rừng đạt 46,3%. Đây là lợi thế lớn để phát triển lâm nghiệp.
- Khoáng sản có giá trị nhất trong vùng là bô-xít với trữ lượng hàng tỉ tấn (chiếm hơn 90% của cả nước).
Câu 2: Em hãy phân tích các thế mạnh về điều kiện kinh tế - xã hội đối với phát triển các ngành kinh tế ở Tây Nguyên?
Trả lời:
- Tây Nguyên có nguồn lao động dồi dào, tỉ lệ qua đào tạo ngày càng tăng, người dân có nhiều kinh nghiệm trong trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp.
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng được hoàn thiện, công nghiệp khai thác và chế biến được đầu tư về vốn, công nghệ.
- Nhiều chủ trương, chính sách, chương trình và dự án đầu tư phát triển ở Tây Nguyên đang góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
- Vùng có tài nguyên du lịch văn hoá đặc sắc, độc đáo gắn với đặc trưng của cộng đồng các dân tộc như: lễ hội, làng nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, đan lát,...). Đặc biệt, Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Câu 3: Phân tích tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên?
Trả lời:
Câu 4: Phân tích tình hình phát triển, phân bố lâm nghiệp và bảo vệ rừng ở Tây Nguyên?
Trả lời:
Câu 5: Trình bày tình hình phát triển và phân bố thủy điện của vùng?
Trả lời:
Câu 6: Phân tích tình hình phát triển và phân bố khai thác bô-xít của Tây Nguyên?
Trả lời:
Câu 7: Phân tích sự phát triển và phân bố du lịch của vùng?
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (1 CÂU)
Câu 1: Em hãy so sánh thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây nguyên?
Trả lời:
a) Giống nhau:
- Đều có những loại khoáng sản trữ lượng khá lớn hoặc có giá trị kinh tế cao.
- Đều có tiềm năng lớn về thủy điện.
- Đều có điều kiện đất trồng và khí hậu để phát triển sản xuất cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm.
b) Khác nhau:
- Khoáng sản:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều loại khoáng sản, gồm cả khoáng sản kim loại (sắt, man-gan, ti-tan, crôm, đồng, thiếc, chì – kẽm, vàng,...) và phi kim loại (a-pa-tit, phôt-pho-rit,...)
+ Tây Nguyên có chủ yếu là bô-xit với trữ lượng hàng tỉ tấn.
- Tiềm năng thủy điện:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có tiềm năng thủy điện lớn nhất cả nước, tập trung lớn trên sông Hồng và sông Đà.
+ Tây Nguyên có tiềm năng thủy điện lớn thứ hai cả nước tập trung chủ yếu trên các hệ thống sông Sê San, Sr êpôk,...
- Nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: Có nguồn nguyên liệu dồi dào từ cây công nghiệp lâu năm nguồn gốc cận nhiệt đới (chè), cây dược liệu, cây rau thực phẩm, trái cây,...
+ Tây Nguyên: Có thế mạnh về tài nguyên rừng (diện tích rừng lớn và nhiều loại gỗ, lâm sản quý) tạo khả năng phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản; có nguồn nguyên liệu dồi dào từ cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới (cà phê, hồ tiêu,...).
4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)
Câu 1: Tại sao cần phải có liên kết giữa các vùng (hoặc lãnh thổ) trong việc phát triển kinh tế? Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ có mối liên kết kinh tế như thế nào?
Trả lời:
- Liên kết vùng (hoặc lãnh thổ)
+ Vùng tuy có sự thống nhất về điều kiện phát triển nhưng mỗi vùng hoặc mỗi địa phương trong vùng có thế mạnh riêng về tự nhiên, dân cư, xã hội,...cần liên kết để hỗ trợ nhau phát triển.
+ Liên kết vùng để tạo nên sức mạnh chung (về vốn, lao động, tài nguyên, kĩ thuật công nghệ, thị trường,...) phát triển kinh tế mỗi vùng.
- Mối liên hệ kinh tế giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ:
+ Tây Nguyên: có thể cung cấp cho Duyên hải Nam Trung Bộ: lâm sản, rau quả ôn đới và cận nhiệt, sản phẩm cây công nghiệp lâu năm (cà phê, hồ tiêu,...); du lịch sinh thái rừng,...
+ Duyên hải Nam Trung Bộ có thể cung cấp cho Tây Nguyên : thủy sản, du lịch sinh thái biển, cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên,..
--------------------------------------
---------------------Còn tiếp----------------------
=> Giáo án Địa lí 12 Cánh diều bài 23: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên